Kiến thức

KuCoin Token Giá

KuCoin Token là gì?

KuCoin là nền tảng giao dịch spot với nhiều tài sản số và tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum, NEO, EOS, Tether,… KuCoin Token (KCS) là token gốc của sàn KuCoin, được tạo dưới dạng token chuẩn ERC20 trên blockchain Ethereum. Khi sử dụng KCS, khách hàng có thể thanh toán phí giao dịch với mức chiết khấu và tham gia nhiều hoạt động trên sàn. KCS là token tiện ích cho phép người dùng hưởng lợi từ các dịch vụ và sự phát triển của sàn.

Lược sử KuCoin Token

KuCoin được ra mắt vào năm 2017, là sàn giao dịch tiền mã hóa, và tự miêu tả mình là sàn giao dịch hỗn hợp – kết hợp giữa sàn giao dịch có kiểm soát và sàn phi tập trung với mục tiêu dài hạn là chuyển đổi sang cơ chế phi tập trung hoàn toàn. Hiện nay, Kucoin hoạt động theo cấu trúc tập trung, với mô hình tận dụng ưu thế từ các sàn giao dịch tài sản truyền thống như có đội ngũ pháp lý và rủi ro chuyên biệt. Các nhóm này làm việc dựa trên kiểm soát nội bộ và đánh giá giữa các bộ phận để giảm thiểu hành vi gian lận trên nền tảng. CEO Kucoin hiện nay là Johnny Lyu.

Từ ngày 15/8/2017 đến ngày 1/9/2017, KuCoin đã tổ chức đợt mở bán token KuCoin Shares (KCS). Sàn tạo ra tổng cộng 200 triệu token KCS và 100 triệu đã bán hết trong đợt này. Những người sáng lập KuCoin được phân bổ 70 triệu KCS, tương đương 35% tổng cung và bị khóa theo thời hạn phân bổ. Sàn cũng phân bổ 50 triệu KCS, tương đương 25% tổng cung, để bán trong vòng 2 năm – từ ngày 2/9/2018 đến ngày 2/9/2021. Các nhà đầu tư ban đầu, những người có ảnh hưởng và đội ngũ cố vấn tổng cộng nhận được 30 triệu KCS, tương đương 15% tổng cung và bị khóa cho đến ngày 2/9/2019.

Chuyên gia chia sẻ  Download Phần Mềm Lập Trình Code::Block v17.12 – Hướng Dẫn Cài Đặt

Vào tháng 1/2021, KuCoin đã nâng cấp hợp đồng thông minh nhằm mục đích tích hợp token vào nhiều phần của hệ sinh thái blockchain hơn, từ tài chính phi tập trung (DeFi) đến sàn giao dịch phi tập trung (DEX),…

Cách thức hoạt động của KuCoin Token

KuCoin là một sàn giao dịch tiền mã hóa cho phép người dùng mua, giao dịch và lưu trữ nhiều đồng crypto khác nhau. Người dùng giao dịch trên sàn KuCoin thông qua giao diện web và ứng dụng di động. KuCoin cũng cung cấp các dịch vụ lưu ký và phi lưu ký; khách hàng có thể giữ tài sản trực tiếp trên sàn hoặc liên kết ví của bên thứ ba với sàn và giao dịch trực tiếp từ ví đó. Trong quá trình hoạt động của mình, KuCoin đã mở rộng thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Để tăng cường tính kinh tế cho KCS, KuCoin thực hiện kế hoạch mua lại và đốt token thường xuyên. Theo đó, sàn dự định mua lại và đốt 50% (100 triệu token) tổng cung. Về mặt dài hạn, Kucoin đặt mục tiêu đạt được tổng cung cố định là 100 triệu KCS sau khi hoàn tất kế hoạch mua lại. Số tiền được sử dụng để thực hiện mua lại đến từ 10% phí giao dịch thu được trên sàn. Tính đến tháng 5/2022, tổng cung KCS đang ở dưới mức 146 triệu token.

Vì mục đích bảo mật, KuCoin sử dụng nhiều ví với các mức độ bảo mật khác nhau, tùy thuộc vào khoảng thời gian giao dịch. Các giao dịch vi mô xảy ra bằng cách sử dụng mạng lưới riêng, đa tường lửa dựa trên Amazon Web Services. Nhân viên KuCoin nhận được một mã cypher duy nhất để rút tiền từ ví. Ngoài ra, tài sản dài hạn của sàn được ngân hàng lưu giữ và cần nhiều chữ ký thông qua các khóa cá nhân riêng biệt mới có thể truy cập được.

Chuyên gia chia sẻ  Protocol là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về giao thức mạng

Kucoin Token được dùng làm gì?

KCS là token gốc của sàn KuCoin, người dùng sử dụng KCS để giảm 20% phí giao dịch. Người nắm giữ KCS cũng có thể tham gia các đợt mở bán token mới trên KuCoin Spotlight và dòng sản phẩm kiếm tiền từ KuCoin Earn.

KCS khác biệt với các đồng token sàn khác nhờ vào cơ chế khuyến khích cho người nắm giữ, gọi là KCS Bonus. Người dùng nắm giữ ít nhất 6 token KCS sẽ được nhận tiền thưởng hàng ngày, được phân phối từ 50% doanh thu phí giao dịch hàng ngày của KuCoin và phân chia theo tỷ lệ KCS mà người dùng nắm giữ.

Ngoài ra, KCS đã và đang mở rộng tính ứng dụng của mình khi trở thành phương thức thanh toán trên nhiều nền tảng khác ngoài KuCoin, như trang web đặt phòng khách sạn Travala; nền tảng chơi game PlayGame, BetProtocol và Splinterlands; hay các dịch vụ thanh toán SwirlPay, Pundi X và CoinPayments; cùng nhiều dịch vụ khác.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button