Phương pháp tăng giảm khối lượng
I. Lý thuyết phương pháp tăng giảm khối lượng
- Trong phản ứng hóa học khi chuyển từ chất này thành chất khác, khối lượng các chất có thể tăng hoặc giảm do khối lượng mol phân tử của các chất đó khác nhau. Dựa vào sự tăng giảm khối lượng của các chất ta có thể tìm được số mol các chất đó.
- Sự tăng hoặc giảm khối lượng của các chất có mối quan hệ với số mol các chất đó.
- Có thể dùng phương pháp tăng giảm khối lượng thay cho phương pháp bảo toàn khối lượng để giải bài tập nhanh hơn (tuy nhiên khó hiểu hơn đối với một số HS).
- Dấu hiệu: Đề bài cho khối lượng, mối quan hệ khối lượng giữa các chất trong phản ứng hóa học.
- Các phản ứng thường áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
- Phản ứng kim loại tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng
R + HX – muối + H2
∆m tăng = mgốc axit = mmuối – mKL (ngốc axit = naxit)
-
- Phản ứng kim loại A tác dụng với muối của kim loại B
A + muối B – muối A + B
-
-
- MA > MB sau phản ứng khối lượng thanh KL A tăng (VD:…)
- MA < MB sau phản ứng khối lượng thanh KL A giảm (VD:…)
- Phản ứng muối cacbonat (hiđro cacbonat) tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng
-
∆m tăng = mmuối clorua – mmuối cacbonat = 11nCO2 (VD: …)
∆m tăng = mmuối sunfat – mmuối cacbonat = 36nCO2 (VD: …)
-
- Phản ứng oxit kiam loại tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng
- Phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
- mkết tủa > mCO2 khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu mdd giảm = mkết tủa – mCO2
- mkết tủa < mCO2 khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu mdd giảm = mCO2 – mkết tủa
- Phản ứng CO/H2 tác dụng với oxit kim loại
- m hỗn hợp khí tăng = mchất rắn giảm = moxi trong oxit phản ứng
II. Vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
VD1: Ngâm một thanh magie vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toànthì khối lượng thanh magie tăng hay giảm bao nhiêu gam? (ĐS: 0,2(64-24)=8g)
Tính nhanh n = Δm/ΔM thay số 0,2 = Δm/(64-24) => Δm = 0,2.(64-24) = 8 gam
VD2: Ngâm một lá kẽm vào 300ml dung dịch FeSO4 0,05M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toànthì khối lượng lá kẽm tăng hay giảm bao nhiêu gam? (ĐS: 0,3.0,05(65-56)=0,135g)
Tính nhanh n = Δm/ΔM thay số 0,2 = Δm/(65-56) => Δm = 0,2.(65-56) = 0,135 gam
VD3: Ngâm một lá nhôm trong 150 ml CuSO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng lá nhôm tăng hay giảm bao nhiêu gam. (ĐS: 6,9 gam)
Tính nhanh n(CuSO4):3 = Δm/ΔM (vì hệ số của CuSO4 trong phương trình là 3)
thay số 0,15:3 = Δm/(3.64-2.27)
=> Δm = 0,05.(3.64-2.27) = 6,9 gam
VD4: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Tính khối lượng đồng bám trên lá sắt biết khối lượng lá sắt tăng 1,2 gam. (ĐS: 9,6 gam)
Tính nhanh n(Cu) = Δm/ΔM thay số n(Cu) = 1,2/(64-56) = 0,15 => m (Cu) = 0,15.64 = 9,6 gam
VD5: Ngâm một thanh magie trong dung dịch AgNO3. Tính khối lượng bạc bám trên thanh magie biết khối lượng thanh magie tăng 15,36 gam. (ĐS: 17,28 gam)
Tính nhanh n(Ag):2 = Δm/ΔM (Vì hệ số của Ag trong phương trình là 2)
thay số n(Ag) = 2.(15,36/(2.108-24) = 0,16
=> m (Cu) = 0,16.108 = 17,28 gam
VD6: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa 5,64 gam Cu(NO3)2 và 3,4 gam AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng thanh Zn tăng hay giảm bao nhiêu gam biết tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh Zn. (ĐS: 1,48 gam)
Nhúng thanh Zn vào dd AgNO3 thì khối lượng tăng Δm1 gam
n(AgNO3) : 2 = Δm1/ΔM => Δm1 = (0,02:2).(2.108-65) = 1,51 gam
Nhúng thanh Zn vào dd Cu(NO3)2 thì khối lượng giảm Δm2 gam
n(Cu(NO3)2) = Δm2/ΔM => Δm2 = 0,03.(65-64) = 0,03 gam
Δm1 > Δm2 => Khối lượng thanh Zn tăng 1,51 – 0,03 = 1,48 gam
III. Bài tập áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
● Bài tập phương pháp tăng giảm khối lượng dành cho học sinh lớp 10
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 7,23 gam. B. 7,33 gam. C. 4,83 gam. D. 5,83 gam.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2012)
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 1,79. B. 5,60. C. 2,24. D. 4,48.
(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2013)
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit HCl 0,2M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là :
A. 6,81 gam. B. 4,76 gam. C. 3,81 gam. D. 5,56 gam.
Câu 4: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Số mol các chất trong hỗn hợp đầu là :
A. 0,08 mol. B. 0,06 mol. C. 0,03 mol. D. 0,055 mol.
Câu 5*: Có hỗn hợp gồm NaI và NaBr. Hòa tan hỗn hợp vào nước. Cho brom dư vào dung dịch. Sau khi phản ứng thực hiện xong, làm bay hơi dung dịch, làm khô sản phẩm, thì thấy khối lượng của sản phẩm nhỏ hơn khối lượng hỗn hợp 2 muối ban đầu là m gam. Lại hòa tan sản phẩm vào nước và cho clo lội qua cho đến dư. Làm bay hơi dung dịch và làm khô chất còn lại người thấy khối lượng chất thu được lại nhỏ hơn khối lượng muối phản ứng là m gam. Thành phần phần trăm về khối lượng của NaBr trong hỗn hợp đầu là :
A. 3,7%. B. 4,5%. C. 7,3%. D. 6,7%.
Câu 6: Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc. Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là :
A. 9,375%. B. 10,375%. C. 8,375%. D.11,375%.
Câu 7: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là :
A. 17,0 gam. B. 13,1 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2008)
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là :
A. 90,27%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 12,67%.
(Đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2007)
Câu 9: Lấy 2 thanh kim loại M hoá trị II. Thanh 1 nhúng vào 250 ml dung dịch FeSO4; thanh 2 nhúng vào 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh 1 tăng 16 gam, thanh 2 tăng 20 gam. Biết nồng độ mol/l của 2 dung dịch ban đầu bằng nhau. Vậy M là :
A. Mg. B. Ni. C. Zn. D. Be.
Câu 10*: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCla tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCla. Công thức của muối XCla là :
A. FeCl3. B. CuCl3. C. CrCl3. D. ZnCl2.
● Bài tập phương pháp tăng giảm khối lượng dành cho học sinh lớp 11
Câu 11: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Phần trăm khối lượng các chất trong A là :
A. = 75%, = 25%. B. = 50,38%, = 49,62%.
C. = 49,62%, = 50,38%. D. = 25%, = 75%.
Câu 12: Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại R và M vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion có trong dung dịch X, người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m là :
A. 6,36 gam. B. 6,15 gam. C. 9,12 gam. D. 12,3 gam.
Câu 13*: Có một cốc đựng m gam dung dịch HNO3 và H2SO4. Hoà tan hết 3,64 gam kim loại M (có hoá trị không đổi) vào dung dịch trong cốc thì thu được 2,1504 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí NO2 và X. Sau phản ứng, khối lượng các chất trong cốc giảm 1,064 gam. Kim loại M là :
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn.
Câu 14: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2009)
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 29,6 gam một muối nitrat kim loại, sau phản ứng thu được 8 gam oxit kim loại. Công thức của muối nitrat là
A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Pb(NO3)2. D. Mg(NO3)2.
(Đề thi thử đại học lần 4 – THPT Chuyên – Đại học Vinh, năm học 2010 – 2011)
Câu 16*: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là
A. C3H4. B. CH4. C. C2H4. D. C4H10.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2012)
Câu 17: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên ?
A. 5. B. 4. C. 6. D. 2.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2011)
Câu 18: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOH.
C. HCCCOOH. D. CH3CH2COOH.
(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2007)
Câu 19: Cho 24,4 gam hỗn hợp gồm axit axetic, axit fomic, glixerol, ancol etylic tác dụng với Na dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là:
A. 31 gam. B. 37,6 gam. C. 23,8 gam. D. 25 gam.
(Đề thi thử Đại học lần 2 – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm học 2010 – 2011)
Câu 20*: Cho m gam hỗn hợp axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ m, a, b là:
A. 9m = 20a – 11b. B. 3m = 22b – 19a. C. 8m = 19a – 11b. D. m = 11b – 10a.
(Đề thi thử đại học lần 3 – THPT Chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội, năm học 2011 – 2012)
● Bài tập phương pháp tăng giảm khối lượng dành cho học sinh lớp 12
Câu 21: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:
A. 110,324 gam. B. 108,107 gam. C. 103,178 gam. D. 108,265 gam.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm học 2010 – 2011)
Câu 22: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
A. HCOOH3NCH=CH2. B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4. D. H2NCH2COOCH3.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2008)
Câu 23: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:
A. C4H10O2N2. B. C4H8O4N2. C. C5H9O4N. D. C5H11O2N.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2009)
Câu 24*: Cho 0,16 mol axit A phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch HCl 1M, thu được 22,32 gam muối. Mặt khác, cho 1,03 gam A phản ứng vừa với dung dịch KOH, thu được 1,41 gam muối khan. Số CTCT của A là:
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 25: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 2,16 gam. B. 0,84 gam. C. 1,72 gam. D. 1,40 gam.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2009)
Câu 26: Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam oxit. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp A là :
A. 35%. B. 30%. C. 70%. D. 65%.
Câu 27: Cho 50 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4, thu được m gam chất rắn A, dung dịch B chứa 12 gam muối và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là :
A. 45,2. B. 57,2. C. 64. D. 66,2.
Câu 28: Cho 19,2 gam hỗn hợp Fe3O4, FexOy tác dụng với vừa hết 180 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng), thu được dung dịch X. Khối lượng muối có trong X là :
A. 30,4. B. 24. C. 48. D. 52.
(Đề thi thử Đại học – THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định, năm học 2012 – 2013)
Câu 29*: Hòa tan hết 26,43 gam hỗn hợp bột A gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 795 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,368 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
A. 95,92 gam. B. 86,58 gam. C. 100,52 gam. D. 88,18 gam.
Câu 30*: Chia 9,6 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau : Phần 1 phản ứng với 100 ml dung dịch HCl x (mol/l), cô cạn hỗn hợp thu được 8,1 gam chất rắn. Phần 2 phản ứng với 200 ml dung dịch HCl x (mol/l), cô cạn hỗn hợp thu được 9,2 gam chất rắn. Giá trị của x và phần trăm về khối lượng CuO tương ứng là
A. 1,2 và 33,33%. B. 0,5 và 33,33%. C. 0,5 và 66,66%. D. 1,2 và 66,66%.
(Đề thi dự bị tuyển sinh Đại học khối B năm 2012)
Câu 31: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối M2CO3 và RCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là :
A. 16,33 gam. B. 14,33 gam. C. 9,265 gam. D. 12,65 gam.
Câu 32: Hòa tan hết 23,2 gam hỗn hợp rắn X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng, dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 45,2 gam muối khan. Nếu khử hoàn toàn lượng X trên sẽ thu được bao nhiêu gam sắt?
A. 11,6. B. 11,2.C. 16,8. D. 12,8.
(Đề thi thử đại học lần 4 – THPT Chuyên – Đại học Vinh, năm học 2011 – 2012)
Câu 33: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A.Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là
A. 47,8%. B. 64,3%. C. 35,9%. D. 39,1%.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Chuyên Bắc Ninh, năm học 2009 – 2010)
Câu 34: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 58,2%. B. 52,8%. C. 41,8%. D. 47,2%.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2009)
Câu 35: Sau khi chuyển một thể tích khí oxi thành ozon thì thấy thể tích giảm đi 5 ml (biết các thể tích đo ở cùng điều kiện). Thể tích oxi đã tham gia phản ứng là bao nhiêu ?
A. 14 ml. B. 16 ml. C. 17 ml. D. 15 ml.
Câu 36*: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian (có xúc tác V2O5) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X bằng 16/13. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp SO3 là
A. 62,5%. B. 75,0%. C. 50,0%. D. 60,0%.
(Đề thi thử đại học lần 2 – THPT Chuyên – Đại học Vinh, năm học 2012 – 2013)
Câu 37: Ngâm một lá Mg kim loại trong dung dịch Cu(NO3)2, sau một thời gian người ta nhận thấy khối lượng của lá kim loại đó tăng 1 gam so với ban đầu. Khối lượng của Cu kim loại đã bám lên bề mặt của lá kim loại đó là (giả thiết rằng toàn bộ Cu bị đẩy ra khỏi muối đã bám hết vào lá Mg kim loại)
A. 1,60 gam. B. 1,28 gam. C. 1,20 gam. D. 2,40 gam.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Chuyên Bắc Ninh, năm học 2008 – 2009)
Câu 38: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là :
A. 32,50. B. 20,80. C. 29,25. D. 48,75.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2011)
Câu 39: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là :
A. 12,8 gam; 32 gam. B. 64 gam; 25,6 gam.
C. 32 gam; 12,8 gam. D. 25,6 gam; 64 gam.
Câu 40: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là :
A. 58,52%. B. 51,85%. C. 48,15%. D. 41,48%.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2011)
Mời các thầy cô và các em download file word tại đây pp3 – tăng giảm khối lượng
Website còn có bài tập trắc nghiệm cho tất cả các chương – chủ đề của cả 3 khối, các thầy cô và các em có thể xem cụ thể từng khối lớp tại các link sau
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
Các phương pháp bảo toàn khác
- Phương pháp bảo toàn khối lượng đầy đủ
- Phương pháp bảo toàn nguyên tố
- Phương pháp bảo toàn khối lượng
- Phương pháp quy đổi este
- Phương pháp giải bài tập điện phân
- Phương pháp đồng đẳng hoá
Hoặc các thầy cô có thể xem các tài liệu khác của website
- Phương pháp tư duy dồn chất xếp hình giải bài tập hóa học hữu cơ
- Tổng hợp bài tâp phương pháp dồn chất xếp hình
- 200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 có đáp án ôn thi TN THPT
- Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
- Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp giáo án chủ đề STEM trong môn hóa học
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học