KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Chứng khoán là một lĩnh vực đầu tư tài chính phổ biến và thu hút được rất nhiều người hiện nay. Số lượng người tham gia đầu tư ngày càng tăng nhưng phần lớn là những nhà đầu tư mới và chưa hiểu rõ các vấn đề liên quan đến chứng khoán. Đặc biệt là những thuật ngữ cơ bản như khối lượng giao dịch, chỉ số cổ phiếu, thanh khoản,…Vì vậy hôm nay hãy cùng theo chân PHS để giải đáp những thắc mắc về khối lượng giao dịch trong chứng khoán nhé.
Khối lượng giao dịch trong chứng khoán?
Volume nếu hiểu theo tiếng Anh là thì là âm lượng, là độ cao thấp của âm thanh nhưng trong chứng khoán đây là thuật ngữ chỉ “khối lượng giao dịch” của các sản phẩm chứng khoán như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…Volume trong chứng khoán nghĩa là khối lượng giao dịch, là tổng số cổ phiếu thực sự được giao dịch (mua và bán) trong ngày giao dịch hoặc khoảng thời gian đã định.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phân biệt rõ giữa “khối lượng giao dịch” và “khối lượng cổ phiếu” đang lưu hành, đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Khối lượng đang lưu hành là số cổ phiếu được sàn chứng khoán niêm yết giao dịch trên thị trường. Còn khối lượng giao dịch là số lượng về nhu cầu bán và mua của các nhà đầu tư. Volume có thể nhỏ hơn so với khối lượng niêm yết hoặc lớn hơn so với khối lượng niêm yết.
Ví dụ về khối lượng giao dịch:
Một cổ phiếu có thể được giao dịch qua lại nhiều lần, nhưng khối lượng – Volume lại được tính trên mỗi giao dịch. Như 500 cổ phiếu A được mua, sau đó bán, sau đó mua lại và sau đó bán lại lần nữa dẫn đến bốn lượt, thì khối lượng đăng ký là 2.000 cổ phiếu, mặc dù 500 cổ phiếu giống nhau có thể đã được phát nhiều lần.
Vậy khi nhìn vào khối lượng giao dịch hay nhìn vào số liệu mà Volume có bạn có thể hiểu ra rất nhiều vấn đề khác nhau, từ số lượng đó có thể hình dung được thị trường cũng như giá của một cổ phiếu đó như thế nào.
1. Thể hiện nhu cầu mua bán chứng khoán nhà đầu tư
Qua khối lượng Volume bạn thống kế được trong khoảng thời gian hay sau một phiên giao dịch nào đó bạn có thể thấy được nhu cầu của người đầu tư hiện nay như thế nào. Ví dụ với mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch mua nhiều thì chứng tỏ nhà đầu tư đang rất quan tâm và kỳ vọng vào sự tăng giá của cổ phiếu đó.
Nhưng nếu như cổ phiếu nào đó có khối lượng giao dịch bán tăng lên nhanh chóng, trong khi đó không có mua thì có khả năng nhà đầu tư đang bán khống, bán tháo cổ phiếu vì nguyên nhân nào đó tác động như cổ phiếu rớt giá, có các thông tin tiêu cực về doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
2. Hỗ trợ xác định xu hướng giá cổ phiếu
Với Volume nó còn giúp mọi người xác định được xu hướng giá, theo quy luật cung cầu thì nếu như nguồn cung thấp hơn cầu thì giá sẽ tăng và ngược lại. Đối với chứng khoán cũng vậy, cụ thể là cổ phiếu nếu như nhu cầu đặt lệnh mua cổ phiếu tăng, khối lượng giao dịch tăng thì giá cổ phiếu sẽ theo đó được đẩy lên.
Trong trường hợp nhu cầu bán tăng cao, khối lượng giao dịch bán tăng trong khi nhu cầu mua không có thì giá sẽ giảm để có thể thanh khoản nhanh chóng và tốt hơn. Qua khối lượng giao dịch chúng ta có thể hình dung được xu hướng của giá nhanh chóng.
3. Hỗ trợ định giá tiềm năng của một cổ phiếu nào đó
Thông qua khối lượng giao dịch Volume trong khoảng thời gian nhất định thì các nhà đầu tư có thể dựa vào yếu tố này để định giá cổ phiếu một cách nhanh chóng
- Khối lượng mua tăng lên: Khi cổ phiếu được định giá cao vì các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng giá của nó, việc đánh giá dựa vào các thông tin họ có được từ tin tức hoặc doanh nghiệp cung cấp.
- Khối lượng bán tăng lên: Khi cổ phiếu đang bị định giá thấp vì các nhà đầu tư lo ngại về việc cổ phiếu này có thể bị mất giá.
Để nắm rõ Volume chứng khoán thì bạn có thể đọc trên các biểu đồ hoặc các bảng giá, thông qua các kết quả chốt khối lượng giao dịch (mua và bán) ở cuối phiên. Thông qua khớp lệnh, dư bán, dư mua bạn đã có thể hình dung cơ bản về khối lượng giao dịch Volume của cổ phiếu bất kỳ trong ngày. Bạn có thể dễ dàng đọc Volume trên biểu đồ bằng các cách sau
-
Kết hợp Volume với giá cổ phiếu, vì nó là 2 yếu tố có sự liên quan chặt chẽ với nhau:
- Trên biểu đồ sẽ xuất hiện giá di chuyển trong phạm vi mở rộng và khối lượng giao dịch (mua và bán) lớn.
- Giá cổ phiếu đang di chuyển trong phạm vi thì bất ngờ chuyển sang giá mới, thì lúc này khối lượng giao dịch sẽ tăng theo. Các nhà đầu tư hãy tập trung bán hoặc mua ở mức giá này vì nó sẽ có nhiều kỳ vọng.
-
Khối lượng giao dịch cao và phạm vi giá di chuyển hẹp:
- Khi phạm vi di chuyển của giá hẹp nhưng khối lượng giao dịch tăng cao thì đây có thể là thời điểm các nhà đầu tư đang mua tích lũy. Các nhà đầu tư sẽ không hoàn toàn đi theo giá để tăng hoặc giảm khối lượng giao dịch.
Nếu bạn muốn sử dụng yếu tố Volume hiệu quả trong giao dịch chứng khoán thì cần phải kết hợp với các yếu tố khác mới có thể nắm bắt được xu hướng của thị trường.
1.Kết hợp Volume với giá cổ phiếu
Như đã nói ở trên thì bạn muốn phân tích chứng khoán hay cổ phiếu một cách hiệu quả thì phải kết hợp với giá cổ phiếu, bởi ở những mốc giá cho khối lượng giao dịch khác nhau, có thể là tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột.
-
Trường hợp 1: Giá đi trước Volume
Đối với giá đi trước khối lượng giao dịch có nghĩa là đa phân nhà đầu tư đang cố tìm một điểm vào lệnh thích hợp để chốt lời hoặc cắt lỗ. Tại mức giá nào đó mà theo tình hình hiện tại nó có lợi cho đại đa số thì khối lượng mua hoặc bán lúc đó sẽ tăng lên.
-
Trường hợp 2: Giá đi sau Volume
Theo sau sự tăng lên về Volume của một cổ phiếu nào đó là sự tăng lên hay giảm xuống của giá. Đơn giản khi khối lượng cổ phiếu nào đó tăng lên bất ngờ thì song song với đó là giá cổ phiếu cũng tăng lên. Hoặc khi khối lượng cổ phiếu nào đó giảm do bán tháo thì giá ngay sau đó sẽ giảm xuống nhanh chóng.
2. Phân tích Volume với tin tức liên quan
Để có thể hiểu được nguyên nhân vì sao khối lượng giao dịch thay đổi đột ngột, có sự bứt phá về mua và bán nào đó thì bạn phải kết hợp nó với tin tức.
Với một tin tức có lợi, tốt cho cổ phiếu thì theo sau đó là sự tăng lên về Volume và nếu với tin tức tiêu cực thì ngay sau đó sẽ có sự tăng lên về khối lượng giao dịch bán. Vậy nên dựa trên thông tin đó bạn có thể xác định được Volume như thế nào, hoặc có thể dựa vào khối lượng giao dịch bạn có thể hình dung được nhiều vấn đề về cổ phiếu mình đang nắm giữ, nên mua hay bán sẽ thích hợp hơn.
Như vậy thông qua những chia sẻ trên, bạn đã có thể hiểu rõ khối lượng giao dịch trong chứng khoán là gì và những ý nghĩa cơ bản của nó. Vì đây là một trong những yếu tố có sự tác động mạnh đến giá cả cổ phiếu nên việc tìm hiểu rõ là điều cần thiết cho nhà đầu tư. Nếu bạn muốn tham gia vào thị trường chứng khoán nhưng không biết bắt đầu như thế nào thì hãy đến ngay với PHS. Với đội ngũ phân tích thị trường chứng khoán dày dặn kinh nghiệm thì PHS sẽ là điểm dựa vững chắc cho con đường đầu tư tài chính của bạn.