Kiến thức

Nhiều cạm bẫy khi đầu tư tiền ảo

Nhiều cạm bẫy khi đầu tư tiền ảo Nguồn: Công an TP. Hà Nội. Đồ họa: Văn Chung

Khuynh gia bại sản vì đầu tư tiền ảo

Theo cơ quan chức năng, nhiều người nhận biết được hậu quả, rủi ro khi tham gia các sàn tiền ảo. Thế nhưng, vẫn không ít người bị lừa vì tham gia các sàn tiền ảo, thậm chí có cả công chức, viên chức, những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính. Cơ quan công an đã từng triệt phá nhiều vụ tiền ảo lớn như: Forex, MyAladdinz, Lion Group, Wefitnex, Coolcat…

Tiền ảo, tiền mã hoá không được công nhận

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần phát đi thông điệp: Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi không đúng với pháp luật hiện hành.

Theo Thượng úy Trịnh Công Anh – Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Hà Nội, các sàn tiền ảo chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép. Mọi hình thức kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý. Công an TP. Hà Nội cảnh báo tới người dân về hoạt động kinh doanh của các sàn giao dịch tiền ảo theo như quảng cáo, mời chào theo phương thức đa cấp với lời hứa đạt lợi nhuận cao, nhưng lại an toàn không mất vốn, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian… đều có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điển hình như ứng dụng đầu tư tiền ảo có tên Token Pocket. Bằng nhiều chiêu trò, các đối tượng sở hữu app này dẫn dụ, lôi kéo, thu hút hàng chục nghìn người tham gia đầu tư. Còn nhóm những nạn nhân, người ít thì mất vài tỷ đồng, người nhiều mất tới 2 – 3 triệu USD.

Chuyên gia chia sẻ  Giá thực hiện (Strike Price) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Một điểm chung của các vụ lừa đảo qua sàn tiền ảo là các tên miền những sàn giao dịch này sử dụng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sau khi đã lừa được một lượng người nhất định, các nhóm này sẽ chuyển sang một tên miền khác và cho sàn cũ ngừng hoạt động để ngăn cản hoạt động điều tra, truy vết của các cơ quan chức năng. Nhiều nạn nhân đã khuynh gia bại sản, thậm chí tổn hại đến sức khỏe.

Điển hình, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Hoành để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo tài liệu cơ quan chức năng, Nguyễn Văn Hoành với chức danh là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần HP102 Việt Nam, đã đứng ra nhận mua hộ thiết bị quảng cáo cho khách hàng để khách đầu tư cho Công ty cổ phần HP102 Việt Nam thuê hoạt động kinh doanh. Hiện đã xác định số tiền khách hàng đã nộp vào tài khoản cá nhân của Nguyễn Văn Hoành trong 2 năm 2019 và 2020 là gần 60 tỷ đồng, mục đích để đầu tư mua thiết bị quảng cáo cho Công ty cổ phần HP102 Việt Nam thuê.

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hoành không mua thiết bị quảng cáo như thỏa thuận, mà dùng tiền vào đầu tư ngoại hối (Forex) và các mục đích cá nhân khác. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hoành khai nhận, do đầu tư thua lỗ nên tính chuyện lừa đảo.

“Những cá nhân tham gia đầu tư tiền ảo và đầu tư vào sàn giao dịch tiền ảo là đang tiếp tay cho các hoạt động vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý – Thượng uý Trịnh Công Anh cảnh báo.

Chuyên gia chia sẻ  SWIFT Code là gì? Cập nhật mã SWIFT/BIC Code tương ứng với các ngân hàng của Việt Nam

Cần tỉnh táo để không tự “đưa đầu vào rọ”

Nhiều cạm bẫy khi đầu tư tiền ảo Ảnh minh họa.

Có thể nói, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường tiền điện tử, tiền ảo với những công nghệ mới, đánh vào lòng tham khi trả lãi rất cao, nhiều đường dây lừa đảo đã hình thành và tung hoành khắp nơi.

Tiền ảo, tiền điện tử là loại hình đầu tư chưa được công nhận về mặt pháp lý tại Việt Nam, không có cơ quan quản lý chuyên trách, cũng như quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Theo ông Nguyễn Nhật Khánh – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư tại CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý gia sản FIDT phân tích, nhà đầu tư có thể gánh chịu rủi ro mất vốn rất cao nếu mua bán trên các sàn giao dịch ở nước ngoài. Việc chuyển đổi tiền tệ cũng tốn kém và mang nhiều phiền phức. Rủi ro lớn nhất của loại hình đầu tư tiền ảo là biến động giá. Nhiều giai đoạn tiền “bốc hơi” 20 – 30% giá trị trong ngày. Đây là ngưỡng mà không phải nhà đầu tư nào cũng có thể chịu được. Bên cạnh đó, thị trường Bitcoin là loại hình còn khá mới mẻ về độ dài tồn tại và có sự biến động giá trị không giới hạn. Do đó, không phải đồng tiền nào cũng có thanh khoản giao dịch, tức là có thể mua bán trên thị trường.

Các vụ lừa đảo tương tự đang gia tăng nhanh chóng. Lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc truy vết và xử lý loại tội phạm công nghệ cao này. Tiền ảo là khái niệm dễ bị nhầm lẫn với tiền điện tử và tiền kỹ thuật số. Đây là một trong những lý do khiến nhiều người dễ bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Đồng quan điểm nêu trên, Thượng úy Trịnh Công Anh, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla cho biết, hiện nay tất cả các loại tiền ảo tại Việt Nam chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận. Do vậy, mọi vấn đề phát hành hay lưu hành tiền kỹ thuật số tại Việt Nam đều không phù hợp pháp luật Việt Nam. Những người bỏ tiền ra mua các đồng tiền ảo sẽ không được Nhà nước bảo hộ, nên trong trường hợp có rủi ro thì nguy cơ mất trắng rất cao.

Chuyên gia chia sẻ  Facebook cấm tất cả quảng cáo Bitcoin, ICO và tiền ảo

Về phần người bán thì đang vi phạm pháp luật, bởi Ngân hàng Nhà nước chưa cho lưu hành. Nếu như trong trường hợp người bán sử dụng đồng tiền này vào mục đích khác như: chuyển tiền ra nước ngoài thì không có sự can thiệp của Nhà nước. Nhưng, trong trường hợp mà không trả lại được nhà đầu tư thì rõ ràng là có dấu hiệu gian dối. Ngoài ra, nếu người bán mà sử dụng tiền của nhà đầu tư vào mục đích cá nhân thì đó là hành vi chiếm đoạt. Bởi người mua bỏ tiền ra, nhưng đồng tiền lại không đảm bảo được theo pháp luật Việt Nam”.

Nhằm ngăn chặn hình thức lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân tuyệt đối cảnh giác với các lời mời chào đầu tư có lãi suất cao bất thường so với thị trường, cùng với các khoản phí không rõ ràng. Tìm hiểu kỹ về phía chủ quản, công ty quản trị trước khi đầu tư. Đồng thời tăng cường kiến thức về tài chính, đầu tư; nếu cảm thấy không chắc chắn, hãy tham khảo đánh giá của chuyên gia tài chính, hoặc luật sư để có thể đưa ra quyết định thông minh, an toàn và tránh rủi ro lừa đảo. Nếu gặp phải tình huống nghi ngờ lừa đảo, đừng ngần ngại liên hệ với cơ quan công an để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời./.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button