Dầu Krill là gì? Tác dụng của dầu Krill đối với sức khỏe
Dầu Krill là một loại tinh dầu đang dần xuất hiện như một lựa chọn khác thay thế cho dầu cá. Tuy nhiên, những kiến thức về dầu Krill khá mới mẻ, nhiều người còn cảm thấy dầu Krill là một cái tên khá xa lạ. Vậy dầu Krill là dầu gì? Hàm lượng dinh dưỡng của dầu Krill ra sao và tác dụng của dầu Krill đối với sức khỏe là gì?
Dầu Krill là dầu gì?
Dầu Krill hay còn gọi là dầu nhuyễn thể, đây là một loại chất giúp bổ sung dinh dưỡng đang ngày càng được nhiều chị em nội trợ lựa chọn cho gia đình. Loại dầu này được xem là một sự lựa chọn mới có thể thay thế cho dầu cá trong việc cung cấp cho cơ thể một lượng omega 3.
Giống như dầu cá, thì dầu nhuyễn thể có chứa axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), đây là hai loại chất béo quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất. Đặc biệt hơn nữa, khi đáp ứng đủ nhu cầu về lương chất béo cần thiết bạn sẽ đảm bảo được những chức năng khác của cơ thể và liên quan đến nhiều các lợi ích của sức khỏe.
Theo các chuyên gia, việc bổ sung DHA và EPA là khi cơ thể chưa có đủ lượng chất béo cần thiết, hoặc do những sở thích ẩm thực khác nhau hay các vấn đề sức khỏe cá nhân. Thì việc dùng dầu Krill sẽ được đánh giá cao hơn dầu cá do khả năng hấp thụ. Tuy nhiên, vẫn nên tiến hành các cuộc nghiên cứu khác nhau để có thể xác nhận thêm về điều này.
Dù vậy thì dầu nhuyễn thể vẫn là một nguồn dinh dưỡng tốt, mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe.
Tác dụng của dầu Krill đối với sức khỏe
Những lợi ích quan trọng mà dầu Krill có thể cung cấp cho cơ thể chính là:
Giảm viêm
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng lượng omega 3 có trong dầu Krill có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến chứng viêm trong cơ thể như viêm đại tràng, viêm dạ dày. Hơn nữa, dầu Krill còn có thể hỗ trợ giảm đau, đặc biệt là đau do cứng khớp và viêm khớp dạng thấp.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, omega 3 như một biện pháp giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Và dầu nhuyễn thể được cho là có khả năng ngăn ngừa các cơn đau tim hay đột quỵ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp huyết áp và lượng chất béo trung tính. Cả hai yếu tố này đều có nguy cơ gây nên bệnh tim, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
Giảm nguy cơ mắc ung thư và chống oxy hóa
Trên thực tế, chất chống oxy hóa sẽ có khả năng hạn chế sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào ung thư. Và chất chống oxy hóa trong dầu Krill sẽ có khả năng giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết cực kì hiệu quả mà các chuyên gia khuyến cáo nên dùng. Hơn nữa, theo các đánh giá khác liên quan đến loại dầu này thì astaxanthin có thể hỗ trợ cho tình trạng lão hóa trên da, ngăn ngừa da chảy xệ.
Tốt cho não bộ
Trong dầu Krill có chứa nhiều dưỡng chất có khả năng giúp hỗ trợ cho sự phát triển của não bổ. DHA có trong loại dầu này sẽ rất tốt cho sự phát triển và tái tạo của các tế bào não, giúp bạn điều chỉnh được tâm trạng và các hành vi của bản thân. Không những thế carotene có khả năng vượt trội trong việc giúp bảo vệ não khỏi các gốc tự do, từ đó giúp bạn nâng cao cao hiệu suất trong công việc.
Bổ mắt
Theo các nguyên cứu được thực hiện, ở những phụ nữ ăn ít omega 3 thường sẽ có khả năng gặp các vấn đề về mắt như đau mắt và thị lực kém hơn những phụ nữ bổ sung đầy đủ omega 3 từ những thực phẩm khác nhau. Dầu Krill sẽ là lựa chọn lý tưởng cho việc ngăn ngừa thoái hóa tại điểm vàng và giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể, bảo vệ mắt khỏi những tác động từ môi trường như các tia tử ngoại, khói bụi…
Những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu Krill
Không thể phủ nhận những lợi ích và công dụng hữu ích mà dầu Krill có thể đem lại cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng không vì thế mà bạn quá lạm dụng loại dầu này. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng dầu Krill:
- Dầu Krill không phải là thuốc, nó chỉ có khả năng hỗ trợ giúp bạn hoàn thành quá trình điều trị cùng với những chất dinh dưỡng khác.
- Không nên sử dụng đối với bệnh nhân bị dị ứng hải sản, đặc biệt là cá hoặc tôm.
- Dầu Krill có thể làm chậm khả năng đông máu, vì vậy có thể làm lượng máu chảy nhiều hơn khi bị thương cũng như là sau khi phẫu thuật. Cho nên bạn hãy lưu ý hơn khi sử dụng dầu Krill sau phẫu thuật.
- Nên ngừng sử dụng dầu Krill nếu thấy những bất thường đối với cơ thể. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng loại dầu này.
Có thể thấy những dưỡng chất có trong dầu Krill có thể dùng để thay thế cho dầu cá thông thường. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người mà lượng dầu sử dụng có thể sẽ khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo các chuyên gia tư vấn sức khỏe về kết hợp dầu Krill vào các món ăn hay sử dụng với liều lượng phù hợp.
Xem thêm:
- Tinh dầu hồi là gì? Công dụng của tinh dầu hồi
- Tinh dầu tía tô: Lợi ích sức khỏe và cách sử dụng hiệu quả