Kiến thức

“Nữ hoàng chấm bi” Yayoi Kusama và “mối tình sâu sắc” với Thiên nhiên

Cuối năm ngoái, “Kusama: Cosmic Nature”, cuộc triển lãm độc đáo tại Vườn Bách Thảo New York (NYBG), đã mở ra một cái nhìn mới mẻ về “mối tình” sâu sắc giữa Kusama và Mẹ thiên nhiên.

06.01.2021 by L’Officiel Vietnam

Yayoi Kusama là nghệ sĩ huyền thoại – một biểu tượng sống trên toàn cầu. Bà là nhân vật tiên phong mở đường cho chủ nghĩa tối giản, pop-art, nghệ thuật trình diễn, và nghệ thuật sắp đặt-tương tác. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Yayoi Kusama gắn liền với quả bí ngô, hoa, chấm bi, gương kính,… diễn giải những ý tưởng về sự tự diệt vong, nỗi sợ hãi và tính vô hạn,…

Yayoi Kusama, New York, 1964. Estate of Evelyn Hofer/Getty Images. Nguồn: Sothebys.com

Mặc dù thế giới báo chí đã có nhiều bài viết về căn phòng gương vô cực, căn bệnh tâm thần cùng ý chí vươn lên trở thành ngôi sao hàng đầu trong thị trường nghệ thuật quốc tế, nhưng niềm đam mê vĩnh cửu mà Kasuma dành cho thiên nhiên lại chưa được khám phá dù đó là yếu tố quan trọng định hình nên con đường nghệ thuật của bà.

“Kusama: Cosmic Nature”, triển lãm được mong đợi tại Vườn Bách Thảo New York (NYBG), cuối cùng cũng mở cửa đón công chúng từ ngày 10/4 đến 31/10/2021, hé lộ mối tình sâu sắc giữa Kusama và Mẹ thiên nhiên.

Tình yêu thiên nhiên từ thời thơ ấu

Mika Yoshitake, giám tuyển triển lãm, chia sẻ tình yêu mà Kasuma dành cho thiên nhiên bắt nguồn từ thời thơ ấu. Lớn lên, bà đắm mình những ngày dài trên đồng cỏ bát ngát cùng vườn ươm hạt giống rộng rãi của gia đình ở vùng núi tỉnh Nagano, miền Trung xứ sở hoa anh đào. Trong cuốn tự truyện Infinity Net (2003), Kusama hồi tưởng kỷ niệm bà hòa quyện thể xác lẫn linh hồn trong thế giới ngập tràn cỏ cây hoa lá và lắng nghe câu chuyện của chúng.

Yayoi Kusama, Khung cảnh sắp đặt của My Soul Blooms Forever, 2019, tại Vườn Bách thảo New York.

Betsy Johnson, giám tuyển “One with Eternity: Yayoi Kasuma in the Hirshhorn Collection” tin rằng mối quan hệ mật thiết với thế giới tự nhiên này quyết định đến nhân duyên giữa Kusama và nghệ thuật. Đó là nền tảng để bà bước vào con đường thực hành sáng tạo.

Chuyên gia chia sẻ  Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart) – Cách đọc, phân tích mô hình nến và ý nghĩa các loại nến trong phân tích kỹ thuật
“I Want to Fly to the Universe”, 2020, một tác phẩm sắp đặt tại New York Botanical Garden

Thật vậy, hoa là tín hiệu giúp Kusama hiểu sâu hơn về vũ trụ xung quanh mình. Theo Yoshitake, nghệ sĩ nước Nhật bắt đầu vẽ hoa từ rất sớm. Những bức vẽ và bản phác thảo của bà từ năm 1945 phản ánh những quan sát phức tạp về giải phẫu thực vật và các giai đoạn của chúng. Trong thời gian này, bà cũng phát triển phong cách vẽ thực vật theo cách riêng, thường biểu hiện ở dạng trừu tượng như tế bào, nguyên tử hay quả cầu.

Sổ tay phác thảo và giải phẫu hoa của Yayoi Kusama. Nguồn: Fathomaway.com

Mặc dù Kusama liên tục sử dụng những mô tả rõ ràng và đơn giản về thế giới tự nhiên trong các tác phẩm (như dấu chấm bi, bí ngô, hoa và phalli), bà cũng không ngại sử dụng các hình ảnh này để đào sâu những khái niệm mơ hồ về vũ trụ, không gian và bản thân.

“Tôi muốn bắt đầu một cuộc cách mạng, sử dụng nghệ thuật để xây dựng kiểu xã hội mà bản thân tôi đã hình dung” – Yayoi Kusama

Một bức ảnh chụp gia đình Kusama
Yayoi Kusama khi còn là một đứa trẻ 10 tuổi, 1939

Narcissus Garden (2016) được trưng bày tại NYBG là một tác phẩm sắp đặt tinh túy đã có nhiều lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Ban đầu, tác phẩm trở nên nổi tiếng tại Venice Biennale vào năm 1966, nơi Kusama thực hiện nó với tư cách là người tham gia không chính thức trong một sự kiện nghệ thuật quốc tế nổi tiếng. Kusama bao quanh mình với hơn 1.000 quả cầu mà bà đã cố gắng bán cho người qua đường với giá 2 USD/chiếc khi đứng cạnh một tấm biển với dòng chữ “Your Narcissism For Sale”.

Phiên bản này là hành động tự quảng cáo và phê phán việc thương mại hóa nghệ thuật, dù các phiên bản sau đó được hiểu là các trường phản chiếu sống động mang lại cảm giác vô hạn và tượng trưng cho động lực của một vũ trụ liên kết, nơi một lĩnh vực đều phụ thuộc vào những lĩnh vực khác.

Chuyên gia chia sẻ  IOSG Ventures là gì? Quỹ đầu tư hướng tới việc phát triển bền vững cho startup crypto, blockchain
Yayoi Kusama tại Narcissus-Garden, năm 1966. Nguồn: sothebys.com
Yayoi Kusama, khung cảnh sắp đặt của Narcissus Garden , 1966/2021, tại Vườn Bách thảo New York.

Johnson chia sẻ: “Tôi nghĩ siêu hình là một thuật ngữ thích hợp để mô tả cách Yayoi Kusama nhìn vũ trụ, vị trí của mình trong đó và cách mà tất cả kết nối với nhau. Trong tâm trí của bà, thiên nhiên tồn tại trong một chu kỳ vĩnh viễn, tan rã và tái sinh, và là một phần của vũ trụ lớn hơn.”

Infinity Mirror Room – Phalli’s Field (Floor Show)

“Infinity Mirror Rooms” của Kusama là biểu tượng của một vũ trụ vô tận, có mặt trong hầu hết, nếu không nói là tất cả, trong các cuộc triển lãm của nghệ sĩ Nhật Bản. Mùa Xuân này, Tate Modern ở London sẽ mở cửa Yayoi Kusama: Infinity Mirror Rooms, một chương trình được xây dựng độc đáo xung quanh các tác phẩm nghệ thuật tương tác mang tính biểu tượng.

“Họa tiết chấm bi không thể ở một mình. Khi chúng ta xóa sổ thiên nhiên và cơ thể mình bằng những chấm bi, chúng ta trở thành một phần trong một môi trường thống nhất” – Yayoi Kusama

Ngoài hình thù đáng kinh ngạc, những tác phẩm sắp đặt cũng nhấn mạnh thêm về tình yêu thiên nhiên và thế giới siêu hình của nữ nghệ sĩ. Chẳng hạn, với Infinity Mirror Room—Phalli’s Field (Floor Show) (1965/2016), bà lấp đầy căn phòng được soi gương bằng tấm thảm chấm bi màu đỏ và trắng, giống như loài thực vật kỳ lạ. Tác phẩm mẫu mực này là một phần trong bộ sưu tập vĩnh viễn của Hirshhorn, khơi gợi kỷ niệm thời thơ ấu của Kusama trên những cánh đồng bất tận, trong khi khám phá ý tưởng về sự lặp lại, tình dục và nhận thức.

Yayoi Kusama Resplendent Stars of the Universe, 2010 Victoria Miro.

Chấm bi là họa tiết nổi tiếng nhất của nữ nghệ sĩ, cũng là một biểu tượng khác cho thấy tầm quan trọng trong hiểu biết của Kusama về thiên nhiên. Có mặt trong suốt các tác phẩm trình diễn, sắp đặt, tranh giá vẽ và điêu khắc, sự tận tâm của bà đối với chấm bi bắt nguồn từ thời thơ ấu, khi những cánh đồng cỏ bao la làm mờ tầm nhìn và mang đến cảm giác tự hủy diệt.

Chuyên gia chia sẻ  Hướng dẫn lấy địa chỉ ví Crypto & Giao dịch P2P trên tài khoản Binance

Yoshitake cho biết: “Chấm bi của Kusama tương tự như một chỉ số của các điểm áp suất ở các vùng ngoại vi cơ thể có liên hệ với sự sống vũ trụ. Chấm bi không phải hình tròn, phẳng, đơn lẻ, mà thay vào đó, là một thực thể hình cầu phức tạp, vô biên…”

“Tôi chỉ là một dấu chấm khác trên thế giới” – Yayoi Kusama

Tác phẩm “Dancing Pumpkin”, tại New York Botanical Garden. Nguồn: Fathomaway.com

Yoshitake lưu ý thêm một khía cạnh quan trọng khác về tình cảm của Kusama với thiên nhiên là cách bà nhân hóa đời sống thực vật. Điều này được thể hiện khá rõ ràng trong việc bà nhìn nhận quả bí ngô. Kusama từng chia sẻ bà bắt gặp quả bí ngô đầu tiên khi còn nhỏ và từ đó tôn vinh chúng vì dáng hình hài hước và ấm áp. Những tác phẩm điêu khắc lấy cảm hứng từ bí ngô thoạt đầu trông có vẻ giống nhau nhưng trong hình hài khiêm tốn ấy, chúng vẫn có thể phân biệt và có sự khác biệt, như bất cứ con người nào.

Yayoi Kusama, Summer Flowers, 1988

Ở tuổi 92, Yayoi Kusama dường như không hề có dấu hiệu chậm lại. Ngoài các triển lãm đã đề cập ở trên, chương trình lớn nhất của bà trong năm nay sẽ là “A Bouquet of Love I Saw in the Universe,” một hồi tưởng vĩ đại về sự nghiệp dài 7 thập kỷ của nữ nghệ sĩ huyền thoại, diễn ra tại Gropius Bau, Berlin vào ngày 23/4 đến hết ngày 15/8/2021.

Quà lưu niệm tại triển lãm KUSAMA: Cosmic Nature, diễn ra ở Vườn Bách Thảo New York (NYBG), từ ngày 10/4 đến 31/10/2021

Theo Lofficiel

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button