Kiến thức

Tổng quan phương pháp Delphi và quy tắc KAMET

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp tham vấn chuyên gia rất được coi trọng. Trong quá trình tham vấn các chuyên gia, có chuyên gia đưa ra các kết quả tham vấn khác nhau. Để đạt được sự thống nhất và đồng thuận của các chuyên gia thì cần có những cuộc họp để bàn luận thống nhất các ý kiến. Trong đó phương pháp Delphi là phương pháp tham vấn chuyên gia giải quyết được đồng nhất của các chuyên gia tham vấn.

Phương pháp Delphi là một quá trình lặp đi lặp lại được sử dụng để thu thập và chắt lọc các đánh giá của các chuyên gia bằng cách sử dụng một loạt bảng câu hỏi xen kẽ với phản hồi. Mục đích của phương pháp này là xây dựng các dự báo đồng thuận từ một nhóm chuyên gia theo cách lặp đi lặp lại có cấu trúc. Sự đồng thuận các ý kiến chuyên gia góp phần nâng câp chất lượng nghiên cứu khoa học, với lý do đó, phương pháp Delphi rất cần thiết cho các nghiên cứu cần tham vấn chuyên gia.

Phương pháp khảo sát Delphi là một quá trình lặp đi lặp lại được sử dụng để thu thập và chắt lọc các đánh giá của các chuyên gia bằng cách sử dụng một loạt bảng câu hỏi xen kẽ với phản hồi. Các bảng câu hỏi được thiết kế để tập trung vào các vấn đề, cơ hội, giải pháp hoặc dự báo. Mỗi bảng câu hỏi tiếp theo được phát triển dựa trên kết quả của bảng câu hỏi trước đó. Quá trình này sẽ dừng lại khi câu trả lời đạt được sự đồng thuận hay khi đã trao đổi đầy đủ thông tin [1].

Chuyên gia chia sẻ  Các cách nạp tiền vào Paypal đơn giản, an toàn và ứng dụng thanh toán quốc tế phổ biến 2024

Mục đích của phương pháp này là xây dựng các dự báo đồng thuận từ một nhóm chuyên gia theo cách lặp đi lặp lại có cấu trúc. Phương pháp này tạo cơ hội cho các chuyên gia (tham luận viên) truyền đạt ý kiến và kiến thức của họ một cách ẩn danh, xem xét cách đánh giá của họ về vấn đề đó có phù hợp với những người khác không, và cho phép thay đổi ý kiến của họ, nếu muốn, sau khi xem xét lại những thông tin đưa ra trong nhóm [2].

Tùy thuộc vào các nghiên cứu khác nhau sẽ có những cách tiếp cận Delphi khác nhau, tuy nhiên đa số phương pháp Delphi thường được tiếp cận theo 8 bước như sau [3]:

  • Bước 1: Xây dựng một nhóm thực hiện Delphi.
  • Bước 2: Lựa chọn đội ngũ chuyên gia liên quan tới quá trình Delphi.
  • Bước 3: Xây dựng bộ chỉ số, các câu hỏi.
  • Bước 4: Áp dụng phương pháp Delphi vòng 1.
  • Bước 5: Phân tích các đáp án vòng 1. Sau khi nhận được các đáp án từ các chuyên gia, nhóm Delphi sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả dựa vào nguyên tắc KAMET (Knowledge Acquisition for Multiple Experts with Time scales). Nguyên tắc KAMET đưa ra mức độ đánh giá quan trọng của mỗi chỉ số (qi) ở từng giai đoạn khác nhau trên cơ sở đánh giá tổ hợp các giá trị thống kê bao gồm Trung vị (Mdqi); Độ lệch tứ phân vị (Qqi); Giá trị trung bình (Mqi) và Phương sai (Vqi). Chú ý rằng Phương sai ở đây là tỷ lệ số chuyên gia thay đổi đánh giá, có đơn vị là %.
  • Bước 6: Áp dụng phương pháp Delphi vòng 2. Các bảng câu hỏi sau khi đã loại các chỉ số hay câu hỏi không thỏa mãn nguyên tắc KAMET ở vòng trước được phân phối tới từng chuyên gia để tham vấn ý kiến đồng thuận và đánh giá mức độ ổn định trong câu trả lời của các thành viên.
  • Bước 7: Phân tích các đáp án vòng 2. Tương tự như vòng 1, sau khi thu được các đáp án từ các chuyên gia, nhóm Delphi lại tiến hành phân tích dựa vào nguyên tắc KAMET. Các giá trị thống kê bao gồm Trung vị (Mdqi); Độ lệch tứ phân vị (Qqi); Giá trị trung bình (Mqi) và Phương sai (Vqi) được tính toán lại ở bước này.
  • Bước 8: Phân tích và tổng hợp kết quả
Chuyên gia chia sẻ  Bitcoin Diamond

Bảng 1 Quy tắc KAMET phân tích đánh giá từ các chuyên gia sử dụng phương pháp Delphi

Điều kiện

Vòng t cho câu hỏi Delphi

Vòng t+1 cho câu hỏi Delphi

1

Nếu Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi < 15% thì qi được chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa

2

Nếu Mqi ≥ 3,5 và Vqi > 15% thì thực hiện vòng 2

Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi < 15% thì qi được chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa

3

Nếu Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≥ 75% thì thực hiện vòng 2

Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi < 15% thì qi được chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa

4

Nếu Mqi < 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi ≤ 15% thì qi bị loại và không cần phải tham vấn về qi thêm nữa

Ghi chú:

Mqi: là giá trị trung bình của các chỉ tiêu hay câu hỏi tham vấn (qi)

Qqi: là độ lệch tứ phân vị

Vqi: là phương sai thể hiện tỷ lệ chuyên gia thay đổi ý kiến đánh giá

Nguồn: [3, 4]

Phương pháp Delphi là một kỹ thuật hỗ trợ quá trình thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Phương pháp Delphi có nguồn gốc từ phương pháp dự báo tương tác dựa trên bảng trả lời câu hỏi của các chuyên gia. Phương pháp Delphi được áp dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia tương tác, tận dụng kiến thức và ý kiến của các bên liên quan để mô tả mức độ đồng thuận của họ về các nội dung cần tham vấn.

Chuyên gia chia sẻ  Huyền thoại Boba Net bất ngờ trở lại với diện mạo mới - StarsBoba

Tài liệu tham khảo

  1. Skulmoski, G. J., Hartman, F. T., & Krahn, J. (2007). The Delphi Method for Graduate Research. Journal of Information Technology Education: Research, 6, 1-21. https://doi.org/10.28945/199, https://doi.org/10.28945/199
  2. Grime, M. M., & Wright, G. (2016). Delphi Method. In P. Brandimarte, B. Everitt, G. Molenberghs, W. Piegorsch, & F. Ruggeri (Eds.), Wiley StatsRef: Statistics Reference Online (pp. 1-6). John Wiley & Sons Inc.
  3. Chu Thị Thanh Hương, (2018), Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu – Áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi, Luận án tiến sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường.
  4. Chu H. C., Hwang G. J. (2007), A Delphi-Based Approach to Developing Experts System with the Cooperation of Multiple Experts. Experts System with Application, pp.1-15, (Article in press)

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button