Kiến thức

Nghệ thuật chế tác Katana qua lời kể của gia tộc rèn kiếm số một Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản là nhắc tới những nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc, trong đó phải kể tới những samurai với tinh thần Seppuku bất khuất của họ. Vậy, khi nhắc tới các samurai, chúng ta thường nghĩ đến thứ gì đầu tiên?

Câu trả lời, chỉ có thể là những thanh Katana sắc bén bất khuất mà bất cứ ai cũng mong muốn có được một cây để bày trong nhà.

Vậy, bạn có biết quá trình để làm ra một thanh Katana chuẩn mực là như thế nào không? Bạn có tò mò rằng gia đình rèn kiếm trá hình tiệm bán Sushi trong phần 1 của “Kill Bill” rèn kiếm ra sao? Câu trả lời nằm ở đây, dưới lời kể của danh gia vọng tộc rèn kiếm tên Komiya – những người đã đưa việc rèn kiếm trở thành một nghệ thuật, chỉ hơn không kém từ năm 1786.

Vật liệu làm kiếm có tên là Tamahagane

Vật liệu cơ bản để rèn nên một cây Katana được đặt từ một gia tộc sản xuất kim loại khác ở cách nhà Komiya khoảng 160km. Tamahagane có nghĩa là “Thép ngọc”, được ra đời từ việc gia công kim loại ở nhiệt độ cao trong lò cát và than củi. Toàn bộ các công đoạn trên được làm trong lò tatara hoặc lò nung sét.

Công đoạn rèn thép có tên là Shita-kitae

Công đoạn này khá nặng nhọc, do đó thường có nhiều thành viên trong gia đình cùng lúc tham gia. Ở giai đoạn này, nhiệt độ của lò tatara dần được tăng lên và nung thép. Các thớ thép được xếp chồng lên nhau, sau đó được nện búa nhiều lần để loại bỏ tạp chất. Ngay trong công đoạn này đã có nhiều loại búa khác nhau để sử dụng.

Chuyên gia chia sẻ  Subspace Network là gì? Tìm hiểu về dự án sử dụng Proof of Archival Storage

Tạo hình lưỡi kiếm (orikaeshi tanren)

Thép Tamahagane sau khi rèn sẽ được gấp lại theo chiều ngang và dọc nhiều lần. Thép nung nóng đỏ sẽ được tạo hình, sau đó lại được dội nước lạnh bằng nước ở mỗi cuối mỗi giai đoạn. Việc này làm loại bỏ những lớp thép đã bắt đầu bị oxi hóa, khiến cho nước thép trở nên tinh khiết nhất có thể trước khi trở thành lưỡi kiếm. Hình dạng cuối cùng của thớ kim loại này được gọi là phôi kiếm.

Bước tạo hình lưỡi kiếm được gọi là Hizukuri

Lưỡi kiếm được tạo hình cực kỳ tỉ mẩn và cẩn thận bằng cách sử dụng cùng lúc cả búa lớn và búa nhỏ để ghè thép. Phần lưỡi kiếm và các chi tiết cạnh sắc cần được tạo hình tỉ mỉ, các thợ rèn sẽ sử dụng một chiếc đục để hoàn thành. Quá trình này có tên là Shiage.

Lưỡi kiếm sau đó sẽ được tráng bằng đất sét (Tsuchi-oki và yakiba-tsuchi)

Thanh kiếm được làm sạch để loại bỏ dầu hoặc tạp chất trên bề mặt. Sau đó nó được phủ các lớp đất sét và đá khác nhau – thành phần cho tới nay vẫn được gia tộc Komiya giữ kín. Lớp phủ này trở nên cứng lại; độ dày chính xác của lớp phủ cũng sẽ quyết định thời gian mà lưỡi kiếm nguội đi.

Mài kiếm và đánh bóng (shitaji togi và shige togi)

Bước này đòi hỏi người thợ rèn phải có đôi mắt tinh tường và đôi bàn tay kỹ lưỡng, tỉ mẩn cẩn thận ở từng cm một dọc theo lưỡi kiếm. Trong khi kiếm tra xem sống kiếm có thẳng tuyệt đối hay không, người thợ rèn cũng sẽ mài sắc lưỡi kiếm bằng một loại đá mài đặc biệt. Một số lưỡi kiếm được mài sắc tới mức có thể cắt đôi cánh hoa hồng khi thả từ trên xuống ngang lưỡi.

Chuyên gia chia sẻ  Lệnh Long Short là gì ? Sự khác biệt giữa lệnh Long – Short

Một người con của nhà Komiya cho hay, công đoạn mài và đánh bóng lưỡi kiếm đòi hỏi sự tỉ mẩn tới mức anh từng mất 10 năm chỉ để học hai công đoạn này.

Bước cuối cùng là ký tên lên thanh kiếm (mei-kiri)

Mỗi thanh katana là một tác phẩm nghệ thuật, do đó không có lý do gì để người thợ rèn không ký tên lên kiếm. Đốc kiếm dùng để ghép vào tay cầm là điểm mà người thợ rèn sẽ khéo léo ký tên của mình bằng một chiếc dùi. Tay nghề càng cao, chữ càng nắn nót và rõ nét; phần chữ ký này sẽ được giấu kín trong đốc kiếm, đúng như tính cách khiêm nhường của người Nhật Bản. Thế nhưng, có giấu kín tới mấy, một thanh gươm của nhà Komiya cũng vẫn dễ dàng được nhận ra do độ tinh xảo hoàn mỹ, cũng như những cây Katana của Hanzo trong bộ phim Kill Bill vậy.

Mỗi thanh gươm của gia tộc Komiya sau khi hoàn thiện đều được lắp đốc cẩn thận và có giá không dưới 2000 USD một cây. Thông thường, mất khoảng một tháng chế tác thủ công hoàn toàn bằng tay cho mỗi thanh gươm.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button