Kiến thức

Lãi suất cho vay là gì? Lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp?

1. Lãi suất cho vay là gì?

Lãi suất cho vay trong hợp đồng cho vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài khoản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất cho vay có thể được tính theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc do các bên tự thỏa thuận với nhau trong quá trình giao kết hợp đồng hoặc tính theo quy định của pháp luật.

Lãi suất và thời gian, số tiền vay là những căn cứ để tính toán số tiền mà bên vay phải trả, đó được gọi là tiền lãi. Tiền lãi tỉ lệ thuận với lãi suất, thời gian và số tiền đã vay. Vì vậy, lãi suất cho vay dừng lại ở con số bao nhiêu là vừa đủ và hợp lý, thuận lợi cho các bên khi tham gia ký kết hợp đồng cho vay tài sản là rất quan trọng và các bên cần phải nắm rõ được các quy định này trước khi ký kết vào hợp đồng cho vay tài sản để tránh gây những rủi ro không đáng có.

Cụ thể lãi suất được quy định tại Điều 468 của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, nội dung chi tiết như sau:

“Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Lãi suất cho vay tên tiếng Anh là: “ A prime rate “or “prime lending rate“:

A prime rate or prime lending rate is an interest rate used by banks, usually the interest rate at which banks lend to customers with good credit. Some variable interest rates may be expressed as a percentage above or below prime rate.

2. Quy định về cách tính lãi suất cho vay:

Trong hợp đồng cho vay thì lãi suất là do các bên thỏa thuận, tuy nhiên trên thực tế vẫn không thể tránh khỏi những rủi ro xảy ra khi trả chậm, không trả hoặc trả không đầy đủ thì trong những trường hợp đấy có các quy định về các tính mức lãi suất như sau:

* Đối với lãi suất trong hạn:

Chuyên gia chia sẻ  Be strong Việt Nam - Cùng cộng đồng kiên cường vượt dịch

– Lãi suất cho vay giới hạn là 20%/năm của khoản vay, trường hợp các bên cho vay vượt quá lãi suất quy định thì phần vượt quá không có hiệu lực.

– Trường hợp lãi suất được các bên thỏa thuận nhưng không cụ thể và nếu có tranh chấp xảy ra thì lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015( tức lãi là 10%/năm)

* Đối với lãi suất quá hạn: lãi quá hạn tức là khoản vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả đủ hoặc không trả thì số tiền lãi phải trả được tính như sau:

– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả, trường hợp chậm trả thì còn phải trả theo lãi mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn/khoản lãi chưa trả ứng với thời hạn chậm trả lãi.

– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

* Đối với trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Lãi suất cho vay bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi:

Tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về lãi suất, giới hạn mức lãi suất, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp mức lãi vượt quá giới hạn quy định rất nhiều, lãi suất quá cao mà người vay không thể trả hết được thậm chí nó còn là “món nợ đời” từ đời này sang đời khác vẫn không trả hết được. Vậy đối với các trường hợp như vậy thì bị xừ lý thế nào và có các biện pháp cưỡng chế ra sao?

Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 có quy định như sau:

‘‘Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Chuyên gia chia sẻ 

Như vậy, cấu thành tội phạm tội cho vay nặng lãi tại Điều 201 Bộ luật hình sự chỉ quy định “trong các giao dịch dân sự”( tức không bao gồm các quan hệ, giao dịch khác) mà người nào cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất trong Bộ luật dân sự ( tối đa 20%/năm) tức là 100%/năm, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Các giao dịch dân sự vay tiền có lãi suất dưới 20% là giao dịch có lãi suất hợp pháp, các giao dịch có lãi suất từ 20% đến dưới 100% là giao dịch có lãi suất bất hợp pháp, nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự mà bị xử lý vi phạm hành chính. Đối với giao dịch có lãi suất từ 100% trở lên là giao dịch bất hợp pháp là đối tượng xem xét về trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định : “…trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.” . Do đó, mức lãi suất quy định không vượt quá 20%/năm còn có thể bị điều chỉnh bởi tình hình thực tế tại thời điểm giao dịch cũng như sự thay đổi hoặc đề xuất của Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Vì thế cho nên trước khi bị khởi tố về tội cho vay nặng lãi thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ các vấn đề liên quan như:

– Lãi suất cao nhất tại thời điểm mà các bên xác lập giao dịch theo quy định của Nhà nước là bao nhiêu/năm( nếu lãi suất dưới 20% thì áp dụng theo Điều 468 Bộ luật dân sự, nếu lãi suất trên 20% thì phải áp dụng theo các quy định, mức điều chỉnh mới này của Nhà nước để xác định lãi suất trong hợp đồng vay có đủ từ 05 lần trở lên không);

– Lãi suất tại các giao dịch dân sự do các bên thực hiện là bao nhiêu phần trăm/năm; bao nhiêu phần trăm/tháng? so với lãi suất cao nhất Nhà nước quy định tại cùng thời điểm đã vượt quá bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu lần?

Bên cạnh đó, với lãi suất cho vay gấp 05 lần so với mức lãi suất cao nhất trong Bộ luật dân sự, thì người đó phải có thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Số tiền thu lợi bất chính này phải là số tiền thu lợi từ chính từ các giao dịch có lãi suất từ 100%/năm trở lên không bao hàm các khoản thu lợi từ giao dịch hợp pháp( dưới 20%/năm) hoặc các giao dịch có lãi nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự ( từ 20%/năm đến dưới 100%/năm).

Chuyên gia chia sẻ  0x (ZRX) là gì? Thông tin chi tiết về giao thức 0x và ZRX coin

4. Mức hình phạt của tội cho vay nặng lãi:

Đối với tội cho vay nặng lãi mức hình phạt cũng được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó có các mức hình phạt như sau:

– Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy quy định của pháp luật Việt Nam về cho vay nặng lãi đã đủ sức răn đe, gây áp lực lên các chủ thể có mục đích cho vay lãi nặng, từ xử phạt hành chính cho đến xử lý hình sự.

5. Các phương thức, thủ đoạn cho vay nặng lãi hiện nay:

Chắc hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với những tờ rơi quảng cáo dán ở khắp mọi nơi với những dòng chữ: “A lô là có tiền” hay ” cho vay không cần thế chấp, nhận tiền ngay trong ngày”, ” hỗ trợ tài chính” hay thậm chí còn lộ liễu đến mức “vay 10 ăn 9″…. Thực chất đây chính là những thủ đoạn mà các quỹ tín dụng đen thường dùng để làm cái “bẫy” cho vay nặng lãi nhằm vào đối tượng là những người cả tin, thiếu hiểu biết, khó khăn về tài chính…

Đối tượng cho vay thường là những đối tượng đã có tiền án, tiền sự… cách thức cho vay thường đội lốt những tiệm cầm đồ, những công ty hỗ trợ tài chính… với những phương thức đòi nợ tàn bạo như đe dọa, đe dọa dùng vũ lực đối với người vay khi đến kì hạn trả mà người vay chưa trả đủ hoặc không trả. Hiện tượng này đang xảy ra rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

Ví dụ: Khi người vay cần vay 20 triệu đồng, nhưng trên thực tế chỉ nhận được 16 triệu, còn 4 triệu bọn chúng trừ vào tiền “hoa hồng” và góp luôn kỳ thứ nhất. Sau đó cứ 05 ngày thì phải góp 2,8 triệu và trả góp thêm 09 kỳ nữa. Như vậy, người vay được 16 triệu, sau hai tháng đã trả góp cho bọn chúng 29,2 triệu, lãi suất thực tế đã cao hơn rất nhiều so với quy định của luật.

Trên thực tế, các khoản vay của tín dụng đen, sẽ tăng theo cấp độ “lãi mẹ đẻ lãi con” sau một thời gian số tiền cả gốc lẫn lãi sẽ tăng lên rất nhiều đến mức người vay không có khả năng chi trả được hết. Do vậy, để hạn chế tình trạng này xảy ra mỗi người hãy luôn tỉnh táo và trang bị cho mình kiến thức với những chiêu trò lừa đảo của những tín dụng đen để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Bộ Luật Dân sự 2015.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button