Long Short là gì? Phân biệt Long Position & Short Position
Long Short là thuật ngữ mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được khi tham gia vào thị trường tài chính. Bởi nếu không hiểu rõ thì bạn khó lòng hiểu được bản chất của việc mua bán. Chính vì thế, trong bài viết này Tradervn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về long position, short position và cách phân biệt chúng.
Long Short là thuật ngữ mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được khi tham gia vào thị trường tài chính. Bởi nếu không hiểu rõ thì bạn khó lòng hiểu được bản chất của việc mua bán. Chính vì thế, trong bài viết này Tradervn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về long position, short position và cách phân biệt chúng.
Long Short là gì?
Trước khi tìm hiểu long short là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm Position – dịch ra tiếng Việt có nghĩa là vị thế, bởi Position thường đi cùng với long và short. Trong thị trường ngoại hối, Position cũng được hiểu là vị thế mua hay vị thế bán một cặp tiền tệ nào đó để kiếm lời. Quy mô của vị thế sẽ phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu tài khoản và đòn bẩy sử dụng.
Long short được hiểu là mua, bán, tức là nhà đầu tư sẽ tiến hành mua vào hay bán ra một loại tài sản nào đó. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong thị trường tiền điện tử, Forex nói riêng và tài chính nói chung.
1. Long Position là gì?
Long hoặc Long Position được gọi chung là vị thế mua. Do sự khác biệt giữa các loại tài sản giao dịch và khái niệm về mua đối với từng loại thị trường nên người ta định nghĩa thông qua động cơ của nhà đầu tư.
- Trong giao dịch chứng khoán hoặc tiền điện tử, Long Position tin rằng giá của cổ phiếu hoặc một đồng tiền nào đó sẽ tăng trong tương lai nên sẽ tiến hành mua vào với giá thấp. Khi giá tăng như kỳ vọng thì bán ra để thu lợi nhuận.
- Trong Forex, người mở vị thế Long Position luôn kỳ vọng giá của tài sản sẽ tăng lên. Họ sẽ tiến hành đặt lệnh mua để khẳng định cho dự đoán của mình. Khi giá đạt được mức lợi nhuận mong muốn họ sẽ tiến hành đóng lệnh. Đây chính là động thái bán ra cặp tiền tệ với giá cao hơn mức giá mua vào để chốt lời. Tuy nhiên, đây chỉ là mua dựa vào biến động của cặp tiền chứ không sở hữu tài sản thực sự như chứng khoán.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD có mức giá hiện tại là 1.0063 và bạn dự đoán mức giá sẽ tăng tiếp lên 1.0073. Để thu lời bạn cần vào vị thế mua (Long Position), khi giá tăng đến 1.00073 bạn sẽ đóng lệnh và lợi nhuận khi này thu được là 10 pip.
2. Short Position là gì?
Short Position chính là vị thế bán. Cũng như vị thế mua, do sự khác biệt của từng loại thị trường nên người ta sẽ định nghĩa bị thế bán thông qua động cơ của nhà đầu tư.
- Đối với thị trường chứng khoán, Short Position là người tham gia đang nắm giữ một số lượng cổ phiếu, họ dự đoán giá sẽ giảm. Nếu nắm giữ thì họ sẽ thua lỗ nên quyết định bán ra. Khi giá giảm xuống như kỳ vọng họ lại mua vào. Chênh lệch giữa mua vào bán ra chính là lợi nhuận họ nhận được.
- Đối với thị trường Forex, tài sản ở đây là các cặp tiền tệ. Nhà đầu tư kỳ vọng giá một cặp tiền sẽ giảm trong tương lai. Họ sẽ đặt lệnh bán, khi giá giảm như dự đoán thì họ sẽ đóng lệnh. Đây chính là động thái mua vào khi giá giảm để kiếm lời.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD có mức giá hiện tại là 1.0063 nhưng bạn dự đoán sẽ có một tin nào đó tung ra và giá sẽ giảm sâu xuống 1.0043. Khi này bạn sẽ mở 1 vị thế bán. Khi giá chạm mức 1.0043 bạn sẽ đóng lệnh. Chênh lệch 20 pip chính là lợi nhuận bạn thu được cho một vị thế bán.
Phân biệt Long Position và Short Position
Phân biệt giữa Long Position và Short Position sẽ giúp nhà đầu tư tránh được nhầm lẫn khi vào lệnh. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc chỉ ra được những điểm khác biệt của 2 vị thế này:
Long Position Short Position Nhà đầu tư sẽ mua khi kỳ vọng giá tăng Nhà đầu tư bán ra khi kỳ vọng giá giảm. Lượng Long Position cùng lúc quá nhiều sẽ khiến giá tăng nhanh chóng mặt trong thời gian ngắn. Lượng Short Position cùng thời điểm quá nhiều sẽ đẩy giá giảm xuống nhanh chóng trong thời gian ngắn. Thực hiện mua khống (mua trước). Khi giá tăng sẽ bán ra và thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán. Thực hiện bán khống (bán trước). Tức là bạn vay loại tiền đó để bán, nếu giá giảm đúng kỳ vọng sẽ mua vào để trả lại. Chênh lệch giá là lợi nhuận bạn thu được.
Chiến lược giao dịch với vị thế Long/Short
Trong giao dịch tài chính nói chung và Forex nói riêng nhà đầu tư luôn phải sử dụng đến vị thế Long và Short. Vì thế để mang lại hiệu quả đòi hỏi phải có chiến lược hiệu quả.
- Chiến dịch giao dịch đồng thời
Khi thực hiện chiến lược này nhà đầu tư sẽ mở đồng thời hai vị thế Long/Short cùng lúc với một cặp tiền. Sau khi xác định được xu hướng thị trường nhà đầu tư tiến hành đóng một lệnh và giữ lệnh còn lại.
- Mua, bán khống 2 cặp tiền tương đồng
Nhà đầu tư sẽ tiến hành mua khống một cặp tiền và bán khống một cặp tiền tương đồng khác cùng một khối lượng giao dịch. Chiến lược này có thể không giúp nhà đầu tư loại bỏ rủi ro hoàn toàn nhưng có thể giảm rủi ro đáng kể khi thị trường đi ngược hướng.
- Long Position kết hợp với Short Position trên Call Option
Đối với chiến lược quyền chọn này nhà đầu tư có thể thực hiện 2 phương án:
– Đầu cơ chênh lệch khi giá lên: Nhà đầu tư thực hiện mở đồng thời một Long Position trong Call Option 1 và một Short Position trong Call Option 2 trên cùng một cặp tiền tệ. Lưu ý, giá của Call Option 2 cao hơn giá thực hiện của Call Option 1. Với chiến lược này bạn sẽ bỏ ra 1 số vốn nhỏ là (c1 – c2). Đây là số tiền bạn sẽ mất nếu giá đi chệch hướng và cũng là lợi nhuận nếu giá đi đúng kỳ vọng.
– Đầu cơ chênh lệch khi giá xuống: nhà đầu tư kỳ vọng giá giảm trong tương lai nên sẽ đặt đồng thời một Long Position trong Call Option 1 và một Short Position trong Call Option 2 trên cùng một cặp tiền tệ. Lưu ý, giá của Call Option 1 cao hơn Call Option 2. Nhà đầu cơ sẽ có được lợi nhuận ngay từ ban đầu, chính là (c2 – c1) nếu giá giảm. Ngược lại sẽ thua lỗ một khoản có giới hạn nếu giá ngược kỳ vọng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những nội dung giải đáp về thuật ngữ Long Short là gì và cách ứng dụng trong giao dịch mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. Khi nắm rõ bản chất của các thuật ngữ forex này, nhà đầu tư có thể hoàn toàn tự tin và áp dụng trên mọi thị trường với mọi loại tài sản. Đây chính là cách để nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến lược giao dịch của mình thành công và hiệu quả nhất.