Kiến thức

Lệnh Long Short là gì ? Sự khác biệt giữa lệnh Long – Short

Bạn đã từng nghe về lệnh Long Short trong đầu tư chưa? Nếu chưa, đây là một chiến lược đầu tư phổ biến được sử dụng bởi nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp. Lệnh Long Short là gì và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về chiến lược đầu tư này.

Giới thiệu chung về lệnh Long Short trong đầu tư chứng khoán

Trước khi tìm hiểu về thuật ngữ lệnh Long Short trong chứng khoán, các nhà đầu tư hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu những thuật ngữ liên quan về đầu tư mà ai bước vào thị trường tài chính cũng nên biết.

Lệnh Long là gì ?

Lệnh Long (Long Position) là một trong hai lệnh trong chiến lược đầu tư Long Short. Khi sử dụng lệnh Long, nhà đầu tư sẽ mua các tài sản được coi là có triển vọng để đầu tư và hy vọng giá trị của chúng sẽ tăng trong tương lai. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty, thì đó được gọi là lệnh Long vì nhà đầu tư hy vọng giá trị của cổ phiếu đó sẽ tăng lên trong tương lai.

Lệnh Long thường được sử dụng trong thị trường tăng giá, khi các tài sản tăng giá trị và nhà đầu tư muốn tận dụng cơ hội kiếm lời từ sự tăng giá đó. Tuy nhiên, lệnh Long cũng mang theo rủi ro nếu giá trị của tài sản đó giảm hoặc không tăng như kỳ vọng của nhà đầu tư.

Ví dụ: nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty A, thì đó được gọi là lệnh Long vì nhà đầu tư hy vọng giá trị của cổ phiếu A đó sẽ tăng lên trong tương lai.

Lệnh Short là gì ? Lệnh Short trong chứng khoán

Lệnh Short là lệ nhà đầu tư chứng khoán sẽ bán các tài sản được coi là không triển vọng để đầu tư và hy vọng giá trị của chúng sẽ giảm trong tương lai. Lệnh Short thường được sử dụng trong thị trường giảm giá, khi các tài sản giảm giá trị và nhà đầu tư muốn tận dụng cơ hội kiếm lời từ sự giảm giá đó.

Chuyên gia chia sẻ  Payeer là gì? Cách đăng ký và sử dụng ví điện tử Payeer từ A-Z

Lệnh Long Short là gì ?

Như vậy, Lệnh Long Short là một chiến lược đầu tư trong đó nhà đầu tư mua các tài sản được coi là có triển vọng (được gọi là lệnh “Long”) và đồng thời bán các tài sản được coi là không triển vọng (được gọi là lệnh “Short”). Chiến lược này cho phép nhà đầu tư có thể kiếm lời từ cả thị trường tăng và thị trường giảm, do đó được xem là một phương pháp đầu tư linh hoạt và có tiềm năng sinh lời cao.

Để thực hiện lệnh Long Short, nhà đầu tư sử dụng các công cụ đầu tư như các hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoặc các công cụ tài chính phái sinh khác để mua và bán tài sản. Thông thường, lệnh Long Short được áp dụng trong các thị trường tài chính như chứng khoán, ngoại tệ, hàng hóa, và các sản phẩm tài chính khác.

Lenh long short la gi
Lệnh Long Short là gì ?

Phân biệt lệnh Long và lệnh Short

Mục đích của lệnh Long và Short như thế nào? Sự khác biệt ra sao? Dưới đây là một số so sánh để bạn có thể dễ dàng hình dung hơn về lệnh Long và lệnh Short:

Danh mục Lệnh Long (Long Position) Lệnh Short (Short Position) Mục đích Kiếm được lợi nhuận nếu giá thị trường tăng Kiếm được lợi nhuận nếu giá thị trường giảm Kết quả Khi nhiều người thực hiện lệnh Long sẽ đẩy giá tăng nhanh chóng Khi nhiều người thực hiện lệnh Short sẽ kéo giá giảm xuống nhanh chóng Bản chất Mua hoặc vay của sàn để mua một tài sản. Khi giá tăng thì thực hiện lệnh bán ra để thu lợi thuận. Chênh lệch từ việc mua thấp bán cao là lợi nhuận thu được từ việc mua khống. Khi một loại tài sản giảm thực hiện lệnh vay trước để bán. Sau khi giá giảm thì mua lại với mức giá thấp hơn để giả lại sàn. Chênh lệch từ việc bán cao mua thấp là lợi nhuận thu được.

Chuyên gia chia sẻ  Tìm hiểu về Semantic Annotation - Phần 3: Ontology và RDF

Các chiến lược giao dịch của vị thế Long Short

Giao dịch đồng thời

Nhà đầu tư sẽ mở cả hai vị thế Long và Short cùng một lúc với một cặp tiền. Đây là chiến lược giúp nhà đầu tư phòng ngừa được rủi ro trước những biến động trên thị trường. Sau khi xác định được xu hướng thị trường, các nhà đầu tư sẽ bán một lệnh và giữ lại một lệnh.

Xem thêm: Vị thế là gì ? Tại sao có quy định về giới hạn vị thế

Mua, bán không bằng hai cặp tiền tương đồng

Nhà đầu tư sẽ tiến hành mua bán khống hai cặp tiền khác nhau trên cùng khối lượng giao dịch tương đồng nhau. Chiến lược này giúp giảm rủi ro khi thị trường đi ngược hướng. Nếu cặp tiền nào có mối tương quan lớn hơn + 80 và nhỏ hơn – 80 thì sẽ được chọn để mua bán khống. Nếu cặp tiền tương quan thuận thì sẽ mở hai vị thế đối nghịch nhau, nếu cặp tiền tương quan nghịch thì sẽ mở hai vị thế cùng chiều nhau.

Lệnh Long kết hợp với lệnh Short trên Call Option

Chiến lược kết hợp cả hai vị thế trên hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư có thể thực hiện theo hai phương án:

  • Đầu cơ chênh lệch giá lên: nhà đầu tư thực hiện lệnh Long trên Call Option 1, đồng thời mở một lệnh Short trên Call Option 2. Hai hợp đồng này phải được thực hiện đồng thời và giá của hợp đồng thứ nhất phải thấp hơn giá của hợp đồng thứ hai. Nếu giá đi đúng hướng thì nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận, còn nếu đi chệch hướng thì nhà đầu tư chỉ mất một khoản lợi nhuận nhỏ bằng với chênh lệch của Call Option 1 – Call Option 2.
  • Đầu cơ chênh lệch giá xuống: nhà đầu tư thực hiện lệnh Long trên Call Option 1, đồng thời mở một lệnh Short trên Call Option 2 trên cùng một cặp tiền tệ. Nhưng giá của Call Option 1 phải cao hơn giá của Call Option 2. Nếu giá giảm thì nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận, còn nếu giá tăng nhà đầu tư chỉ mất một khoản lợi nhuận bằng Call Option 1 – Call Option 2.
    Chien luoc giao dich cua vi the Long Short
    Các chiến lược giao dịch của vị thế Long Short

Ứng dụng lệnh long short trong chứng khoán

Cách tính lỗ lãi đối với các vị thế mua và vị thế bán tại một thời điểm trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tương lai (HĐTL):

  • Lãi/lỗ đối với vị thế mua = (Giá thị trường HĐTL – Giá mua HĐTL) x Hệ số nhân HĐ
  • Lãi/lỗ đối với vị thế bán = (Giá bán HĐTL – Giá thị trường HĐTL) x Hệ số nhân HĐ
  • Khi vị thế mua (Long Position) có chỉ số tăng trên thị trường thì sẽ có hai trường hợp là lãi hoặc lỗ. Đối với lãi thì Giá thị trường HĐTL > Giá mua HĐTL. Đối với lỗ thì Giá thị trường HĐTL < Giá mua HĐTL.
  • Khi vị thế bán (Short Position) có chỉ số giảm trên thị trường thì sẽ có hai trường hợp là lãi hoặc lỗ. Đối với lãi thì Giá thị trường HĐTL < Giá bán HĐTL. Đối với lỗ thì Giá thị trường HĐTL > Giá bán HĐTL.
Chuyên gia chia sẻ  [REVIEW] Phần mềm Base là gì? Đánh giá nền tảng Base có tốt không?

Cách thức đóng mở một giao dịch với lệnh Long Short

Lệnh Long (mua) được bắt đầu khi thực hiện mở lệnh (mua) và dừng lại cho tới khi thực hiện đóng lệnh (bán). Qua đó thu lợi nhuận từ việc dự đoán đúng sự tăng giá của cổ phiếu trong tương lai mà bạn đầu tư.

Ngược lại, lệnh Short (bán) được thực hiện bằng hành động mở lệnh (bán) và kết thúc bằng hành động đóng lệnh (mua). Thu lợi nhuận bằng việc dự đoán sự giảm giá của cổ phiếu trên thị trường, sau đó bán với giá cao và mua trả lại với giá thấp hơn.

Vì vậy, đối với một lệnh thì phải có hai hành động mới có thể hoàn thành mở lệnh và đóng lệnh. Dù mua hay bán thì thực tế tất cả các kết quả có được đều quy đổi, tính toán lãi lỗ và phản ánh loại tiền chỉ có trong tài khoản.

Gia Cát Lợi hy vọng thông qua bài viết này sẽ cung cấp cho các Quý khách hàng rõ hơn về lệnh Long Short trong chứng khoán cũng như các kiến thức liên quan. Hãy truy cập trang web của Gia Cát Lợi để cập nhật những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất về giao dịch hàng hóa phái sinh nhé!

Các tin tức liên quan:

FOMO Là Gì? Cách Kiểm Soát FOMO Trong Đầu Tư

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button