Kiến thức

LUNA – Từ cú rơi thần sầu khiến hàng triệu nhà đầu tư phá sản đến cái kết của "ông chủ" lừa đảo

Luna (LUNA) và TerraUSD (UST) là hai token trong mạng Terra – dự án trên nền tảng blockchain của Terra Labs, trụ sở tại Hàn Quốc.

Theo CoinDesk, hệ sinh thái Terra có hơn 100 ứng dụng đã được xây dựng. Hệ sinh thái Terra được sáng lập bởi ông Do Kwon – người tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, Đại học Stanford (Mỹ).

Lúc này, Do Kwon, nhà sáng lập Terra, bổ sung Anchor Protocol, một dạng ngân hàng được các nhà đầu tư sử dụng để thu lời đến 20% bằng cách cho vay tiền số Terra.

Năm 2021, giá trị của Luna tăng hơn 100 lần và lượng UST tương đương gần 10 tỷ USD được tạo ra. Kwon tuyên bố: “Terra bất khả chiến bại” và chê bai những người hoài nghi ý tưởng của mình.

NHƯNG…

Giới đầu tư của cả thế giới đã “NGỠ NGÀNG ĐẾN BẬT NGỬA” nhìn LUNA bước đi từ NGƯỠNG CỬA THIÊN ĐÀNG về NƠI VỰC SÂU THĂM THẲM…

“Thiên Nga đen” Luna

Vào hồi trung tuần tháng 5/2022, sự sụp đổ của Luna được giới đầu tư coi là một trong những sự kiện “Thiên nga đen” lớn nhất của thị trường Crypto bởi các yếu tố cực kỳ hiếm xảy ra, không thể đoán trước và có tác động nghiêm trọng đến toàn bộ thị trường Crypto.

Người ta được “dạy” và tin vào lý thuyết UST neo theo USD với tỷ lệ 1 đổi 1 tức mỗi UST tương đương 1 USD. UST sẽ giữ được tỷ giá so với USD thông qua LUNA. Về nguyên tắc, UST là nguyên liệu tạo ra LUNA và ngược lại. Tương quan giữa nguồn cung LUNA/UST sẽ duy trì tỷ giá UST luôn xấp xỉ với giá USD thông qua một thuật toán thông minh.

e6dc0d3e-036f-4c3a-b0e2-271c857136ba.jpeg

Tuy nhiên, lòng tin bắt đầu lung lay, thuật toán cân bằng nói trên đã biến động mạnh kể từ đầu tháng 5/2022, khi UST bắt đầu bị depeg – tức token không còn giữ được tỷ giá đã thiết lập cố định trước đó. Khi bị depeg, “vòng xoáy chết chóc” xuất hiện, đẩy giá trị của UST từ 1 USD xuống dưới 15 cent, xóa sổ hơn 30 tỷ USD tài sản của nhà đầu tư LUNA.

Nạn nhân của cú sập đột ngột này có đủ các thành phần, từ các tỷ phú điều hành những sàn giao dịch tiền số như Coinbase, Binance cho đến những người chơi nhỏ lẻ dùng tiền tiết kiệm để đầu tư.

Không ai có thể tưởng tượng được rằng, một đồng Stablecoin lại giảm xuống dưới 1 USD. Hay một đồng tiền mã hóa thuộc hàng top và được rất nhiều nhà đầu tư tin tưởng lại có thể sụt giảm từ mức giá hơn 100 USD xuống chỉ còn 0.0001 USD, tức chia khoảng 1 triệu lần. Tức nếu bạn đầu tư 1 tỉ đồng vào Luna, thì sau một đêm, tài khoản của bạn có thể chỉ còn lại 1.000 đồng.

“Domino” Luna xô ngã thị trường tài chính toàn cầu

Bitcoin giảm kỷ lục

Sau những đòn giáng liên tiếp, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã mất khoảng 58% giá trị trong quý II/2022. Khoảng 1.200 tỷ USD bị xóa sổ khỏi toàn bộ thị trường tiền mã hóa.

Cú rơi của thị trường khiến các công ty tiền mã hóa phải sa thải hàng loạt nhân viên. Ngành công nghiệp đang thu hẹp lại thông qua những thương vụ mua lại.

Thị trường chứng khoán chao đảo

Thị trường chứng khoán chao đảo vì lãi suất tăng cao. Trong quý II/2022, chỉ số Nasdaq Composite thiên về công nghệ đã lao dốc 22,4%, mức cao nhất kể từ năm 2008.

Trong những tháng qua, Bitcoin thường biến động theo các chỉ số chứng khoán chính. Đà bán tháo cổ phiếu đã lan sang Bitcoin và thị trường tiền mã hóa. Bởi những loại tài sản rủi ro trở nên kém hấp dẫn hơn.

Chuyên gia chia sẻ  Stable coin là gì? Điểm danh các đồng Stable coin phổ biến hiện nay

Nhìn lại những cú “sập hầm” năm qua

Quỹ 3AC – Three Arrows Capital được thành lập năm 2012, nổi lên với nhiều thương vụ đầu tư giá trị lớn vào tài sản kỹ thuật số. Năm 2021, Quỹ còn gây sốc khi mua gần 39 triệu cổ phiếu do Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) phát hành – số cổ phiếu này thời điểm đó có giá 1,3 tỷ USD Bitcoin. Đây là thương vụ mua tiền số lớn nhất từng được ghi nhận.

Hồi đầu năm 2022, Quỹ 3AC còn công bố đang quản lý khoảng 10 tỷ USD tài sản. Thế nên, việc họ tuyên bố vỡ nợ trong bối cảnh hiện nay đã đẩy cuộc khủng hoảng thanh khoản trong hệ sinh thái tiền điện tử thêm sâu sắc.

Sự sụp đổ của 3AC đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều công ty khác trong không gian tiền số, đặc biệt là những đơn vị mà quỹ đầu cơ này đã vay với số tiền khổng lồ. Đơn cử, Sàn giao dịch Voyager Digital đang nắm giữ 685 triệu USD tài sản tiền số, đã phải gánh chịu hậu quả sau khi 3AC không trả được nợ.

Cùng với sự sụp đổ của TerraUSD (UST), thị trường tiền ảo bị làm cho rung chuyển niềm tin trong lĩnh vực tiền điện tử và đẩy nhanh đà trượt giá của các loại tiền kỹ thuật số.

Quốc gia “đu đỉnh Bitcoin” đối mặt nguy cơ vỡ nợ…

Năm 2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên chính thức hợp pháp hóa đồng Bitcoin. Từ lúc đó, nhiều chuyên gia đã cảnh báo việc đầu tư công quỹ vào đồng tiền phi tập trung và thiếu tính ổn định như Bitcoin sẽ phá hủy cả quốc gia này.

Tròn 1 năm sau, nhiều người phản đối Bitcoin cho rằng đồng tiền này đã phá hủy nền dân chủ, cản trở nhân quyền và gây nguy hại đến tương lai của nền kinh tế. Trong khi đó, lợi ích chỉ tập trung đến tay những nhà đầu tư tiền mã hóa giàu có.

Tính đến hiện tại, Tổng thống Bukele cho biết đã mua tổng cộng 2.400 đồng Bitcoin với giá hơn 100 triệu USD. Nhưng với tình trạng lao dốc của thị trường, số Bitcoin của El Salvador đã mất giá 60%. Trong khi đó, quốc gia Trung Mỹ đang nợ 23 tỷ USD và phải trả 800 triệu USD cho IMF vào năm 2023.

Trái phiếu bitcoin trị giá 1 tỷ USD của El Salvador (còn được gọi là Trái phiếu núi lửa) vẫn chưa có ngày ra mắt, mặc dù đã được Bukele công bố vào tháng 11/2021.

Hàng loạt sàn giao dịch tiền ảo bị “sờ gáy”

Gần đây, khách hàng của 16 sàn giao dịch tiền ảo lớn tại Hàn Quốc có nguy cơ “bay” tài khoản vĩnh viễn do cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc đã chặn 16 sàn giao dịch tiền ảo chưa đăng ký này.

Theo đó, 16 công ty bị phát hiện có hành vi hoạt động kinh doanh nhắm mục tiêu nhắm mục tiêu đến khách hàng Hàn Quốc thông qua trang web bằng tiếng Hàn và các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng. Tất cả các hoạt động này đều thuộc Đạo luật Báo cáo Giao dịch Tài chính.

Các nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt đầu tăng cường các cuộc thăm dò của họ trong ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước sau khi Terra sụp đổ 40 tỷ USD vào tháng 3/2022.

Ngày 23/8/2022, Ủy ban Chứng khoán Ontario Canada (OSC) đã cảnh báo người tiêu dùng về việc một nhóm sàn giao dịch tiền ảo bao gồm KuCoin và các công ty con đã không đăng ký giao dịch tại quốc gia này.

Đáng chú ý, cảnh báo mới của OSC đối với KuCoin bao gồm 13 tổ chức là cảnh báo thứ 2 trong tháng 8 vừa qua.

Mánh khoé: Đủ nạn nhân là… sập

Thời gian gần đây, sàn ngoại hối FVP TRADE liên tục bị các cơ quan truyền thông phản ánh về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; hoạt động theo mô hình đa cấp trái phép tại Việt Nam.

Chuyên gia chia sẻ  Pros and Cons là gì? Ý nghĩa của Pros and Cons với doanh nghiệp

Ngày 18/7/2022, đại diện ban quản lý của sàn Forex này đã có thông báo gửi nhà đầu tư. Theo đó, công ty này đã quyết định tạm thời xóa tất cả dữ liệu hệ thống, quyền truy cập và thông tin, đồng thời, phong tỏa tài khoản của khách hàng.

Điều này đồng nghĩa hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư Việt Nam trên sàn Forex này bị đóng băng, thậm chí là mất trắng. Trước cú sốc này, nhiều người cho biết, họ gần như sẽ đối mặt với việc tán gia bại sản, thậm chí, nợ nần chồng chất.

Thời điểm này, khi chứng khoán, bất động sản sụt giảm, dòng tiền nhàn rỗi nhiều hơn khiến một bộ phận người dân thu nhập giảm sút nhưng thích kiếm tiền nhanh với vốn đầu tư có hạn, nên càng dễ sập bẫy lừa đảo với mọi hình thức.

“Tan cửa nát nhà” vì đầu tư tiền ảo

Gần đây, giám đốc điều hành quỹ đầu tư Hashed, Simon Seojoon Kim đã lên tiếng xác nhận mức độ tổn thất trong vụ sụp đổ LUNA-UST.

Được biết, Hashed đã mua 30 triệu token LUNA trong những ngày đầu của dự án. Lượng token đó từng có trị giá 3,6 tỷ USD khi giá LUNA đạt đỉnh vào đầu tháng 4/2022.

Quỹ đầu tư Hashed là cái tên mới nhất gia nhập nhóm các cá nhân, tổ chức phải chịu thiệt hại lên tới hàng tỉ đô vì vụ việc Terrra.

Bên cạnh đó, CEO của sàn giao dịch Binance, Changpeng Zhao tiết lộ số tiền thua lỗ của ông lên tới 1,6 tỷ USD. Giá trị của lượng token LUNA và UST mà ví ông đang nắm giữ tại thời điểm tháng 04/2022 cho đến sau cú sập chỉ còn lại có 3.000 USD.

Dùng tiền hưu trí của khách hàng “ném” vào tiền ảo, quỹ bảo hiểm lớn tại Canada thua thảm

Một ví dụ đau thương hơn là câu chuyện Quỹ bảo hiểm và hưu trí lớn thứ 2 của Canada đang phải chịu thiệt hại hàng trăm triệu USD vì đầu tư vào Celsius. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra.

Cụ thể sự kiện xuất phát từ việc quỹ bảo hiểm và hưu trí lớn thứ 2 của Canada, Caisse de Dépôt, đã đầu tư 150 triệu USD vào Celsius 9 tháng trước khi công ty phá sản vào giữa tháng 07/2022.

Vào thời điểm đầu tư, Caisse de Dépôt đã dành nhiều lời khen ngợi cho Celsius, xem công ty là nền tảng cho vay Crypto hàng đầu toàn cầu.

Tuy nhiên, khi mọi thứ sụp đổ quá nhanh chóng và Celsius lâm vào hoàn cảnh mất khả năng thanh toán với khoản lỗ 1,2 tỷ USD, Caisse de Dépôt đang đứng trước nguy cơ trắng tay. Quỹ hưu trí dự kiến ​​sẽ đưa ra báo cáo trong thời gian tới nhằm nêu rõ mức độ thiệt hại.

Đằng sau sự sụp đổ của công ty cho vay tiền mã hóa tỷ USD

Celsius – công ty với 1,7 triệu khách hàng, từng quản lý khối tài sản 25 tỷ USD – vừa phá sản. Những người dùng từng được hứa hẹn trả lãi 19% giờ có thể trắng tay.

Tất cả cho thấy đòn bẩy trong đầu tư là một chất gây nghiện. Trong vỏn vẹn 2 tuần, có tới 3 tên tuổi lớn của ngành công nghiệp tiền mã hóa phá sản. Giới quan sát coi đây là “khủng hoảng Lehman Brothers” của tiền mã hóa.

Vấn đề nằm ở chỗ tỷ suất lợi nhuận hàng năm gần 20% được Celsius hứa hẹn với khách hàng là không thực tế.

Tất cả cho thấy đòn bẩy trong đầu tư là một chất gây nghiện…

Những lời hứa về các khoản đầu tư sinh lời lớn nhằm thu hút thêm khách hàng là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ. Lời hứa về lãi suất trên trời đã nhanh chóng thu hút người dùng mới.

Vụ đổ vỡ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers (Mỹ) do khủng hoảng nợ dưới chuẩn đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Chuyên gia chia sẻ  Tấn công 51% (51% attack) là gì?

Khác với hệ thống ngân hàng truyền thống, các công ty cho vay tiền mã hóa không có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng khi xảy ra sự cố như bảo hiểm tiền gửi.

Cái kết “đắng” của cha đẻ đồng tiền số LUNA

Hôm qua (14/9), Toà án tại Hàn Quốc vừa phát lệnh bắt giữ ông Do Kwon, đồng sáng lập Terraform Labs, công ty phát hành đồng ổn định (stable-coin) từng sụp đổ vào tháng 5 vừa qua.

Theo văn phòng công tố quận tại Seoul, Do Kwon cùng 5 đối tượng khác bị bắt giữ theo lệnh toà án. Theo nguồn tin từ một tờ báo địa phương các đối tượng bị cáo buộc là đã vi phạm quy tắc thị trường vốn. Cả 6 đối tượng đều đang ở Singapore. Đến nay, phía Do Kwon vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin trên.

Do Kwon bị các nhà đầu tư cáo buộc là đã gian lận, gây thiệt hại hàng triệu USD cho giới đầu tư trong và ngoài nước sau khi giá trị thực tế của đồng tiền số Luna giảm xuống bằng 0 vào tháng 5, tiếp theo sự sụp đổ của TerraUSD.

Bất chấp nỗ lực giải cứu của các nhà đồng sáng lập, cả hai đồng tiền số này vẫn gần như vô giá trị. Về phần Do Kwon, anh bị chỉ trích là có cách ứng xử vô trách nhiệm khi sự cố xảy ra. Theo Reuters, đến nay đã có gần 80 người đệ đơn kiện chống lại Do Kwon và nhà đồng sáng lập Daniel Shin.

Tháng trước, trong cuộc phỏng vấn công khai lần đầu tiên, Do Kwon nói rằng anh đang hợp tác chặt chẽ với nhà chức trách. Nhà sáng lập Terraforms cũng tái khẳng định cam kết với mã thông báo Luna (được phát hành lại).

Kể từ lúc lệnh bắt được phát đi, giá trị của đồng tiền ảo Terra mới (Luna) đang giảm không phanh. Cụ thể, Luna đã giảm từ mức 103,000VNĐ tại 13h xuống còn khoảng 69.000VNĐ vào 16h45p ngày 14/9.

Tương lai tiền ảo sẽ đi về đâu khi “Lùa gà”, phá sản hay đau thương hơn là “Chém gió” công nghệ?

Vụ sụp đổ của LUNA đặt ra nhiều câu hỏi về tính ổn định của các tài sản mã hóa. Trong khi nhiều người đã dự báo một vụ sụp đổ như vậy sẽ xảy ra, dự án vẫn nhận được sự hậu thuẫn của một số nhà đầu tư có tiếng như Galaxy Digital, Coinbase Ventures, Pantera Capital…

Hệ lụy từ vụ sụp đổ đang được so sánh với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. LUNA/UST “cắm đầu” đã xóa sổ hơn 830 tỷ USD tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử.

Không chỉ riêng các token mất giá trị, hơn 100 dự án trong hệ sinh thái Terra – bao gồm các bộ sưu tập NFT (non-fungible token – tài sản không thể thay thế), các nền tảng DeFi và các ứng dụng Web 3.0 – cũng đang chịu áp lực.

Các cơ quan quản lý đang nhấn mạnh hơn nữa rủi ro của các tài sản số. Nhiều bên cảnh báo về những ảnh hưởng tiềm ẩn lớn hơn nữa đến thị trường tài chính khi nhiều công ty lớn hiện nắm giữ bitcoin và các tài sản số khác trong bảng cân đối kế toán.

Vụ việc Terra còn đe dọa “dội gáo nước lạnh” vào các đợt huy động vốn của các công ty khởi nghiệp tiền điện tử do các bên cấp vốn có thể đánh giá lại rủi ro.

Tại Việt Nam, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần phát đi thông điệp: Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi không đúng với pháp luật hiện hành.

Thị trường tiền ảo đang khó khăn chồng chất…

Nhiều người Việt phá sản vì tiền số: Vì sao chưa cấm cửa “sòng” Binance?

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button