Gỗ Maple là gì? Có tốt không? Có đặc điểm gì?
Ngày nay, bên cạnh các sản phẩm nội thất bằng gỗ như: gỗ thông, gỗ cao su, gỗ tần bì, vv…. thì những sản phẩm nội thất làm bằng bằng gỗ Maple ngày một được ưa chuộng. Vậy tại sao các sản phẩm làm bằng gỗ maple lại được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn đến vậy? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về loại gỗ này.
Gỗ Maple là gỗ gì?
Gỗ Maple là một loại gỗ được dùng để sản xuất nội thất, phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng như những loại gỗ khác trên thị trường hiện nay. Đây là loại gỗ nhập khẩu khá được ưa chuộng trong giới sản xuất nội thất. Sau đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng gỗ này.
Thông tin khoa học về gỗ Maple
Gỗ Maple có tên khoa học là Acer saccharum, là loại gỗ sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới lạnh như: Bắc Mỹ, Trung Quốc, Canada hay Nga. Giống như gỗ cao su, đây cũng là cây thân gỗ có chiều cao trưởng thành từ 25- 30m. Có thể nói, gỗ Maple là loại gỗ khá đặc biệt so với những loại gỗ khác.
Cây Maple được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Các loại Maple phổ biến nhất được trồng kinh tế là Sugar Maple và Red Maple, và chúng chủ yếu được trồng ở Bắc Mỹ.
Sugar Maple là loại cây chủ yếu được trồng ở miền Đông và miền Trung của Hoa Kỳ và miền Nam Canada. Red Maple cũng phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ, đặc biệt là ở miền Đông và miền Trung Hoa Kỳ.
Ngoài ra, còn có các loại Maple khác như Silver Maple, Bigleaf Maple và Japanese Maple cũng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới với mục đích trang trí cảnh quan hoặc sản xuất gỗ.
Tùy thuộc vào loại Maple và mục đích trồng, chúng được trồng ở các vùng đất khác nhau với điều kiện khíhậu và địa hình phù hợp. Ví dụ, Sugar Maple thường được trồng ở vùng đất có khí hậu ôn đới với mùa đông lạnh giá và mùa hè ấm áp, đất phù sa và độ ẩm vừa phải. Trong khi đó, Japanese Maple thường được trồng ở các vùng đất có khí hậu mát mẻ và ẩm ướt, đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Các tên gọi khác của gỗ Maple
Bên cạnh tên gọi gỗ Maple hay tên khoa học của chúng, thì gỗ còn có tên gọi khác là gỗ phong hay gỗ thích. Ở mỗi bài viết hay ở mỗi nơi khác nhau bạn có thể nghe tên gọi của gỗ khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả tên gọi nêu trên đều là gỗ Maple.
Đặc tính sinh trưởng và hình thái của gỗ Maple
Giống cây gỗ Maple này thuộc chi Accer, cây thường được trồng để lấy gỗ. Ở các nước có vùng khí hậu nhiệt đới lạnh cây sống và thích nghi tốt, vì vậy gỗ Maple không thích hợp trồng tại Việt Nam.
Là một loại gỗ chỉ sống được ở những vùng có điều kiện thời tiết nhiệt đới lạnh, vì thế gỗ khá khó trồng ở vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cũng như không thể chịu được các loại côn trùng, mối mọt. Cây cao trên 20m thường được dùng để lấy gỗ và gỗ của cây khi trưởng thành xuất hiện các vân nổi trên nền kem trắng rất nổi bật.
Các loại gỗ Maple
Có nhiều loại gỗ Maple trên thị trường, trong đó có 2 loại gỗ được dùng phổ biến nhất là gỗ Hard Maple và Soft Maple. Hai loại gỗ này thường chỉ khác nhau về độ cứng và mềm như tên gọi của chúng. Ngoài ra, màu sắc đường vân giữa 2 loại gỗ cũng có sự khác nhau.
Gỗ Maple cứng
Gỗ Maple cứng hay còn gọi là hard Maple. Thớ gỗ Maple mỏng và màu sắc của vân gỗ thường có màu trắng. Tuy nhiên, độ cứng của gỗ cứng hơn 25% so với gỗ Maple mềm.
Gỗ Maple cứng có đường vân tăng trưởng khắn khít hơn so với Maple mềm do gỗ Maple cứng phát triển chậm hơn. Về màu sắc, Maple cứng thường có màu sáng hơn và đồng đều hơn so với Maple mềm.
Gỗ Maple mềm
Độ cứng của gỗ Maple mềm không cao bằng gỗ Maple cứng, chính vì vậy loại gỗ này ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên, gỗ Maple mềm vẫn có những nét đặc trưng và ưu điểm riêng của chúng.
Màu sắc của gỗ Maple mềm thường tối hơn Maple cứng, và còn thay đổi tùy theo vùng miền nơi trồng gỗ. Vòng tăng trưởng của gỗ Maple mềm không khít bằng Maple cứng, và vân gỗ thường có màu nâu đỏ nhạt cho đến nâu đỏ sậm.
Đặc điểm của gỗ Maple
Đặc điểm của gỗ là dấu hiệu để phân biệt những loại gỗ với nhau. Gỗ Maple dác gỗ chủ yếu là màu trắng kem, đôi khi có phớt màu nâu nhạt đi cùng. Tùy vào độ tuổi và khu vực trồng gỗ, mà màu của tâm gỗ Maple có thể thay đổi từ nâu nhạt đến nâu sậm.
Mặt gỗ Maple có thớ khổ rất khít, khi xẻ ra thành phẩm nhìn vô cùng đẹp mắt. Ở gỗ thích còn có một đặc điểm để người dùng có thể phân biệt với các nhóm gỗ khác đó là: các vết lốm đốm nhỏ xuất hiện ở khắp thân gỗ và dác gỗ.
Gỗ Maple có tốt không?
Chắc hẳn bất kỳ ai cũng đều tồn tại cho mình câu hỏi: “Liệu sản phẩm đó có thật sự tốt không?”, “Chất lượng của nó ra sao?” khi quyết định mua bất kỳ một sản phẩm nào, và gỗ Maple không phải là một ngoại lệ. Những ưu và nhược điểm sau đây chúng mình sẽ giúp bạn trả lời cho bâng khuâng của mình.
Ưu điểm
Do đặc điểm của gỗ là gỗ cứng và nặng, chính vì vậy gỗ có khả năng chịu lực khá lớn. Không chỉ thế, gỗ còn có khả năng ma sát và kháng mài mòn cao. Tuy nhiên, điểm nổi trội khiến gỗ Maple ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đó là: gỗ có thể nhuộm thành màu anh đào và đánh bóng theo nhu cầu của khách hàng, và gỗ còn dễ được uốn cong bằng hơi nước.
Điều đặc biệt là gỗ Maple có vân gỗ trang nhã, tinh tế và đẹp mắt, với các sọc vân màu nâu đậm, nâu sáng hoặc nâu vàng nhạt. Một số loại Maple có vân gỗ màu đỏ hoặc cam, như là Red Maple hay Bigleaf Maple. Các sọc vân gỗ Maple thường khá rõ nét và tạo nên vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.
Màu sắc của gỗ Maple thường có màu trắng sữa đến màu kem nhạt, với một số phần màu nâu hoặc vàng nhạt. Khi được xử lý hoặc sơn, Maple có thể có màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào phong cách thiết kế và sở thích cá nhân. Với màu sắc và vân gỗ đặc trưng, Maple rất thích hợp sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nội thất có màu sáng và trang nhã, hoặc để tạo ra các sản phẩm gỗ thủ công với vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ.
Nhược điểm
Nhược điểm có thể nói là lớn nhất của nhóm gỗ Maple chính là: gỗ dễ bị trầy xước và không có khả năng chống mối mọt như các loại gỗ khác. Vì có độ bền kém hơn các nhóm gỗ khác trên thị trường, nên gỗ Maple thường được các nhà sản xuất ưu tiên chọn làm đồ nội thất trong nhà để hạn chế sự hư hỏng nhiều do điều kiện thời tiết bên ngoài.
Ứng dụng của gỗ Maple
Ứng dụng lớn nhất mà các nhóm gỗ mang lại cho đời sống ngày nay là sản xuất nội thất. Gỗ Maple được ứng dụng khá nhiều trong ngành nội thất, những sản phẩm được tạo ra từ gỗ thích khá đa dạng về kiểu dáng và chất lượng. Dưới đây là một số ứng dụng của gỗ Maple.
Đồ nội thất
Gỗ Maple được ứng dụng để sản xuất các đồ nội thất như: tủ quần áo, bàn ghế, bàn trang điểm, giường, ván sàn, tủ bếp, vv… dựa vào đặc tính lý hóa của gỗ. Các sản phẩm nội thất làm từ dòng gỗ này thường có màu sắc trắng sáng, nhẹ nhàng nên rất phù hợp với khách hàng yêu thích sự trang nhã.
Nhạc cụ
Gỗ Maple còn được dùng để sản xuất nhạc cụ. Một loại nhạc cụ hoàn thiện được tạo ra ắt phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó không thể thiếu công đoạn lựa chọn chất liệu, gỗ Maple là một lựa chọn hoàn hảo. Gỗ phong có tính chất khá phù hợp với việc sản xuất nhạc cụ: là gỗ nặng nhưng trọng lượng rất nhẹ, bề mặt trơn bóng và có thể nhuộm màu.
Các vật dụng trong phòng bếp
Đồ dùng nhà bếp cũng là một trong những dòng sản phẩm được khách hàng chú trọng. Ngày nay, việc sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe đã trở thành xu hướng, nhờ vậy nó đã ảnh hưởng đến thói quen sử dụng các sản phẩm, vật dụng làm từ gỗ của người tiêu dùng nhiều hơn. Từ đó, các đồ dùng bằng gỗ Maple được ra đời nhiều hơn như: thớt gỗ, muỗng đũa, dao, dĩa hay thậm chí là bát bằng gỗ.
Ứng dụng nhựa Maple
Ngoài việc cung cấp gỗ, cây gỗ phong còn cung cấp nhựa. Syrup Maple được biết đến là loại syrup từ nhựa cây phong, đây được xem là thành phần không thể thiếu trong công thức làm bánh hay pha chế các món ăn khác nhau.
Syrup Maple không chỉ tăng hương vị cho các món ăn mà nó còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Có tác dụng trong bảo vệ làn da chống các tác nhân oxi hóa, chống ung thư, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, tăng hệ miễn dịch, vv….
Giá trị kinh tế của gỗ Maple
Giá trị kinh tế mà gỗ Maple mang lại không hề nhỏ đối với ngành kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước Bắc Âu, Canada nói chung. Tuy là loại gỗ nhập khẩu, nhưng sức ảnh hưởng của gỗ đến thị trường Việt Nam là không nhỏ. Chất lượng gỗ tốt đi đôi cùng giá cả phải chăng, gỗ Maple ngày một được người tiêu dùng tin yêu và lựa chọn.
Ngoài ra, hiện tại đang có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu số lượng lớn gỗ Maple để sản xuất nội thất xuất khẩu. Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Maple rất được người tiêu dùng nước ngoài yêu thích.
Những câu hỏi thường gặp về gỗ Maple
Có rất nhiều vấn đề xoay quanh việc lựa chọn một sản phẩm hay một chất liệu nào đó, và gỗ không là trường hợp ngoại lệ. Chất lượng, khả năng chống nước, chống bẩn, độ bền hay giá thành của sản phẩm mà khách hàng cần mua là bao nhiêu? Những câu trả lời dưới đây, sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc và nắm rõ hơn về gỗ Maple.
Lời kết
Trên đây là bài viết tóm tắt về gỗ Maple. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu và biết rõ hơn phần nào về gỗ Maple để có thể đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp nhất. Tuy tồn tại những nhược điểm như nêu trên, nhưng nhìn chung gỗ thích vẫn là dòng sản phẩm có chất lượng tốt và khá phù hợp với túi tiền của bạn.
Tham khảo thêm về các loại gỗ khác tại đây: