Kiến thức

Khai báo sai (Misrepresentation) là gì? Phân loại và ví dụ

Hình minh họa. Nguồn: www.propertycasualty360.com

Khai báo sai

Khái niệm

Khai báo sai trong tiếng Anh là Misrepresentation.

Khai báo sai là việc báo cáo sai sự thật do một bên đưa ra làm ảnh hưởng đến quyết định của bên kia trong việc đồng ý hợp đồng.

Nếu việc khai báo sai bị phát hiện, hợp đồng có thể được tuyên bố vô hiệu. Tùy thuộc vào tình huống, bên bị ảnh hưởng xấu có thể đòi bồi thường thiệt hại. Trong một tranh chấp hợp đồng như vậy, bên khai báo sai là bị đơn, và bên bị ảnh hưởng bởi hành vi khai báo sai là nguyên đơn.

Phân loại

Khai báo sai chỉ áp dụng cho các báo cáo sự việc, không áp dụng cho các ý kiến hoặc dự đoán. Có ba loại khai báo sai:

Vô ý khai báo sai (Innocent misrepresentation) là việc công bố sai sự thật nhưng tại thời điểm kí hợp đồng, người đó không biết thông tin đó là sai sự thật. Biện pháp khắc phục trong tình huống này thường là hủy bỏ hợp đồng.

Loại thứ hai là khai báo sai do cẩu thả (negligent misrepresentation), một tuyên bố mà người khai báo không cố gắng xác minh thôn tin là đúng trước khi thực hiện hợp đồng. Điều này vi phạm điều khoản “chăm sóc hợp lí” (reasonable care) mà một bên phải thực hiện trước khi tham gia thỏa thuận. Biện pháp khắc phục cho sự bất cẩn là hủy bỏ hợp đồng và có thể phải bồi thường thiệt hại.

Chuyên gia chia sẻ  Bingbon – Sàn Copy Trade lớn nhất hiện nay

Loại thứ ba là khai báo gian lận (fraudulent misrepresentation), người công bố thông tin đã biết thông tin đó là sai nhưng vẫn cố tình khai báo để đối tác kí hợp đồng. Bên bị thiệt hại sẽ tìm cách vô hiệu hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.

Ví dụ

Trong một số tình huống, chẳng hạn như khi có mối quan hệ ủy thác, việc khai báo sai có thể xảy ra khi người được ủy thác không tiết lộ sự thật mà họ biết. Hoặc việc không sửa một khai báo sai trước đó cũng sẽ là khai báo sai.

Sự khai báo sai là một cơ sở để các giao dịch vi phạm hợp đồng bất kể qui mô nào. Một người bán một chiếc xe hơi có thể khai báo sai số dặm cho người mua tiềm năng mà có thể gây ra quyết định mua xe của người đó. Nếu người mua sau đó phát hiện ra rằng chiếc xe có độ hao mòn nhiều hơn so với khai báo, anh ta có thể nộp đơn kiện người bán.

Việc khai báo sai có thể được coi là việc đòi nợ trước hạn của người cho vay (ví dụ trong một hợp đồng tín dụng). Khai báo sai cũng là căn cứ để chấm dứt thỏa thuận mua bán và sáp nhập (M&A), trong trường hợp đó có thể áp dụng một khoản phí phá vỡ.

(Nguồn tham khảo: Investopedia)

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button