Kiến thức

Mô hình Ponzi là gì? Bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo Ponzi trong đầu tư

Mô hình Ponzi hay còn được biết đến với một cái tên phổ biến đó là mô hình “ đa cấp”. Mặc dù nhiều người có thể nghĩ rằng các mô hình Ponzi rất hiếm và dễ phát hiện, nhưng trên thực tế, các mô hình này rất phổ biến, các mô hình Ponzi là một loại gian lận đầu tư xảy ra thường xuyên trên khắp thế giới và có thể đánh lừa ngay cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm với một khoản tiền lớn. Bài viết này của Vietcap này sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích về cách tránh rơi vào mô hình Ponzi, những việc cần làm nếu bạn trở thành nạn nhân và hiểu rõ hơn về mô hình này.

Mô hình ponzi là gì?

Mô hình Ponzi hay còn gọi là mô hình đa cấp là một hình thức gian lận đầu tư bằng cách trả tiền cho các nhà đầu tư hiện tại bằng tiền thu được từ các nhà đầu tư mới. Những người tổ chức mô hình Ponzi thường hứa sẽ đầu tư tiền của bạn và tạo ra lợi nhuận cao với ít có rủi ro. Mặc dù không có bất kỳ hoạt động đầu tư hay kinh doanh thực sự trong mô hình này

Khi tham gia vào một mô hình Ponzi “thành công” là các nhà đầu tư sẽ sớm nhận được khoản thanh toán lợi nhuận của bạn như đã hứa. Các nhà đầu tư ban đầu lan truyền câu chuyện thành công của họ để vô tình lôi kéo các nhà đầu tư mới vào trò lừa đảo. Các mô hình Ponzi có thể tiếp tục phát triển trong vài tháng, hoặc có thể vài năm, trước khi mọi người bắt kịp và mô hình này sụp đổ.

Mô hình Ponzi là gì – Kẻ lừa đảo thu lợi nhuận bằng cách thu phí đối với các khoản đầu tư hoặc đơn giản là bỏ trốn bằng tiền của các nhà đầu tư. Các mô hình Ponzi thường sụp đổ khi không có đủ vốn mới để trả cho nhóm các nhà đầu tư hiện tại ngày càng tăng.

Nguồn gốc của mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi, người được cho là người phát minh ra loại hình lừa đảo này. Chính vì giá của tem phiếu khác nhau trên toàn thế giới nên Ponzi đã mua IRC tại nước ngoài và bán nó với giá cao tại Mỹ. Ước tính lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí là hơn 400% và hoàn toàn hợp pháp. Để tiếp tục phát triển dự án này, ông vay mượn tiền từ bạn bè, hứa sẽ trả lãi suất lên đến 50% trong vòng 45 ngày và sau đó họ đã được trả lại như cam kết. Món hời trên ngay lập tức thu hút rất nhiều nhà đầu tư và số tiền đã lên đến hơn 1 triệu USD mỗi tuần.

Chuyên gia chia sẻ  Đường EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Các nhà đầu tư ban đầu đã nhận được các khoản thanh toán như đã hứa vì ông Ponzi đang sử dụng tiền từ các nhà đầu tư sau để trả các khoản thanh toán đã hứa cho các nhà đầu tư trước đó. Trò lừa đảo tiếp tục phát triển khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư bị thu hút bởi những câu chuyện về các khoản thanh toán khổng lồ, đã đầu tư tiền vào IPRC. Cuối cùng, mô hình này sụp đổ, ngay khi các nhà đầu tư đã trả cho ông Ponzi vài triệu đô la – đó là một khoản tiền khổng lồ, đặc biệt là vào đầu thế kỷ 20. Cho tới khi bị tờ Boston Post điều tra, Ponzi đã khiến các nhà đầu tư mất trắng 20 triệu USD, đồng thời khiến 6 ngân hàng phá sản.

Các mô hình Ponzi ngày nay hoạt động về cơ bản giống như tên gọi của chúng. Những nhà đầu tư ban đầu, bị thu hút bởi những lời hứa hẹn về khoản thanh toán khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn, đã đầu tư một khoản tiền lớn (đôi khi thậm chí hàng tỷ đồng) vào các khoản đầu tư hay mô hình kinh doanh mà thủ phạm đang bán vào một thời điểm nhất định. Thủ phạm có thể đề nghị đầu tư vào bất động sản, huy động tiền gửi, chứng khoán, tiền số, quỹ hay kinh doanh thực phẩm chức năng, thiết bị…hoặc bất kỳ hình thức đầu tư nào khác mà thủ phạm có thể nghĩ ra.

Dấu hiệu của một mô hình Ponzi?

Tại Việt Nam, vẫn còn rất nhiều cá nhân chưa đủ các kiến thức tài chính để tránh khỏi những kế hoạch lừa đảo. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết đó, nhiều mô hình gian lận hình thành gây tổn hại hàng chục nghìn tỷ đồng. Qua thực tế những thương vụ lừa đảo đầu tư vào mô hình Ponzi tại Việt Nam và trên khắp thế giới, đều bộc lộ một số dấu hiệu điển hình như:

  • Lợi nhuận quá cao, thậm chí có thể cao tới 10% mỗi tháng với ít hoặc không có rủi ro. Mọi khoản đầu tư đều có một mức độ rủi ro nhất định và các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn thường có nhiều rủi ro hơn. Bạn hãy hết sức nghi ngờ về bất kỳ cơ hội đầu tư nào “được bảo đảm”.
  • Lợi nhuận quá nhất quán, ổn định. Các khoản đầu tư có xu hướng tăng và giảm theo thời gian. bạn hãy hoài nghi về một khoản đầu tư thường xuyên tạo ra lợi nhuận dương bất kể điều kiện thị trường chung.
  • Kinh doanh hay huy động đầu tư không có giấy phép. Luật chứng khoán hay luật kinh doanh luôn luôn yêu cầu các công ty kinh doanh và quỹ đầu tư phải được cấp phép hoặc đăng ký. Hầu hết các mô hình Ponzi liên quan đến các cá nhân không có giấy phép hoặc các công ty chưa đăng ký. Việc đăng ký rất quan trọng vì nó cung cấp cho các nhà đầu tư quyền truy cập vào thông tin về quản lý, sản phẩm, dịch vụ và tài chính của công ty.
  • Chiến lược bí mật, phức tạp. Tránh đầu tư nếu bạn không hiểu biết về công ty đó hoặc không thể có được thông tin đầy đủ về chúng.
  • Các vấn đề với tài liệu, báo cáo kinh doanh. Không cung cấp đầy đủ tài liệu hay báo cáo kinh doanh, đầu tư rõ ràng minh bạch có thể là dấu hiệu cho thấy tiền không được đầu tư hay kinh doanh như đã hứa.
  • Khó khăn khi rút tiền. Hãy nghi ngờ nếu bạn không nhận được khoản thanh toán hoặc gặp khó khăn khi rút tiền mặt. Những người quảng bá mô hình Ponzi đôi khi cố gắng ngăn người tham gia rút tiền bằng cách đưa ra lợi nhuận cao hơn nếu ở lại lâu hơn.
Chuyên gia chia sẻ  Thế giới

Cách phòng tránh mô hình ponzi

Sau 100 năm ra đời, mô hình Ponzi vẫn dựa trên những nguyên tắc cũ, nhưng đã biến hóa muôn hình vạn trạng. Ở Việt Nam hiện nay, Ponzi đã biến tướng đến độ ngay cả những người có kiến thức tài chính vẫn có thể sập bẫy, thông qua những đặc điểm nhận dạng lừa đảo đầu tư vào mô hình Ponzi, bạn có thể nghiên cứu một số đề xuất để tránh rơi vào mô hình ponzi

  • Thủ phạm của mô hình Ponzi thường đảm bảo lợi nhuận cao trong một khoảng thời gian ngắn. Các khoản đầu tư hợp pháp luôn tiềm ẩn rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn là một điều tất yếu, đặc biệt là trong môi trường kinh tế đầy biến động mà bạn đã và đang trải qua. Nếu bạn được hứa hẹn một khoản lợi nhuận đảm bảo cho khoản đầu tư của mình, hoặc nếu bạn được hứa hẹn một khoản lợi nhuận cao bất thường từ khoản đầu tư của mình với rất ít rủi ro, thì hãy cẩn thận!
  • Cảnh giác với những người quảng bá mà không cung cấp cho bạn những giải thích rõ ràng về cách thức hoạt động của khoản kinh doanh, đầu tư hoặc những người từ chối cung cấp cho bạn thông tin chi tiết bằng văn bản. Nếu người lôi kéo đầu tư từ chối giải thích cách thức hoạt động của khoản đầu tư vì nó “quá phức tạp” hoặc “đây không phải là điều bạn cần lo lắng”, thì đây là dấu hiệu cảnh báo về lừa đảo tiềm ẩn. Điều quan trọng nhất là bạn hiểu các khoản đầu tư của mình và cách thức hoạt động.
  • Yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết, bằng văn bản, bao gồm thông tin về công ty, nhân viên tư vấn và hồ sơ theo dõi tài chính của công ty, tài liệu về khoản đầu tư, bao gồm chi phí, giá trị thị trường hợp lý, thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng, và những gì bạn không hiểu rõ ràng với khoản đầu tư này. Bất kỳ đảm bảo, bảo hành hoặc quy định hoàn trả phải bằng văn bản.
  • Hiểu bản chất của hoạt động kinh doanh cơ bản và đầu tư, tỷ lệ thành công cũng như rủi ro đi kèm, người chịu trách nhiệm về hoạt động và trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và đào tạo, lịch sử đầu tư của họ; kiểm tra và đánh giá báo cáo hàng năm, kiểm toán, báo cáo tài chính
  • Thực hiện thẩm định; kiểm tra lý lịch và tìm kiếm trên Internet về khoản đầu tư, cũng như các cá nhân và công ty liên quan đến khoản đầu tư. Nghiên cứu khoản đầu tư và tìm hiểu xem các tổ chức công ty này đã được đăng ký với cơ quan quản lý thích hợp chưa.
  • Cuối cùng nếu bạn phát hiện mình đã sa lầy vào một mô hình Ponzi thì hãy bình tĩnh và dừng đầu tư ngày lập tức, cố gắng rút tiền đã đầu tư càng sớm càng tốt. Cảnh báo gia đình và bạn bè để ngăn họ trở thành nạn nhân tiếp theo.
  • Cần có tinh thần cảnh giác cao với các kế hoạch đầu tư được mời chào với lợi nhuận siêu khủng, nhận tiền theo hàng tháng mà không cần làm bất cứ điều gì. Việc nâng cao khả năng sàng lọc các luồng thông tin trong bối cảnh thị trường đầu tư còn nhiều lỗ hổng trong hành lang pháp lý, cũng giúp bạn giảm thiểu tối đa các rủi ro đầu tư tài chính.
Chuyên gia chia sẻ  Avatar DK

Tham khảo:

  • Rủi ro trong đầu tư chứng khoán – Cơ hội hay thách thức
  • Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý
  • Khái niệm về trái phiếu – Những rủi ro khi đầu tư Trái phiếu
  • Khẩu vị rủi ro là gì? Cách xác định khi đầu tư tài chính

Những kế hoạch lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi đã nở rộ khắp mọi miền ở Việt Nam, hoạt động ngày càng tinh vi hơn, ngụy trang kín đáo hơn nhằm vào những người thiếu kiến thức về đầu tư. Hy vọng với bài viết này Vietcap đã giúp bạn đề cao tinh thần cảnh giác, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và đặc biệt là ý thức tự trau dồi và nâng cao hiểu biết về tài chính cá nhân, kiến thức đầu tư.

Powered by Froala Editor

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button