Cung tiền tệ (Money Supply) là gì? Các khối tiền tệ và hàm cung tiền tệ
Cung tiền tệ (Money Supply)
Định nghĩa
Cung tiền tệ trong tiếng Anh là Money Supply hay còn gọi là Supply of Money. Cung tiền tệ là tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng.
Các thuật ngữ liên quan
Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông là khối lượng tiền do tổng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong mọi thời kì quyết định.
Khối lượng tiền trong lưu thông là khối lượng tiền thực có trong lưu thông, do yếu tố chủ quan của con người phát hành để đưa vào lưu thông.
Tính lỏng hay còn gọi là tính thanh khoản (liquidity) là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản.
Các khối tiền tệ
Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông hay khối lượng tiền tệ danh nghĩa (Mn)
Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với giá cả hàng hóa, khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ.
Công thức tính:
Mn = (P x Q)/V
Trong đó:
P: mức giá cả hàng hóa
Q: tổng khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông
V: Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ
Khối lượng tiền trong lưu thông (Ms)
Mọi người có thể sử dụng nhiều loại tài sản khác nhau để giao dịch, mặc dù mỗi loại tài sản này có mức độ tiện lợi khác nhau. Tính chất không rõ ràng đó dẫn đến tình trạng có nhiều chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền tệ.
Khối lượng tiền trong lưu thông dùng để chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại một thị trường và trong một thời gian nhất định.
Khối lượng tiền trong lưu thông được kí hiệu là Ms. Các bộ phận của khối lượng tiền trong lưu thông bao gồm:
– M1: Được gọi là khối tiền tệ giao dịch, gồm những phương tiện có tính lỏng cao nhất, bao gồm:
+ Tiền mặt (tiền vàng, giấy bạc ngân hàng, tiền đúc lẻ)
+ Tiền gửi không kì hạn
– M2: Được gọi là khối tiền tệ giao dịch mở rộng, bao gồm:
+ M1
+ Tiền gửi có kì hạn
– M3: Khối tiền tệ tài sản, có tính lỏng thấp nhất, bao gồm:
+ M2
+ Tiền trên các chứng từ có giá (thương phiếu, tín phiếu,…)
– Ms: Khối lượng tiền trong lưu thông, bao gồm:
+ M3
+ Các phương tiện thanh toán khác
Mối quan hệ giữa Ms và Mn
Ms = Mn -> Cân bằng, tiền và hàng cân đối
Ms < Mn -> Hiện tượng thiểu phát
Ms > Mn -> Hiện tượng lạm phát
Hai chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất để nghiên cứu tác động của tiền tệ đối với nền kinh tế là M1, M2. Khi nghiên cứu thị trường tiền tệ các nhà kinh tế thường giả định khối lượng tiền tệ tính theo tiền giao dịch M1.
Hàm cung tiền tệ (MS)
Nếu gọi Mn là cung ứng tiền tệ danh nghĩa, P là mức giá thì Mn/P là cung về số dư tiền tệ thực tế.
Lí thuyết về sự ưa thích thanh khoản giả định cung về số dư tiền tệ thực tế cố định.
Nghĩa là:
Với giả định này thì cung về số dư tiền tệ thực tế không phụ thuộc vào lãi suất, đồng thời nhà nước luôn mong muốn ấn định mức cung tiền.
Như vậy đường MS là đường thẳng đứng song song với trục lãi suất.
Đồ thị đường cung tiền
Đồ thị đường cung tiền được biểu diễn như sau:
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính)