Kiến thức

Hướng dẫn cách định giá một đồng coin trước khi lên sàn

  • Thứ nhất, làm thế nào để chúng ta có thể định giá được một dự án coin bất kỳ?
  • Thứ hai, những yếu tố nào giúp chúng ta xác định giá trị thực của một đồng coin?

Lưu ý: Nội dung bài viết là góc nhìn và kinh nghiệm cá nhân của tác giả. Nó không đại diện cho bất kỳ một tổ chức nào. Độc giả chỉ nên xem đây như là một nguồn thông tin tham khảo cho các quyết định đầu tư của mình. Nó sẽ không được xem như là lời khuyên đầu tư dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Mục lục

1. Đặt vấn đề 2. Cách để định giá một đồng coin 3. Các yếu tố giúp xác định giá trị thực của một đồng coin trước khi lên sàn 4. Lời kết

Đặt vấn đề

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao mỗi đồng coin khi niêm yết tại các sàn giao dịch lại có mức giá khác nhau hay chưa? Đó là do quy định của sàn hay chỉ đơn giản là “chủ dự án thích vậy”? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng liên tưởng đến thị trường tài chính truyền thống.

Mỗi một dự án có thể được xem như là một công ty độc lập. Việc niêm yết coin cũng giống như công ty niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch. Việc niêm yết này trên thực tế chính là một hành động huy động vốn. NĐT đưa tiền cho doanh nghiệp. Đổi lại, họ được chia một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, về cơ bản đây là một mối quan hệ cung cầu.

Định giá coin cũng tương đồng với việc định giá chứng khoán.

Chủ doanh nghiệp chào bán cơ hội sở hữu công ty mình với một mức giá A. NĐT nếu thấy mức giá đó hợp lý, họ sẽ mua và ngược lại. Điều này về lý thuyết có nghĩa là chủ doanh nghiệp có thể tùy ý định giá cổ phiếu của doanh nghiệp mình. Nếu định giá thấp, doanh nghiệp mất nhiều cổ phần nhưng thu được ít tiền. Ngược lại, nếu định giá quá cao, lượng NĐT quan tâm ít đi, doanh nghiệp không huy động được nhiều tiền.

Từ ví dụ về doanh nghiệp nêu trên, các dự án coin cũng tương tự như vậy. Chủ dự án có thể tùy ý đưa ra mức giá họ mong muốn. Mức giá đó nhân với số lượng coin phát hành sẽ là số vốn mà dự án đó dự định huy động. Tương tự như cổ phiếu, đưa giá coin quá cao hay quá thấp thì dự án cũng đều chịu thiệt.

Do đó, họ sẽ thường tính toán các yếu tố để đưa ra một mức giá ban đầu mà họ cho là phù hợp. Tuy nhiên, ở góc độ của NĐT, mức giá đó có thực sự phù hợp hay không thì chúng ta sẽ cần phải cân nhắc. Và trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về những yếu tố này nhé.

Chuyên gia chia sẻ  Tránh lặp chủ ngữ khi viết trong kỳ thi IELTS

Cách để định giá một đồng coin

Trên thực tế, việc định giá coin có phần hơi khác một chút so với định giá cổ phiếu. Với cổ phiếu, các NĐT sẽ dựa trên doanh thu, lợi nhuận, các khoản vay hoặc lỗ lũy kế,… để đánh giá xem mức giá hiện tại đó có phù hợp hay không. Có hàng tá các phương pháp như sử dụng chỉ số P/E hoặc P/B,… để làm điều này. Tuy nhiên, với coin thì khác vì coin không có các chỉ số này.

Ở góc độ của một NĐT, việc định giá coin có phần định tính hơn. Sẽ không có báo cáo kết quả kinh doanh hay lưu chuyển tiền tệ,… để có thể tính toán được giá trị thực của đồng coin đó. Thay vào đó, chúng ta sẽ sử dụng vốn hóa thị trường của các đồng coin cùng phân khúc mà đã niêm yết trên các sàn giao dịch. Lúc này, giá sẽ xác định bằng vốn hóa thị trường dự kiến chia cho số lượng coin cung ứng ra thị trường.

Hãy xem ví dụ sau đây để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này nhé. Giả sử có một dự án A phát hành 100 triệu coin ra thị trường. Dự án này có xu hướng chen chân vào các đồng coin vốn hóa cao, trực tiếp cạnh tranh với Ethereum (ETH). Ví dụ, tại thời điểm đó, vốn hóa của ETH là 400 tỷ USD. Như vậy, để đạt được mức vốn hóa 400 tỷ USD này với 100 triệu coin kia thì chủ dự án A cần phải chào bán với giá 4.000 USD/1 coin.

Đương nhiên, mức giá đó chỉ là giả định. Đó chỉ là giá chào bán của chủ dự án đối với NĐT. Nó không phản ánh chính xác mức độ quan tâm cũng như giá trị thực của đồng coin. Và trên thực tế, để đạt được mức giá đó, các dự án thường có lộ trình nhất định. Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem những yếu tố nào giúp xác định đúng hoặc gần đúng giá trị thực của một đồng coin nhé.

Các yếu tố giúp xác định giá trị thực của một đồng coin trước khi lên sàn

Ở cổ phiếu, chúng ta dựa trên các yếu tố chủ quan và khách quan để định giá. Yếu tố chủ quan bao gồm các giá trị nội tại của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận,… Yếu tố khách quan có thể kể đến như tốc độ phát triển ngành, đối thủ,… Trong thị trường tiền điện tử, chúng ta cũng sử dụng các yếu tố này. Tuy nhiên, dựa vào đặc tính của thị trường, các yếu tố này cũng có sự khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Các yếu tố khách quan

Một vài yếu tố khách quan sau đây có thể tác động đến giá trị của một đồng coin. Cụ thể:

#1. Dòng tiền chảy vào thị trường

Tính đến nay, thị trường tiền điện tử đã trải qua hai mùa tăng trường với chu kỳ 4 năm. Với mỗi mùa tăng trưởng, chúng ta lại trải qua ba giai đoạn gồm bắt đầu, bùng nổ và thoái trào. Tương ứng với mỗi mùa tăng trường, chúng ta sẽ thấy có một sự dịch chuyển nhất định về dòng tiền (money flow).

Dòng tiền (money flow) trong thị trường Crypto. Nguồn: rektcapital.

Dòng tiền sẽ trải qua năm giai đoạn khác nhau như mô tả của hình trên đây. Trong đó:

  • Fiat: Là giai đoạn các nguồn tiền bắt có dấu hiệu chuẩn bị được đổ vào thị trường. Các nguồn tiền này có thể là một sự dịch chuyển từ chứng khoán hoặc các đợt “bơm tiền” của Chính phủ các nước. Việc sinh lời đối với các thị trường tài chính khác bị hạn chế. Lúc này, các NĐT sẽ tìm kiếm các khoản đầu tư khác với tỷ lệ sinh lời tốt hơn.
  • Bitcoin: Dòng tiền khi vào thị trường sẽ bắt đầu với Bitcoin. Đơn giản vì đến thời điểm hiện tại, đây là đồng coin có vốn hóa lớn nhất. Khi giá tăng, NĐT có thể có lời từ khoản đầu tư của mình. Đến một thời điểm giá chững lại, các NĐT sẽ tìm kiếm các cơ hội khác trong thị trường này.
  • Large caps: Khi chuyển sang tìm kiếm một đồng tiền khác, các đồng altcoin có vốn hóa lớn sẽ là điều mà các NĐT tìm kiếm. Về mặt lý thuyết, một khoản đầu tư vào các altcoin vốn hóa lớn rủi ro hơn một đầu tư vào Bitcoin. Tuy nhiên, khoản đầu tư lúc này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư Bitcoin.
  • Mid caps: Khi lợi nhuận chững lại ở phân khúc trên, dòng tiền sẽ dịch chuyển sang phân khúc mid caps. Các NĐT sẽ tìm các đồng altcoin trong phân khúc này để tìm kiếm cơ hội sinh lời lớn.
  • Small caps: Cuối chu kỳ, dòng tiền sẽ chảy đến các altcoin có vốn hóa nhỏ. Đây thường những đồng coin có rủi ro cao. Nhưng ngược lại lợi nhuận có xu hướng tăng theo cấp số nhân vào cuối chu kỳ. Sau khi kết thúc chu kỳ, dòng tiền có hai lựa chọn khác nhau. Hoặc chuyển về fiat và kết thúc mùa tăng trưởng. Hoặc chuyển về Bitcoin là tiếp tục một chu kỳ tăng trưởng mới.
Chuyên gia chia sẻ  Bakery Là Gì? Phân Loại Muôn Kiểu Bánh Tại Bakery

Thông thường, các dự án ban đầu sẽ đưa ra mức giá thấp. Sau đó, với một vài thao tác “bơm đẩy” để đưa ra vào vùng vốn hóa của dòng tiền hiện tại. Sau đó, nhờ sức đẩy của dòng tiền để nâng giá trị đồng coin lên.

> Xem thêm: Viễn cảnh thị trường Crypto sẽ ra sao trong mùa tăng trưởng năm 2021?

#2. Mặt bằng chung trong cùng phân khúc

Giả sử đồng coin A định hình mình thuộc phân khúc mid caps. Một số dự án cho lợi nhuận tốt trong phân khúc này đều bắt đầu với giá 1 USD. Như vậy, nếu giá dự án A đưa ra thấp hơn mức giá chung nay, đó có thể là một khoản hời. Ngược lại, nếu giá cao hơn hẳn, đó có thể là do chủ dự án đã định giá quá cao.

Tuy nhiên, để xác định việc có định giá cao thật hay không sẽ còn dựa vào nhiều yếu tố khác nữa. Có thể dự án đó sở hữu những lợi điểm hơn hẳn các dự án khác. Và đó là thời điểm chúng ta đánh giá các yếu tố nội tại của đồng coin đó.

Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ở đây bao gồm các yếu tố nội tại liên quan đến đồng coin và dự án đó. Nếu xác định và đánh giá đúng những yếu tố này sẽ mang lại cho bạn một khoản lợi nhuận đủ tốt. Cụ thể là gì, chúng ta sẽ cùng xem nhé.

#1. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư

Đội ngũ là linh hồn của dự án. Đội ngũ có đủ năng lực, dự án sẽ dễ thành công và ngược lại. Chúng ta có thể liên tưởng đội ngũ giống như các thành viên cốt cát trong mỗi doanh nghiệp. Nếu một đồng coin được định giá ở mức cao hơn mặt bằng chung nhưng đội ngũ lại không có gì quá nổi bật thì đó cũng là điều bạn nên xem xét lại.

Chuyên gia chia sẻ  3 Phương Thức Nạp Tiền Gocoin Đột Kích Mới - VTC Online An Toàn, Nhanh Chóng

Ngoài ra, các NĐT lớn, các advisor của dự án cũng là điều chúng ta cần phải quan tâm. Trong giai đoạn khởi đầu, đây sẽ là bước đệm cho sự phát triển của dự án. Tương tự như đội ngũ, dự án càng thu hút được nhiều NĐT lớn, nó càng hấp dẫn. Do đó, giá sẽ có tiềm năng gia tăng trong tương lai.

Các nhà đầu tư vào dự án Solana.

Hãy cùng xem ví dụ về Solana nhé. Ngay từ thời điểm ICO, Solana đã nhận được sự quan tâm của nhiều quỹ lớn. Trong đó có thể kể đến như Alameda Research, Multicoin Capital sau đó là Foundation Capital,… Theo thống kê, Solana đã kêu gọi được 335 triệu USD. Và thực tế đã chứng minh Solana là một dự án khá thành công. Tính theo tỷ giá hiện tại, nếu đầu tư 1.000 USD vào Solana từ đầu, khoản đầu tư đó đến nay đã tăng 320 lần.

#2. Cộng đồng & sàn giao dịch

Một cộng đồng đủ lớn sẽ giúp đồng coin có thể kích thích sự tăng giá của đồng coin. Tuy nhiên, cũng chính niềm tin của cộng đồng sẽ giữ giá ổn định trước các lần biến động. Quay lại ví dụ của Solana, chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề này.

Tỷ lệ staking của Solana. Nguồn: Staking Rewards.

Trên thực tế, Solana hiện là đồng coin có tỷ lệ staking cao nhất trên thị trường hiện nay. Thời gian qua giá SOL tăng kỷ lục. Thời kỳ cao trào, giá đã vượt mức 210 USD. Tuy nhiên, tỷ lệ staking vẫn luôn ở mức cao. Điều này cho thấy niềm tin của các NĐT vào dự án này. Với họ, mức định giá hiện tại dường như vẫn còn khá rẻ.

Ngoài ra, việc đồng coin đó được niêm yết trên sàn nào cũng tác động không nhỏ tới giá. Điển hình, các dự án đi ra từ Binance Launchpad luôn có mức lợi nhuận đáng ngưỡng mộ. Dưới đây là tỷ lệ ROI của một số các dự án trên Binance Launchpad.

Tỷ lệ ROI các dự án trên Binance Launchpad. Nguồn: Coin98.

Các dự án khi lên Binance Launchpad thường được nhiều NĐT săn đón. Bởi lẽ, họ luôn nghĩ giá của chào bán ban đầu đó thường rất rẻ. Và dưới sự hỗ trợ của Binance, giá sẽ tăng đột biến. Bởi lẽ, dự án thường sau khi lên Binance Launchpad sẽ được niêm yết chính thức lên Bianance. Điều này lý giải tại sao các đợt IEO tại Binance lại luôn cháy hàng là vậy.

Lời kết

Tóm lại, chúng ta có thể sử dụng vốn hóa thị trường để định giá của một đồng coin. Tuy nhiên, để kiểm chứng xem mức định giá đó có phù hợp hay không sẽ dựa trên một số yếu tố kể trên. Định giá đồng coin cũng giống với định giá cổ phiếu. Bạn càng hiểu về nó bao nhiêu, bạn càng dễ đưa ra mức định giá chuẩn bấy nhiêu.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button