Kiến thức

MUX Switch là gì? Có thực sự cần thiết với laptop gaming không?

MUX switch là gì?

MUX switch hay có tên đầy đủ là multiplexer switch, là một công nghệ mới được phổ biến trong các laptop gaming thế hệ 2022 trở đi (2021 trước đây cũng có nhưng không nhiều). Thuật ngữ MUX switch được sử dụng trong marketing nhiều vì tính dễ nhớ, thay vì khó nhớ như multiplexer switch và còn dễ bị nhầm lẫn sang các lĩnh vực khác. Công nghệ này sử dụng một con chip vật lý gắn bên trong bo mạch chủ của laptop gaming có nhiệm vụ “điều hướng” thông tin từ dGPU (chip đồ hoạ rời) xuất thẳng ra màn hình.

Do thiết kế hoạt động trước đây của mọi laptop gaming, việc xuất hình từ dGPU đều phải thông qua cửa ngõ iGPU (chip đồ hoạ tích hợp trong CPU Intel) hay APU (chip tương tự của AMD). Việc đi qua một băng thông hẹp của GPU tích hợp khiến cho việc xuất hình bị nghẽn một cách rõ rệt, thậm chí tăng độ trễ tín hiệu. Đó là lý do vì sao có những trường hợp chúng ta sử dụng một laptop cấu hình khủng nhưng số khung hình trong game lại không ấn tượng như những gì chúng ta mong đợi.

Với nhu cầu chơi đa dạng mọi thể loại game trên laptop tăng cao, nhất là đối với những game cạnh tranh trực tiếp (competitive hay PvP) như RTS, MOBA, FPS, việc giảm độ trễ tín hiệu và tăng số lượng khung hình chưa bao giờ là đủ. Do tính chất cạnh tranh cao và tốc độ game nhanh, phần cứng càng ngày càng phải đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe này và MUX switch đã ra đời. Ngoài ra với nhu cầu tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng phục vụ nhu cầu chơi game ở cấu hình cao, MUX switch cũng cực kỳ hữu dụng.

Chuyên gia chia sẻ  Ankr Network (ANKR) là gì? Dự án về Blockchain Layer 1 tương thích với công nghệ AI

Nếu laptop không có MUX switch?

Với tính chất xuất khung hình ra màn hình laptop phải đi qua GPU tích hợp (iGPU, APU) như đã nêu ở trên, để tối ưu sức mạnh phần cứng chúng ta có thể lựa chọn phương án xuất hình ra màn hình rời. Khi xuất hình ra màn hình rời để chơi game, khung hình từ dGPU sẽ xuất thẳng ra màn hình rời và được tối ưu sức mạnh.

>>> Chọn dây tín hiệu

Cổng xuất hình của laptop gaming hầu như không giống như PC desktop. Đa phần các laptop gaming chỉ có lựa chọn xuất hình ra màn hình rời qua cổng USB Type-C hay HDMI. Với các laptop gaming thế hệ 2021 trở về trước, nếu cần băng thông rộng tối đa để đáp ứng được tần số quét cao của màn hình (ví dụ như 240Hz) thì phải xuất qua cổng DisplayPort (và laptop thì không có cổng này). Trên thị trường có cung cấp rất nhiều loại dây tín hiệu Type-C to DisplayPort có thể đáp ứng được màn hình tần số quét 240Hz, tuy nhiên vẫn có những dây tín hiệu không đủ chất lượng để đáp ứng tần số quét cao. Trước khi mua chúng ta cần hỏi kỹ người bán về vấn đề này tránh việc đang sử dụng màn hình 240hz mà dây tín hiệu chỉ có thể đáp ứng 60Hz hay 144Hz.

Cũng xin lưu ý rằng MUX switch không có phần mềm cài đặt thay thế cho chức năng của phần cứng.

Chuyên gia chia sẻ  Ledger Nano S là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng (chi tiết)

Có hay không mux switch thì xuất hình ra màn hình rời vẫn “dễ nhìn” hơn

Liệu MUX switch có thật sự hiệu quả như truyền thông?

Câu trả lời là có, và có một vài trường hợp rất cần sử dụng.

Nếu bạn là người chơi các game E-sport trực tiếp trên màn hình laptop, MUX switch là cần thiết để giải phóng số khung hình. Khi chúng ta luôn cần một số lượng khung hình càng cao càng tốt nhằm triệt để giảm input lag thiết bị ngoại vi, đồng thời cần độ trễ hiển thị là thấp nhất thì MUX switch lại là công cụ đắc lực. Với MUX switch, số khung hình được giải phóng khá lớn: từ 30-50% (thậm chí còn cao hơn với một số tựa game).

Một thực tế phũ phàng là cho dù laptop có cho cấu hình hoành tráng đến mấy cũng không thể bằng PC desktop vốn được giải phóng tối đa sức mạnh nhờ kích thước không bị giới hạn. Do đó trong trường hợp này sẽ có một sự ngạc nhiên không hề nhẹ nếu bạn từ chối giải phóng sức mạnh cấu hình nhờ MUX switch.

Tuy nhiên, đối với khá nhiều game AAA nặng về khai thác sức mạnh của GPU, MUX switch lại không quá ấn tượng. Mức khung hình chênh lệch chỉ rơi vào khoảng 5% trở lại.

Trên thực tế sử dụng, chắc chắn với công nghệ mới mẻ này chúng ta sẽ không tránh khỏi đôi lúc quên chuyển laptop về chế độ đồ hoạ mặc định khi rút nguồn. Điều này dẫn đến việc một ngày đẹp trời khi đang ngồi cafe bạn sẽ thấy mức pin tụt đến chóng mặt! Một phần cũng do đa phần laptop khi chuyển đổi qua lại chế độ MUX switch và chế độ mặc định thì sau đó cần phải khởi động lại máy (chỉ một số ít mẫu máy không cần khởi động lại nhờ phần mềm điều khiển hỗ trợ). Chi tiết này cũng có thể xếp vào tính năng gây bất tiện cho người dùng.

Chuyên gia chia sẻ  Search code, repositories, users, issues, pull requests...

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button