Near Protocol (NEAR) là gì? Thông tin chi tiết về dự án Near Protocol và NEAR coin
Near Protocol là một trong những dự án blockchain layer 1 nổi bật trong mùa bull run 2021-2022. Vậy dự án này đã có những thay đổi gì trong năm 2023, các bạn hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Near Protocol (NEAR) là gì? Thông tin chi tiết về dự án Near Protocol và NEAR coin
Near Protocol (NEAR) là gì?
Near Protocol là một mạng lưới blockchain sử dụng giao thức đồng thuận proof-of-stake được Tương tự như các giải pháp Layer 1 khác trên thị trường, Near cũng được phát triển để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên mạng Ethereum 1.0. Dự án này sẽ cho phép các nhà phát triển xây dựng các dApp trên nó với phí giao dịch thấp và khả năng mở rộng cao.
Hiện nay, hầu hết blockchain lựa chọn phương thức mở rộng mạng lưới bằng việc thiết lập các phần cứng full node có tính tập trung cao, giải pháp Near Protocol đưa ra là tận dụng sức mạnh cộng đồng cho phép lập trình viên và những người tham gia đều có thể chạy một Node mạng một cách dễ dàng được hỗ trợ bởi cộng đồng Near Collective.
Near Protocol
Bạn có thể quan tâm:
- Solana (SOL) là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về dự án Solana và SOL coin
- Avalanche (AVAX) là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về dự án Avalanche và AVAX coin
Cấu trúc công nghệ Near Protocol
Near Protocol sử dụng cấu trúc Sharding trong mạng lưới. Thiết kế hệ thống này nó khá giống với cấu trúc Parachain của Polkadot và tương lai là Ethereum 2.0, ở đây chúng ta có thể dịch Sharding là phân đoạn. Cấu trúc này cho phép các node mạng có thể chạy riêng shard của mình, trong đó mỗi validator đảm nhiệm xác thực khối và giao dịch cho từng shard riêng của nó và kết nối với nhau qua giao thức phân đoạn song song.
*Validator: là giao thức tập hợp các bộ quy tắc xác thực giao dịch và tạo khối’
Hoạt động Cross-Shard Transaction diễn ra khi có một giao dịch chuyển tiền từ hai shard khác nhau. Nếu trong cùng shard, các khối sẽ tự xác thực và lưu trên shard của mình. Cross-Shard Transaction của Near Protocol là giao thức xác thực dữ liệu giao dịch được tập hợp các câu lệnh thu thập từ nhiều Validator của mỗi shard để ký lên giao dịch.
-
Cơ chế đồng thuận NightShard, là một cấu trúc đồng thuận trong đó một vài Validator có thể ẩn danh nhằm hạn chế sự tấn công mạng thông qua các lỗ hổng khi tạo ra các giao thức phân đoạn lỗi. Quá trình tạo khối của Shard Chains gồm rất Validators có thể được chọn ngẫu nhiên bất kỳ để tham gia ký vào cac giao dịch.
- Stake & Eelection: Các Validator hay các node mạng phải stake một lượng token của mạng lưới để tham gia vào quá trình xác thực giao dịch và tạo khối. Việc chọn lựa là ngẫu nhiên và không thể đoán trước được. Cập nhật gần đầy của Near Protocol vừa mới ra mắt công nghệ Rainbow Bridge cầu nối giữa Near và Ethereum. Điều này sẽ gia tăng sức mạnh khi tận dụng toàn bộ hệ sinh thái Ethereum cho phép tương tác chuỗi chéo. Anton Bukov là Co-founder sàn 1Inch.exchange là người hỗ trợ cố vấn chính cho giao thức này.
Đặc điểm nổi bật của Near Protocol
Với cấu trúc như trên, Near Protocol tà một tập hợp một bộ SDK để xây dựng mạng lưới blockchain như là một giải pháp ở Layer 1. Điều này cho phép mạng lưới:
-
Dễ dàng sử dụng, trải nghiệm mềm mại
-
Dễ dàng tương thích với các mạng PoS khác
-
Dễ dàng mở rộng và phân cấp
-
Khả năng xác thực dữ liệu nhanh, chi phí thấp
-
Cho phép tương tác chuỗi chéo
-
Dễ dàng tương thích với Web 3 và các ứng dụng đa nền tảng
Thành phần chính của nền tảng Near Protocol
-
Cấu trúc nền tảng – SDK của Near Protocol là tập hợp thư viện các quy tắc và cấu trúc dữ liệu nền tảng cho phép các lập trinh viên có thể tương tác phát triển Web3 hoặc các dApp. SDK của Near Protocol tương đương với Subtrate ở Polkadot.
-
Smart Contact tập hợp các hợp đồng thông minh ứng dụng DeFi tương tác trên Near Protocol được xây dựng dựa trên SDK.
-
Application: Các loại app sẽ được phát triển trong tương lai trong đó có Near Wallet là sản phầm đầu tiên.
Sản phẩm của Near Protocol
Rainbow Bridge
Rainbow Bridge là cầu nối cho phép di chuyển tài sản giữa NEAR, Aurora và Ethereum.
Giao diện sử dụng Rainbow Bridge
Kể từ khi ra mắt đến nay, cầu nối này đã xử lý hơn 54 nghìn giao dịch với hơn 16 nghìn người dùng.
Số lượng người dùng, số lượng giao dịch đã được Rainbow Bridge xử lý vào ngày 4/6/2023 – Nguồn: Dune Analytics
Tổng khối lượng giao dịch mà Rainbow Bridge đã xử lý trừ NEAR ERC-20 đã đạt đến hơn 4.1 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng giao dịch của Rainbow Bridge giảm đi rất nhiều chỉ nằm ở khoảng 100 nghìn USD mỗi ngày so với 160 triệu USD vào tháng 5/2022.
Tổng volume giao dịch đã được Rainbow Bridge xử lý trừ NEAR ERC-20 vào ngày 4/6/2023 – Nguồn: Dune Analytics
Aurora
Aurora là một giải pháp để thực hiện các hợp đồng thông minh Ethereum trên Near.
Aurora kế thừa khả năng mở rộng và tốc độ của Near Protocol với các tính năng nổi bật như:
-
Phí giao dịch trung bình 0.02 USD
-
Thời gian xử lý giao dịch 2s
-
Có khả năng xử lý được 50 giao dịch mỗi phút
Aurora được quản lý bởi AuroraDAO, hội đồng quản trị có vai trò bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng. Ban đầu, hội đồng này bao gồm Aurora Labs và các nhà đầu tư và đối tác chính. Những người nắm giữ AURORA token sẽ có thể bỏ phiếu xem ai là người trong Hội đồng
Aurora. Giải pháp EVM này sử dụng ETH để thanh toán phí gas. Ngoài ra, Aurora sẽ tự động xử lý các khoản thanh toán phí gas bằng NEAR trên Near Protocol.
Hiện tại, TVL của Aurora đang nằm ở mức hơn 21 triệu USD, giảm mạnh từ đỉnh 1.3 tỷ USD.
TVL của Aurora vào ngày 4/6/2023 – Nguồn: DeFillama
Dịch vụ staking Aurora Plus là dApp có TVL cao nhất trên Aurora thời điểm hiện tại, theo sau là các dự án khác như Bastion (Lending), Trisolaris (DEX), Aurigami (Lending) và Arctic (DEX).
TVL của các dApp trên Aurora vào ngày 4/6/2023 – Nguồn DeFillama
Stablecoin
Giữa tháng 4 năm 2022, Near đã cho ra mắt stablecoin thuận toán USN với lãi suất khoảng 11%. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động không hiệu quả, Near Protocol đã thông báo dừng hoạt động stablecoin này vĩnh viễn.
Blockchain Operating System
Vào tháng 3/2023, Near Protocol đã chính thức khởi chạy Blockchain Operating System (BOS) để tạo điểm vào cho Open Web. BOS là một lớp chung để trải nghiệm và khám phá các sản phẩm Web 3. Hệ thống này sẽ hỗ trợ Near và các EVM chain.
Near BOS Front-end
BOS sẽ bao gồm 3 phần:
-
Gateway: gateway được thiết kế để cung cấp giao diện frontend phi tập trung. Một gateway bao gồm một máy ảo được thiết kế đặc biệt để tải và chạy giao diện người dùng cho các giao thức được xây dựng trên Ethereum, Layer 2 và các Layer 1 khác như NEAR.
-
Component: component là giao diện front-end cho lớp ứng dụng, các giao thức on-chain như Lido, Uniswap và Aave.
-
Blockchain: component có thể gọi các chức năng trên bất kỳ blockchain nào. Hiện tại, tất cả các chuỗi EVM/Layer 2 và NEAR đều được hỗ trợ. Ngoài ra, mã nguồn cho giao diện người dùng (ứng dụng) được lưu trữ trên NEAR do khả năng lưu trữ HTML/CSS/JS với phí rẻ.
Cấu trúc của BOS
Tình hình hoạt động của Near Protocol
Sau khi đạt đỉnh vào tháng 5 năm 2022 với giá trị 481 triệu USD, TVL của Near Protocol đã cho thấy xu hướng giảm khá mạnh đến nay chỉ còn khoảng 34 triệu USD.
TVL của NEAR Protocol – Nguồn: DeFillama
Ref Finance là dự án có TVL lớn nhất trên hệ sinh thái Near tính đến thời điểm hiện tại với khoảng 15.5 triệu USD chiếm hơn 45% TVL của toàn bộ hệ sinh thái.
TVL của các dApp trên Near Protocol – Nguồn DeFillama
Thông tin cơ bản về NEAR token
Token name Near Ticker NEAR Blockchain Near Token Standard NEP-141 Cung lưu thông 912,952,840 Tổng cung 1.000.000.000
Token Allocation
- Backers: 17.6%.
- Community Grants, Program…: 17.2%.
- Core Contributors: 14%.
- Early Ecosystem: 11.7%.
- Operation Grants: 11.4%.
- Foundation Endowment: 10%.
- Community Sale: 12%.
- Small Backers: 6.1%.
Token Release Schedule
Lịch phát hành NEAR coin
Dự kiến sau khoảng thời gian 5 năm, dự án NEAR sẽ mở khóa 100% tổng cung token token ra thị trường.
NEAR token dùng để làm gì?
- Trả phí giao dịch trên mạng.
- Bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị dự án.
- Tham gia Staking để nhận được phần thưởng từ dự án.
Ví lưu trữ NEAR token
Các bạn có thể lưu trữ token này trên các ví sau: ví sàn, Sender Wallet, Trust Wallet, Coin98 Wallet.
Mua bán NEAR token ở đâu?
Hiện tại NEAR được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày khoảng 43 triệu USD. Các sàn giao dịch niêm yết token này bao gồm: Binance, OKX, Kucoin, Coinbase, Huobi, MEXC Global, Bybit, …
Nhà đầu tư
Dự án Near Protocol nhận được đầu tư từ nhiều quỹ đầu tư Tier 1 trong thị trường Crypto như: a16z, Pantera, Coinbase Ventures, IOSG Ventures, …
Đội ngũ sáng lập
Đội ngũ phát triển
-
Illia Polosukhin là một kỹ sư phần mềm và doanh nhân. Ông là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của NEAR Protocol. Illia có nền tảng về học máy và trí tuệ nhân tạo. Trước đây anh ấy đã từng là người đóng góp chính cho TensorFlow, một thư viện phần mềm mã nguồn mở dành cho máy học.
-
Alexander Skidanov là một kỹ sư phần mềm và doanh nhân. Ông là người đồng sáng lập và CTO của NEAR Protocol. Alexander có nền tảng về hệ thống phân tán và công nghệ cơ sở dữ liệu. Trước đây anh từng là kỹ sư trưởng tại MemSQL, một công ty phát triển phần mềm cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ.
Illia và Alexander gặp nhau vào năm 2017 khi đang làm việc tại Google. Cả hai đều quan tâm đến tiềm năng của công nghệ blockchain để tạo ra một mạng internet phi tập trung và cởi mở hơn. Họ đã quyết định bắt đầu NEAR Protocol để xây dựng một blockchain dễ sử dụng cho các nhà phát triển và mọi người đều có thể truy cập được.
Tổng kết
Near Protocol là một trong những giải pháp Layer 1 nổi bật nhất thị trường crypto trong mùa bull run trước với sự hậu thuận từ nhiều quỹ đầu tư hàng đâu. Trong năm 2022, token của dự án này cũng có thấy sự tăng trưởng lên đến hàng nghìn %. Tuy nhiên, sau đó theo xu hướng chung của thị trường tiền mã hóa token NEAR của dự án này đã giảm nhanh chóng.
Tuy đã ra mắt khá lâu nhưng nhìn chung số lượng dApp trên hệ sinh thái của Near Protocol còn khá nghèo nàn. So với các đối thủ cạnh tranh như Solana và Avalanche, TVL của cả Near và Aurora khá khiêm tốn.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.