Khấu trừ thuế là gì? Bạn đã có được câu trả lời chính xác chưa?
1. Giải thích khấu trừ thuế là gì?
“Khấu trừ thuế” là ba từ đã từng gây ra nhiều sóng gió, thậm chí còn là nỗi ám ảnh đối với các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán. Bởi đây là nghiệp vụ vô cùng khó và trong quá trình học tập cũng không tránh được việc gặp phải những sai sót khi giải bài hay hạch toán nghiệp vụ doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chú tâm học hỏi thì những điều đó đều có thể giải quyết được. Về mặt lý thuyết thì khấu trừ thuế các bạn có thể hiểu nó chính là phương pháp tính thuế được áp dụng đối với thuế giá trị gia tăng hay còn được viết tắt là VAT hoặc thuế GTGT. Tức là doanh nghiệp sẽ lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào (được khấu trừ), để từ đó xác định được số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo đúng với quy định của chuẩn mực kế toán.
Thực ra, việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đơn giản chính là việc chúng ta bù trừ (thường được các bạn gọi vui là Net-off ) giữa số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa/ dịch vụ với số thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời các bạn cũng cần lưu ý rằng, khi đó các bạn sẽ biết được số thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp cần phải nộp hoặc cả số thuế giá trị gia tăng “chưa khấu trừ hết” được chuyển sang kỳ kế toán tiếp theo.
Tóm lại, chúng ta sẽ sử dụng công thức sau để xác định được chính xác số thuế giá trị gia tăng phải nộp:
“Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào “được khấu trừ”
Trong đó:
Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Được tính bằng tổng thuế GTGT của dịch vụ/ hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán ra và được thể hiện trên hóa đơn GTGT. Đồng thời nó được xác định bằng giá tính thuế của dịch vụ/ hàng hóa chịu thuế bán ra nhân lên với thuế suất thuế giá trị gia tăng của chính những mặt hàng đó.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: Được tính bằng tổng số thuế GTGT thể hiện trên hóa đơn GTGT mua dịch vụ/ hàng hóa (Tài sản cố định vẫn được tính như bình thường), chứng từ nộp thuế GTGT của mặt hàng nhập khẩu hoặc chứng từ thay cho phía nước ngoài. Đồng thời thỏa mãn được các yêu cầu về khấu trừ thuế đầu vào dựa theo đúng với quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó các bạn cũng nên nhớ rằng, không phải công ty nào cũng có thể tính phương pháp khấu trừ thuế này, mà chỉ những doanh nghiệp áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ mới có thể áp dụng. Đồng thời không phải thuế giá trị gia tăng phát sinh đầu vào nào cũng được cho vào danh sách khấu trừ, vì vẫn có những trường hợp không được khấu trừ theo quy định Nhà nước. Và bản chất của thuế giá trị gia tăng là đánh vào người tiêu dùng, họ chính là người cuối cùng phải thanh toán thuế này và nhà cung cấp chỉ đóng vai trò là người nộp thuế GTGT hộ. Vậy nên không thể cùng một mặt hàng/ dịch vụ mà bị thu thuế đến hai lần hoặc hơn, đó chính là một lý do mà khấu trừ thuế được áp dụng.
Dựa theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì đây cũng là một trong những câu hỏi thường được nhà tuyển dụng hỏi trong buổi phỏng vấn ứng viên kế toán nên các bạn đừng quên nhé. Để tham khảo nhiều tin tức liên quan đến phỏng vấn hay tuyển dụng bạn có thể truy cập vào địa chỉ Timviec365.vn. Chúng tôi cung cấp đầy đủ và vô vàn các công việc trong lĩnh vực kế toán đến từ các công ty khác nhau.
Xem thêm: Deferred tax là gì? hé lộ cách xác định Deferred tax chuẩn hiện nay
2. Vậy Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì?
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ có cái tên gọi khác dưới dạng Anh ngữ là Deductible input VAT và theo nguyên lý chung thì thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ được khấu trừ là:
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa/ dịch vụ phải được sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh những hàng hóa/ dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng đáp ứng được tất cả các điều kiện đã được quy định. Trong đó bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa/ dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất do các yếu tố tác động từ bên ngoài (hỏa hoạn, thiên tai,.. hoặc các trường hợp không được bảo hiểm bồi thường); hàng hóa quá hạn sử dụng phải tiêu hủy hoặc hàng hóa mất phẩm chất…
Sau khi đã hiểu được phần nào “khấu trừ thuế là gì?” thì có lẽ các bạn cũng đã thấy thắc mắc những trường hợp nào không được cho khấu trừ thuế giá trị gia tăng đúng không? Dưới đây sẽ là 3 điểm đặc trưng về những trường hợp như vậy, các bạn tham khảo nhé.
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào của dịch vụ/ hàng hóa không được sử dụng trực tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đương nhiên sẽ không thuộc diện được khấu trừ thuế.
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào của dịch vụ/ hàng hóa sử dụng trực tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng, khi này không có khoản chi phí thuế giá trị gia tăng nên cũng sẽ không được khấu trừ.
– Nếu một doanh nghiệp mua dịch vụ/ hàng hóa để phục vụ cho cả hoạt động chịu thuế GTGT và hoạt động không chịu thuế GTGT, thì doanh nghiệp cũng chỉ được cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của dịch vụ/ hàng hóa dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế.
Trong trường hợp không tách riêng được thuế đầu vào thì sẽ được khấu trừ theo phương pháp trừ theo tỷ lệ % theo công thức:
“[Doanh thu chịu GTGT+Doanh thu không phải kê khai+Nộp thuế GTGT] / tổng doanh thu dịch vụ/ hàng hóa bán ra”
Xem thêm:Thông tin mới nhất về thuế giá trị gia tăng
3. Bàn luận các vấn đề xoay quanh về khấu trừ thuế
3.1. Đặc điểm của khấu trừ thuế
– Phần thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ là khoản chi phí cần nộp vào ngân sách Nhà nước được xác định một cách trực tiếp dựa trên hiệu số thuế trong quá trình lưu hàng hóa/ dịch vụ, quá trình sản xuất…
– Các con số được ghi trên hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng hóa hoặc trên chứng từ nộp thuế (trường hợp mua hàng hóa nhập khẩu) chính là căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào.
– Khấu trừ thuế đầu vào các bạn có thể hiểu đó chính là số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ sẽ được xác định dựa vào số hàng hóa doanh nghiệp mua và phải chịu thuế.
3.2. Lý lo gì cần phải khấu trừ thuế giá trị gia tăng?
Nếu các bạn tham khảo nội dung phần khấu trừ thuế là gì được tôi chia sẻ ở trên thì các bạn cũng đã có được một ý để trả lời được câu hỏi này rồi. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn thì các bạn vẫn cần tham khảo hết những ý được chia sẻ dưới đây, nó sẽ giúp bạn có được câu trả lời hoàn chỉnh.
– Khấu trừ thuế (KT thuế) giúp xác định số thuế giá trị gia tăng cần nộp cho từng chủ thể, từng giai đoạn trong quy trình hoạt động sản xuất và cả lưu thông hàng hóa.Khi đó sẽ tránh bị thất thu thuế.
– KT thuế đảm bảo được tính chất cũng như bản chất của thuế giá trị gia tăng, như ở trên đã chia sẻ thì thuế giá trị gia tăng là loại thế đánh vào người tiêu dùng và họ sẽ là người phải nộp thuế này, người bán – nhà cung cấp chỉ đóng vai trò là nộp hộ.
– Ngoài ra khi KT thuế cũng làm cho các quá trình quản lý thuế cũng như thu thuế được tối giản hơn rất nhiều. Bởi khi đó không có hiện tượng bị nộp chồng thuế và sẽ thu đủ được đúng số thuế và điều tiết được phần nào thu nhập của người tiêu dùng.
– Đối với công tác kế toán trong doanh nghiệp tại Việt Nam, thì KT thuế đã đảm bảo được đầy đủ các quy trình hạch toán theo chuẩn mực của Pháp luật nước ta.
3.3. Thủ tục khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Đối với bất cứ một vấn đề nào liên quan đến chủ đề thuế đều được Nhà nước đưa ra những quy định, yêu cầu khá khắt khao. Và để thực hiện được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì các doanh nghiệp cũng cần phải thỏa mãn được những điều kiện như sau:
Điều kiện chung để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
– Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp khi mua các dịch vụ/ hàng hóa.
– Có đầy đủ các loại chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (ví dụ như trong trường hợp dùng tiền gửi ngân hàng) để mua vào hàng hóa/ dịch vụ từ 20 triệu trở lên tính theo cả giá đã có thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua món hàng có giá trị nhỏ hơn 20 triệu, nhưng lại mua nhiều lần trong cùng ngày nên có phát sinh tổng giá trị lớn hơn hoặc bằng 20 triệu thì doanh nghiệp cũng sẽ chỉ được cho vào danh sách khấu trừ khi có đầy đủ chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải có những chứng từ:
– Hợp đồng hợp pháp bán/ gia công hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cá nhân, tổ chức nước ngoài.
– Tờ khai hải quan hợp pháp đối với mặt hàng xuất khẩu khi đã xong thủ tục.
– Và phải có chứng từ thể hiện thanh toán qua ngân hàng.
Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm phần mềm, ứng dụng nhưng lại được cung ứng dưới hình thức hồ sơ, tài liệu, cơ sở dữ liệu để được khấu trừ cũng như hoàn thuế giá trị gia tăng thì các doanh nghiệp này cũng phải đảm bảo được đầy đủ các thủ tục cơ bản về việc tờ khai hải quan như đã chia sẻ ở trên đối với những mặt hàng thông thường. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt mà không cần đến tờ khai hải quan, đó là:
– Doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử
– Hoạt động xây dựng/ lắp đặt ở trong khu phi thuế quan hoặc ở nước ngoài.
– Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung cấp văn phòng phẩm, điện, nước và sản phẩm sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp (thực phẩm, lương thực, hàng tiêu dùng, bảo hộ lao động…).
Xem thêm: ACCA là gì? Định hướng sự nghiệp nên học ACCA hay CIMA
3.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT
Dựa theo nội dung đã được quy định bởi Luật thuế GTGT, thì doanh nghiệp khấu trừ thuế sẽ có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Có thể lập hồ sơ đưa ra những đề nghị về việc được KT thuế.
– Có thể đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ.
– Các khoản thuộc diện khấu trừ theo đúng quy định đều được khấu trừ tiền thuế.
– Có thể khiếu nại, khởi kiện thậm chí là tố cáo các hành vi hay quyết định hành chính không đúng với pháp luật của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
– Đảm bảo đầy đủ các nghĩa vụ về việc bổ sung hồ sơ, giải trình khi cơ quan thuế có yêu cầu.
– Đảm bảo đầy đủ các nghĩa vụ về chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn để làm căn cứ xét KT thuế.
Vấn đề thuế luôn là vấn đề đau đầu với các bạn sinh viên mới ra trường. Các bạn phải nắm bắt được các thuật ngữ cơ bản cũng như cập nhật xu hướng mới của ngành kế toán. Bất kì ngành nào thì việc chau dồi kỹ năng luôn cần thiết. Mong rằng với những tư liệu hữu ích về “Khấu trừ thuế là gì?” được tổng hợp ở trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi cho chính mình!