Kiến thức

Nhiều người Việt thích ‘ngồi mát nhưng ăn bát vàng’

Việt Nam ta có câu thành ngữ “ngồi mát ăn bát vàng”, câu nói ấy đơn thuần chỉ những người có số nhàn hạ, may mắn. Họ không cần phải làm lụng vất vả nhưng vẫn có cuộc sống đầy đủ sung túc do được thừa hưởng lộc trời như trúng số, đất đai…

Những người ấy may mắn được thừa hưởng thành quả do người khác để lại (tất nhiên phải hợp pháp như hưởng thừa kế của ông bà, cha mẹ). Điều đó phải tự nhiên, mặc định chứ không thể mong muốn theo ý thích của mỗi người.

Thế nhưng, hiện nay có không ít người coi đó là mục đích cho sự phấn đấu. Đầu tiên phải kể đến việc có rất nhiều người dùng mọi cách để chạy chọt vào các cơ quan nhà nước, nhằm được thảnh thơi “ngồi chơi xơi nước” và đợi lãnh lương hàng tháng.

Chính suy nghĩ ấy đã thực sự làm cho bộ máy nhà nước chậm tiến, dư thừa và thiếu hiệu quả. Ngân sách để nuôi một bộ máy với nhiều người có tư tưởng “ngồi mát” này ngày càng nặng thêm. Đây cũng là tiêu chí phấn đấu hàng đầu của rất nhiều người, nhiều gia đình ở nhiều vùng quê.

Ở quê tôi, nhiều gia đình khi con cái trưởng thành, nếu không thể xin vào các cơ quan nhà nước thì họ coi đó là một sự thất bại, thậm chí bị coi là nỗi nhục của dòng họ.

Ngược lại, nếu gia đình nào có con cái vào được các cơ quan nhà nước và thành đạt (nhất là những nơi màu mỡ) thì họ rất tự hào và “chảnh” hơn. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều số công chức nhà nước không làm được việc hoặc làm việc không hiệu quả.

Chuyên gia chia sẻ  Getting Your .ETH Domain: Complete Guide to the ENS

Điều khá nguy hiểm nữa là có một số người xin được chỗ “ngồi mát” nhưng chưa được hưởng “bát vàng” (tức lương thấp) nên tìm mọi cách để đạt được sự hưởng lạc về vật chất một cách bất chính như tham ô, nhận tiền hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi…

Dạng người thứ hai thích “ăn chùa” vào ngân sách nhà nước là một bộ phận không nhỏ các đối tượng đang hưởng trợ cấp chính sách “đền ơn đáp nghĩa” và nhân đạo của nhà nước. Đó là những thương binh giả, nạn nhân chất độc da cam giả, người có công giả…

Những người này thường lợi dụng kẽ hở trong việc kê khai hồ sơ hưởng chính sách hoặc được sự tiếp tay của những cán bộ biến chất. Họ hô biến bản thân, vốn không có một chút thương tích, công trạng hay ảnh hưởng gì từ chiến tranh thành những thương binh, người có công, nạn nhân chất độc da cam… để được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.

Nơi tôi đang sống và cả ở quê không khó để chỉ ra hàng chục người thuộc dạng này. Thỉnh thoảng, chúng ta lại nghe đâu đó người ta phanh phui ra một vài vụ “ăn gian” chính sách. Không biết con bao nhiêu vụ việc như vậy chưa ra ánh sáng.

Bên cạnh đó, có không ít người thích lợi dụng lòng nhân ái bao dung của xã hội. Họ sẵn sàng hạ thấp mình để nhận được bố thí của người khác miễn sao có tiền để hưởng thụ mà không phải lao động vất vả.

Chuyên gia chia sẻ  Take up là gì? Ý nghĩa, cách dùng và phân biệt với Take-up

Đó là những người khoẻ mạnh, còn sức lao động nhưng giả bộ tàn tật, khó khăn để đi ăn xin… Điều này vô hình trung đã làm mất đi niềm tin, tình nhân ái của những tấm lòng hảo tâm vì họ nghĩ rắng lòng tốt của mình đang bị lợi dụng .

Cũng có không ít người chỉ chăm săn tìm các nguồn tài trợ, cứu trợ từ bên ngoài. Họ thường ỷ lại (có khi là lợi dụng) cho hoàn cảnh như ốm đau bệnh tật, thiên tai… để cầu mong sự cưu mang giúp đỡ.

Quê tôi ở một tỉnh miền trung, nằm trong vùng thường xuyên có thiên tai. Cứ mỗi lần bão, lũ, người ta thường khai khống lên con số thiệt hại vật chất so với thực tế. Mục đích có lẽ chỉ mong sao được cứu trợ càng nhiều càng tốt.

Có năm tôi về thăm quê sau khi mùa bão, lụt đi qua mấy tháng trời rồi mà bà con vẫn còn khoe gạo cứu trợ ăn chưa hết, trong khi đó thực tế chẳng có thiệt hại gì đáng kể.

Việc nhận tiền cứu trợ đáng ra phải là việc chẳng đặng đừng, trong những hoàn cảnh khó khăn bi đát nhất thời. Thế nhưng, có không ít người mỗi khi găp một chút khó khăn là nảy sinh tâm lý ỷ lại, mất hết cả động lực để vươn lên.

Thế nên, chuyện thắc mắc, so đo tiền cứu trợ không công bằng qua mỗi đợt thiên tai không phải là chuyện hiếm. Trên đây chỉ là một vài dạng người thích “ngồi mát ăn bát vàng”, thực tế còn có rất nhiều người trong xã hội hiện nay có tâm ý như thế.

Chuyên gia chia sẻ  Giá vàng miếng tiếp tục đi ngang, tỷ giá trung tâm tăng thêm 8 đồng

Cha ông ta thường nói: “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho” hay “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, đó là những câu nói về mối quan hệ mật thiết giữa lao động và hưởng thụ. Có nghĩa là muốn hưởng thụ thì phải lao động theo khả năng của mình và tạo nên thành quả. Có như thế mới xứng đáng và xã hội mới phát triển.

Đất nước ta hiện nay còn nghèo, kinh tế trăm bề khó khăn nếu ai cũng thích “ngồi mát” thì lấy đâu ra “bát vàng” để mà ăn?

>> Xem thêm:‘Đừng đánh đồng công chức với nhau’

Lê Quảng Đại

Chia sẻ bài viết của bạn về các vấn đề đời sống, xã hội tại đây.

  • Hãy tìm giải pháp chứ đừng chỉ trích
  • Đi từ thiện, gặp người nghèo đang đánh bạc

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button