Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản (có đáp án)
Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
D. năng lượng từ biển và đại dương.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/144, địa lí và lịch sử 6.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
A. động đất, núi lửa, sóng thần.
B. hoạt động vận động kiến tạo.
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. sự di chuyển vật chất ở manti.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/145, địa lí và lịch sử 6.
Câu 3. Nội lực có xu hướng nào sau đây?
A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
C. Tạo ra các dạng địa hình mới.
D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/144, địa lí và lịch sử 6.
Câu 4. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
A. Xói mòn.
B. Phong hoá.
C. Xâm thực.
D. Nâng lên.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/145, địa lí và lịch sử 6.
Câu 5. Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của
A. băng hà.
B. gió.
C. nước chảy.
D. sóng hiển.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/144, địa lí và lịch sử 6.
Câu 6. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Động đất, núi lửa.
B. Sóng thần, xoáy nước.
C. Lũ lụt, sạt lở đất.
D. Phong hóa, xâm thực.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/144, địa lí và lịch sử 6.
Câu 7. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/144-145, địa lí và lịch sử 6.
Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?
A. Xâm thực.
B. Bồi tụ.
C. Đứt gãy.
D. Nấm đá.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/145, địa lí và lịch sử 6.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?
A. Dạng địa hình nhô cao.
B. Đỉnh tròn và sườn dốc.
C. Độ cao không quá 200m.
D. Tập trung thành vùng.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/146, địa lí và lịch sử 6.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/146, địa lí và lịch sử 6.