On-Chain Là Gì? Làm Sao Để Sử Dụng On-Chain Hiệu Quả
Làm thế nào để ứng dụng dữ liệu On-Chain một cách tốt nhất?
Để có thể sử dụng những dữ liệu On-Chain một cách tốt nhất thì mọi người có thể đi từ tổng quát thông qua tình hình vĩ mô trước để có thể xác định được xu hướng chung sắp tới của thị trường. Sau khi dự phóng được tình hình chung thì chúng ta sẽ phân tích sâu từng dự án nhỏ lẻ để từ đó đưa ra được quyết định đầu tư.
Việc xác định được xu hướng chung của thị trường trước là một điều rất quan trọng bởi vì cho dù dự án mà mọi người đầu tư vào có tốt đến đâu nhưng tình hình vĩ mô, đặc biệt là của Bitcoin diễn biến xấu cũng có thể kéo tất cả mọi thứ cùng đi xuống.
Những Lưu Ý Khi Phân Tích Dữ Liệu On-Chain
Nạp CEX không phải để bán và rút ra không phải là đã mua
Một số lầm tưởng mà mọi người thường mắc phải khi phân tích On-Chain đó là việc một thực thể nào đó khi nạp token lên sàn sẽ là để bán, ngược lại nếu họ vừa rút token về ví từ các sàn CEX thì chứng tỏ họ vừa thực hiện một lệnh mua.
Trên thực tế thì dữ liệu mà các sàn CEX cung cấp là Off-Chain và không nhiều người có thể nắm được chính xác liệu ai đã mua hay bán. Vì thế nên nếu chúng ta cứ mặc định một điều như đã đề cập ở trên thì rất có thể sẽ bị dính vào một cạm bẫy do ai đó cố tình sắp đặt.
Ngoài gửi token lên các sàn giao dịch để bán ra thì chúng ta cũng có rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau như cho vay, staking, thế chấp,… để kiếm lợi nhuận. Ngược lại thì việc token được rút từ sàn về ví có thể đến những nguồn khác bên cạnh việc mua market đó là vay từ một tài sản khác hay mua OTC (không ảnh hưởng đến giá thị trường).
On-Chain khó phù hợp với đầu tư dài hạn
Việc tình hình On-Chain chung của thị trường hay nhỏ hơn là các dự án biến động liên tục sẽ rất phù hợp với những trader nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại thì để phân tích và đầu tư vào một dự án dài hạn, chúng ta sẽ cần một số thông tin như: