Mô hình P2P trong kinh doanh là gì? Đặc điểm và ví dụ
Bạn đã biết đến mô hình kinh doanh P2P chưa? P2P được nhiều người biết tới bởi lợi ích hơn giải pháp tài chính truyền thống. Nó được xem là xu thế tất yếu của nền kinh tế chia sẻ, sự xuất hiện của mô hình kinh doanh P2P đã và đang mang lại làn sóng mới cho thị trường tài chính trên toàn cầu. Vậy P2P là gì, Mô hình kinh doanh P2P mang lại những lợi ích gì cho xã hội hiện đại và cho chính người sử dụng? Cùng tìm hiểu nhé!
Mô hình P2P là gì?
Mô hình P2P (viết tắt của từ tiếng anh Peer to Peer) là hình thức kết nối trực tiếp giữa người vay và người cho vay trên nền tảng online (trực tuyến) mà không thông qua bên trung gian tài chính nào.
Nói cách khác, P2P là mô hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ trực tuyến nhằm kết nối nhà đầu tư với các cá nhân/ hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền, bao gồm mô hình cho vay P2P có đảm bảo (thế chấp) và không có đảm bảo (tín chấp). Nó tương tự với hình thức mà các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đang áp dụng hiện nay.
Mô hình kinh doanh P2P là gì?
Một điểm khác biệt là việc thẩm định của mô hình kinh doanh P2P sẽ được tiến hành một cách hoàn toàn trên nền tảng online, bạn có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên hệ thống có sẵn và có thể theo dõi tình trạng các khoản vay cũng như lợi nhuận mà mình nhận được.
=> Nếu bạn đang cần vay vốn để kinh doanh thì có thế vay nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:
Theo nhóm nghiên cứu tại Ngân hàng Morgan Stanley – Đế chế tài chính nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ cho rằng: “Trong tương lai không xa, mô hình cho vay P2P chắc chắn phát triển thành xu hướng rộng khắp trên thị trường tài chính thế giới.”
Xuất hiện lần đầu tại Anh Quốc từ năm 2005, cho đến nay mô hình cho vay ngang hàng P2P đã và đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tên tuổi lâu đời trên thế giới trong lĩnh vực này có thể kể đến như: Lendingclub, Prosper (Mỹ), Zopa, Funding Circle (Anh),…
Đặc điểm mô hình kinh doanh P2P
Mô hình kinh doanh P2P có một số đặc điểm của hình thức cho vay ngang hàng như sau:
- Đơn vị P2P là cầu nối trung gian kết nối những người cần vay vốn và những người cho vay. Hai bên sẽ được kết nối khi cảm thấy phù hợp về nhu cầu.
- Mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua trang website là cầu nối trung gian một cách nhanh chóng, tiện lợi giúp tiết kiệm tối đa thời gian giao dịch cho đôi bên.
- Người cho vay và người vay không nhất thiết phải là mối quan hệ quen biết từ trước. Họ thậm chí là những người xa lạ có nhu cầu nên gặp nhau.
- Hình thức vay P2P phù hợp nhất đối với các cá nhân có nhu cầu vay khoản tiền nhỏ với thời hạn ngắn.
- Bạn có thể dễ dàng theo dõi nguồn lợi nhuận từ việc cho vay qua nền tảng online.
- Quản lý và thu hồi nợ hàng tháng hoặc hàng kỳ hoàn toàn trực tuyến.
- Phát triển các mô hình cho vay tín dụng thế chấp, phân tích và đánh giá thông tin cũng như xếp hạng độ tín nhiệm của người đi vay dựa vào hệ thống được tích hợp trong phần mềm chuyên dụng.
Mô hình P2P phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.
Các mô hình kinh doanh p2p
Mô hình kinh doanh P2P là mô hình phi tập trung mà tại đây hai đối tượng tương tác trực tiếp với nhau để trao đổi giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc hợp tác thương vụ sản xuất hàng hóa mà không cần thông qua bên thứ ba.
Hiện tại, mô hình kinh doanh P2P dần trở nên phát triển tại Việt Nam, P2P có 4 mô hình hoạt động chính mà chúng ta cần quan tâm như sau:
Mô hình 1: Các đơn vị doanh nghiệp cung cấp công nghệ đơn thuần. Đây là loại hình doanh nghiệp trả tiền, sử dụng công nghệ và đóng vai trò trung gian giữa bên có nhu cầu vay và bên cho vay. Những doanh nghiệp này có thể hợp tác với các ngân hàng thương mại giúp thanh toán và quản lý tài khoản của khách hàng.
Ví dụ: Nền tảng Binance P2P – một nền tảng giao dịch Bitcoin và tiền điện tử ngang hàng – Cũng là một trong số những sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới.
Mô hình 2: Các đơn vị doanh nghiệp cung cấp nền tảng công nghệ kết hợp với các tổ chức tín dụng. Đây là mô hình mà ngân hàng dựa trên việc hợp tác với các công ty trên để tìm kiếm khách hàng nhằm cho vay cá nhân. Thông thường, các đơn vị P2P thuộc mô hình này sẽ liên kết với rất nhiều tổ chức tài chính khác nhau.
Mô hình 3: Đơn vị cho vay P2P tự huy động vốn và họ cho vay thì về bản chất đây là hoạt động kinh doanh ngân hàng và cần phải được cấp phép bởi Nhà nước. Tuy nhiên, rất nhiều đơn vị không được cấp phép, nên hành vi này cần được kiểm soát và ngăn chặn.
Mô hình 4: Nhà môi giới cầm đồ tạo ra ứng dụng và website của riêng họ để cho hoạt động vay dưới hình thức cho vay nặng lãi hoặc họ có thể kết nối với các công ty công nghệ để đăng ký làm công ty môi giới cầm đồ nhưng thực chất lại cho vay nặng lãi. Đây cũng là một mô hình P2P khá tiêu cực và cần được ngăn chặn bởi nó gây ra những hệ lụy xấu cho xã hội, ảnh hưởng tới đời sống và tinh thần của nhiều người. Đặc biệt hơn, dễ khiến mọi người hiểu sai về mô hình vay ngang hàng.
Lợi ích mang lại của mô hình P2P là gì?
Đối với nhà đầu tư
- Bạn có cơ hội đa dạng hóa và quản trị rủi ro tài chính, tích lũy thêm được cho mình nguồn lợi nhuận một cách nhanh chóng.
- Hình thức P2P tạo cơ hội cho nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm người có nhu cầu vay vốn hơn.
- Các rủi ro về thời hạn cho vay dường như không có.
Đối với người đi vay
- Thủ tục vay vốn nhanh chóng, dễ dàng, giảm được thời gian chờ duyệt hồ sơ.
- Lãi suất khi vay ngang hàng thấp hơn so với vay vốn ở ngân hàng thương mại.
- Mô hình kinh doanh P2P được hoạt động trên nền tảng công nghệ hiện đại, người đi vay có thể tiếp cận dễ dàng các thông tin vay tiền qua một thiết bị di động có kết nối Internet ở bất cứ đâu.
Bên cạnh những lợi ích thì có không ít rủi ro mà bạn cần lưu ý đối với hình thức vay P2P
Những rủi ro của hình thức cho vay ngang hàng
Bên cạnh những lợi ích kể trên thì kinh doanh ngang hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro cũng tương đối lớn mà bạn cần cân nhắc:
- Rủi ro về mặt pháp lý: Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về hoạt động cho vay trực tuyến, nhưng cũng chưa có quy định cấm đối với hoạt động này. Bạn cần hết sức cẩn thận vì lừa đảo đang diễn ra ngày càng tinh vi và hết sức phức tạp.
- Rủi ro mất vốn hoặc trả chậm: Trong một số trường hợp nhà đầu tư có thể bị chậm thanh toán, thậm chí là bị mất tiền do người đi vay rơi vào tình trạng không còn khả năng trả tiền bởi kênh vay tiền P2P không được bảo hiểm an toàn như các kênh vay vốn khác.
- Rủi ro về thanh khoản: Các khoản vay ngang hàng chỉ có thể được hoàn trả khi đến hạn chứ cả bên cho vay và bên đi vay đều không thể hủy ngang hợp đồng.
- Rủi ro trong quá trình vận hành: Hình thức cho vay ngang hàng hoạt động trên nền tảng công nghệ, vậy nên nếu chẳng may bị hack hoặc phần mềm bị sập, lỗi hệ thống, ngừng hoạt động thì nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng số vốn bỏ ra.
Hình thức vay khác an toàn hơn
Thay vì P2P, hình thức vay khác an toàn hơn được nhiều người lựa chọn. Với thủ tục đơn giản – Chỉ cần CMND/CCCD, giấy tờ tài sản có giá trị là bạn đã có thể vay tiền gấp tại công ty F88. Nếu đang cần tiền hoặc cần được hỗ trợ về tiền thì bạn có thể tham khảo chuỗi cửa hàng tiện ích tài chính – F88, trong đó sản phẩm cho vay cầm cố tại F88 được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Lý do chọn F88:
- Hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động liên tục trên thị trường tài chính.
- Sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước phục vụ khách hàng mọi nơi khi cần.
- Bảo mật thông tin và nói không với việc chèo kéo khách hàng tham gia vay
- Đạt cúp vàng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng”.
- Sở hữu chứng chỉ “Bảo vệ Khách hàng” của tổ chức quốc tế Smart Campaign cấp phát.
- Hợp đồng minh bạch
- Giải ngân nhanh chóng chỉ 15 – 30 phút
- Hỗ trợ cả với những khách hàng có nợ xấu, lịch sử tín dụng chưa tốt
- Các gói vay cầm cố đa dạng: Vay bằng đăng ký/cà vẹt xe máy, vay bằng đăng ký/cà vẹt ô tô, vay bằng ô tô.
Trên đây là nội dung cung cấp cho bạn về P2P là gì, mô hình kinh doanh P2P. Thực tế tiềm năng cho mô hình này còn khá mở nhưng nếu xét về hiện tại với hành vi lừa đảo ngày càng nở rộ như hiện nay và khung pháp lý chưa thực sự chắc chắn cho P2P thì bạn nên cân nhắc khi tham gia.