Kiến thức

Giải mã para là gì và các ký hiệu nhìn nhưng không hiểu khi khám thai

Ví dụ 1: Mang thai 3 lần, lần 1 sinh đủ tháng. Lần 2 thai chết lưu tuổi thai 28 tuần. Lần 3 sinh non 33 tuần, không sảy hoặc hút thai lần nào. Hiện tại còn sống 2 người con. Khi đó Para là 1202, chứ không phải 1112. Vì lần 2 thai chết lưu lúc 28 tuần tuổi nằm trong khoảng 22 – 37 tuần thì xếp vào cột sinh non tháng, chứ không phải chỉ số sảy, thai lưu.

Ví dụ 2: Mang thai 2 lần. Lần 1 đẻ sinh đôi đủ tháng. Lần 2 mang thai ngoài tử cung. Hiện tại có 2 người con còn sống. Vậy chỉ số para sẽ là 1012, do lần đầu là song thai nhưng chỉ mang thai 1 lần nên chỉ số P trong PARA sẽ là 1. Mang thai ngoài tử cung được xếp vào R trong PARA.

Tiền sử sản khoa của chị em có ý nghĩa quan trọng đến việc mang thai hiện tại nên bác sĩ rất quan tâm đến chỉ số para là gì trong sản khoa. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai cao sẽ dễ gặp phải những nguy cơ trong lần mang thai kế tiếp. Biết được chỉ số, bác sĩ sẽ lưu tâm hơn tới trường hợp đặc biệt này.

>> Bạn có thể xem thêm: Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Ý nghĩa các ký hiệu quan trọng khác khi đi khám thai

para trong sản khoa

Bên cạnh tìm hiểu para là gì, bạn cũng nên biết các chỉ số khác khi đi khám thai để có cái nhìn tổng quan về thai kỳ của mình.

  • TT(+): Tim thai bình thường. TT(-) là không nghe thấy tim thai.
  • BCTC: Đây là ký hiệu bề cao của tử cung giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi và xác định tuổi thai.
  • AFP (Alpha Fetoprotein): Xét nghiệm giúp phát hiện nguy cơ về các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ống thần kinh.
  • Alb: Ký hiệu của chất albumin, một loại protein có trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu xem có chứa chất albumin hay không giúp phát hiện nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ.
  • Rh: Là yếu tố cho biết tình trạng protein có trong tế bào máu, người có yếu tố này được ký hiệu là ‘Rh+’, nếu không có sẽ là ‘Rh-‘.
  • HA: Đây là ký hiệu của việc đo huyết áp.
  • Hb: Đây là ký hiệu của chất hemoglobin, bình thường có trong kết quả xét nghiệm máu. Kiểm tra lượng Hb trong máu nhiều hay ít, bác sĩ sẽ chẩn đoán thai phụ có bị thiếu máu hay không.
Chuyên gia chia sẻ  What Is Initial Exchange Offering (IEO) & How Does It Work?

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button