Hộ chiếu là gì
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu là giấy tờ giúp nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người đăng ký, sử dụng khi sang quốc gia khác. Hộ chiếu truyền thống là một cuốn sổ nhỏ với nhiều trang trong đó lưu giữ thị thực (visa) cho phép nhập cảnh vào quốc gia khác. Ngoài hộ chiếu truyền thống với các trang giấy thì hiện nay còn có hộ chiếu hiện đại hơn được gắn chíp điện tử cũng lưu giữ visa cho phép nhập cảnh vào các quốc gia khác, hộ chiếu điện tử dạng này hiện đã được áp dụng trên nhiều nước như Mỹ, Nhật, khối EU…
Hộ chiếu còn gọi là gì?
Hộ chiếu còn được gọi là Passport.
Phân loại hộ chiếu
- Hộ chiếu phổ thông – Popular Passport – Ordinary Passport
Hộ chiếu phổ thông với đối tượng sử dụng chính là công dân của quốc gia đó. Tại Việt Nam, hộ chiếu phố thông được cấp cho công dân Việt Nam, có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày được cấp. Du học sinh và công dân định cư cũng sử dụng được hộ chiếu phổ thông.
- Hộ chiếu công vụ – Official Passport
Hộ chiếu công vụ được cấp cho mục đích ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước, cụ thể:
- Khối an ninh, quốc phòng: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân viên và Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ, công chức ngành.
- Khối kinh tế, tài chính: cán bộ từ cấp phòng trở lên, kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài phục vụ các hoạt động chính thức của doanh nghiệp.
- Khối hành chính: cán bộ, công chức Nhà nước ra nước ngoài phục vụ nhiệm vụ chính thức thuộc công tác Đảng nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ cấp Trung ương theo diện được đề cử.
- Hộ chiếu ngoại giao – Diplomatic Passport
Hộ chiếu ngoại giao được cấp riêng cho đối tượng giữ chức vụ cấp cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Một số dạng viết tắt khi nói về loại hộ chiếu:
- OR: Ordinary Passport : Hộ chiếu phổ thông.
- OF: Official Passport: Hộ chiếu công vụ.
- DP: Diplomatic Passport: Hộ chiếu ngoại giao.
Số hộ chiếu là gì?
Số hộ chiếu là một dãy chữ số, bắt đầu là chữ cái in hoa và tiếp theo đó là 7 chữ số tự nhiên. Vị trí của số hộ chiếu nằm ở trang 1 dưới chữ Hộ chiếu/Passport hoặc là ở góc phải của trang 2 – nơi có ảnh của cá nhân được cấp hộ chiếu.
Sổ hộ chiếu có màu gì?
Sổ hộ chiếu thường chỉ có một số màu như đỏ, xanh lá cây, xanh dương, đen. Màu sắc của sổ hộ chiếu không phụ thuộc vào hệ thống phân loại quốc gia nào, nhưng mỗi quốc gia lại chọn một màu sắc riêng cho hộ chiếu nước mình, phổ biến nhất vẫn là hai màu xanh và đỏ.
Hiện, không có quy định cụ thể nào về màu vỏ cuốn sổ hộ chiếu của từng quốc gia, mà chỉ có quy định về kích thước bìa, công nghệ xác nhận của hộ chiếu, cách thức trình bày hộ chiếu.
Trên khía cạnh văn hóa, màu sắc hộ chiếu của từng quốc gia phản ánh một phần về bản sắc dân tộc.
Hộ chiếu xanh là gì?
- Hộ chiếu màu xanh nước biển
Các quốc gia thuộc cộng đồng Caribe thường chọn màu xanh nước biển, có thể vì khu vực này tập trung nhiều đảo với bờ biển xanh ngát bao quanh, bên cạnh đó, màu xanh nước biển cũng tượng trưng cho “Thế giới mới”.
Khối thị trường chung Nam Mỹ – Mercosur – chọn màu xanh nước biển cho màu hộ chiếu, đây cũng là màu nền của biểu tượng Mercosur (trừ Venezuela).
Quốc gia có nền kinh tế số 1 thế giới hiện nay là Mỹ chọn màu xanh navy cho hộ chiếu của mình.
- Hộ chiếu màu xanh lá cây
Cộng đồng các quốc gia Hồi giáo sử dụng hộ chiếu màu xanh lá cây. Lý do lựa chọn nghiêng về tín ngưỡng tôn giáo, màu xanh lá cây cũng là màu sắc phổ biến trên quốc kỳ của các quốc gia Hồi giáo.
Hộ chiếu đỏ là gì?
Hộ chiếu màu đỏ được sử dụng phổ biến tại các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (ngoại trừ Croatia), sắc đỏ sử dụng là đỏ mận. Có thể xem hộ chiếu màu đỏ là đặc trưng của tập thể các quốc gia châu Âu, khi Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi màu sắc hộ chiếu khi trở thành thành viên EU.
Và phía bên kia đại dương, khối Liên minh Andean ( liên minh các nước Nam Mỹ theo hình mẫu EU, gồm Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru) sử dụng màu đỏ mận làm màu hộ chiếu.
Màu đỏ cũng là màu của hộ chiếu Thụy Sĩ, nhưng là màu đỏ sáng hơn tương đồng với màu quốc kỳ quốc gia này.
Hộ chiếu đen là gì?
Quốc gia có hộ chiếu màu đen là: New Zealand.
Bị chú trong hộ chiếu là gì?
Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản thì bị chú trong hộ chiếu chính là nơi ghi các thông tin ghi chú, chú thích. Bị chú là một từ cũ, hiện không còn thông dụng nhưng vẫn sử dụng trên hộ chiếu.
Do đó, trong một số trường hợp, phần bị chú này gây tò mò cho người sử dụng, như trường hợp của cá nhân sau:
“Chả là hộ chiếu của em có visa còn đang sử dụng, em đã xin cấp đổi hộ chiếu mới về đề nghị được giữ lại hộ chiếu cũ để sử dụng visa. Khi nhận hộ chiếu mới thì trong hộ chiếu mới (khác số với hộ chiếu cũ) người ta có ghi là “hộ chiếu này thay thế cho hộ chiếu số B….” còn quyển cũ thì ghi ở phần bị chú là “Hộ chiếu này đã hết giá trị xuất nhập cảnh Việt Nam” (nhưng không đóng dấu used, cũng không đục lỗ). Vậy cái visa của em ở hộ chiếu cũ có còn dùng được nữa không ạ?”
Cộng đồng mạng đã có phản hồi:
“Đã có bị chú thì cứ đóng ghim 2 quyển hộ chiếu vào là vô tư bạn ah. Visa còn nguyên giá trị. Mang cả hai quyển hộ chiếu đi, quyển cũ đã có ghi bị chú là không còn giá trị nhưng visa bên trong vẫn còn hạn.”
Hộ chiếu quyền lực là gì?
Khái niệm hộ chiếu quyền lực chỉ thứ hạng hộ chiếu các quốc gia, khi công dân nước đó có thể nhập cảnh mà không cần xin visa trước hoặc đến nơi mới xin.
Hộ chiếu điện tử là gì (E-Passport)?
Hộ chiếu điện tử (e-passport / ePassport / passport sinh trắc học) khác với hộ chiếu thông thường là ở con chip được gắn thêm.
Các thông tin được lưu trong con chip này là thông tin cá nhân như: tên tuổi, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu,… và dữ liệu sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt, mống mắt) của cá nhân sở hữu quyển hộ chiếu.
Hộ chiếu thuyền viên là gì?
Hộ chiếu thuyền viên được cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên, sử dụng để xuất nhập cảnh tại cảng biển quốc tế các nước theo tuyến hàng hải quốc tế (theo tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa).
Cơ quan cấp hộ chiếu thuyền viên là Cục Hàng hải.
Hộ chiếu đặc biệt là gì?
Hộ chiếu đặc biệt là chỉ loại hộ chiếu được cấp cho nhứng cá nhân đặc biệt, và chúng đặc biệt thêm ở chỗ chỉ giới hạn cấp cho 500 người trên toàn thế giới, và không phải ai cũng được cấp.
Cơ quan cấp hộ chiếu đặc biệt là Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta và được Đức Giáo hoàng Paschal công nhận năm 1113, khi đó được hiểu là tấm vé thông hành cho phép đi lại tự do ở nhiều quốc gia.
Sự khác nhau giữa hộ chiếu và Visa
Để dễ hiểu, hộ chiếu (passport) được cấp bởi nước mà bạn là công dân chính thức, visa được cấp bởi nước mà bạn muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó.
Cá nhân phải có hộ chiếu trước khi đi xin visa.
Thủ tục làm làm hộ chiếu (Thủ tục làm Passport)
Để làm hộ chiếu, bạn cần chuẩn bị:
- CMND
- Sổ hộ khẩu hoặc KT3
- 04 hình 4×6 nền trắng
- Hồ sơ xin hộ chiếu (mua tại phòng xuất nhập cảnh)
- Phí làm hộ chiếu
Trường hợp làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi, cần có bản sao giấy khai sinh và giấy chứng thực từ địa phương cư ngụ.