Perpetual Protocol (PERP) là gì? Tổng quan về đồng tiền điện tử PERP
Perpetual Protocol là một giao thức hợp đồng vĩnh viễn phi tập trung cho mọi loại tài sản, dự án này đã trải qua hành trình 4 năm phát triển. Vậy dự án này đã có những bước tiến gì trong thời gian vừa qua, các bạn hãy cùng tìm hiểu với Coin68 thông qua bài viết này nhé!
Perpetual Protocol (PERP) là gì? Tổng quan về đồng tiền điện tử PERP
Perpetual Protocol (PERP) là gì?
Perpetual Protocol là một sàn giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh viễn phi tập trung, kể từ khi ra mắt đến nay ứng dụng này đã liên tục phát triển và cho ra mắt đến phiên bản thứ hai. Dự án này được thành lập vào năm 2019 tại Đài Loan với tên gọi ban đầu là “Strike”, tuy nhiên sau đó đã đổi thành “Perpetual Protocol” như hiện tại.
Phiên bản mainnet đầu tiên được khởi chạy trên xDai vào tháng 12 năm 2020. Phiên bản 2 của giao thức, được đặt tên là Curie, được phát triển trên Optimism vào tháng 11 năm 2021.
Các sản phẩm của Perpetual Protocol
Vault
Hot Tub là một sản phẩm vault không lưu ký được xây dựng dựa trên Perpetual Protocol. Sản phẩm này tự động hóa chiến lược chênh lệch giá trên chuỗi và cho phép người dùng DeFi kiếm được lợi nhuận ổn định với rủi ro thấp mà không cần quá nhiều kiến thức về tiền mã hóa hoặc giao dịch.
Hot Tub cung cấp 4 loại vault cho người dùng: wETH, OP, wBTC và USDC. Những vault này cho phép người dùng gửi token của họ và kiếm được lợi nhuận bền vững.
Trade
Trade là tính năng phổ biến nhất của Perpetual Protocol.
Cách thức hoạt động của sản phẩm Trade
Các khái niệm liên quan đến mô hình hoạt động của sản phẩm này:
-
Vault: Hợp đồng thông minh chứa tất cả các loại tài sản thế chấp.
-
Clearing House: Hợp đồng thông minh xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến giao dịch, thanh lý và đòn bẩy.
-
AMM: công cụ tạo lập thị trường tự động trên Perpetual Protocol.
-
Virtual token: token tổng hợp không có giá trị nội tại và được sử dụng cho mục đích kế toán. Các virtual token sẽ có tiền tố “v” trước tên token, ví dụ: vETH, vUSDC.
Ví dụ cụ thể về mô hình hoạt động của dự án:
Mở lệnh
Alice gửi 100 USDC vào giao thức để mua 1.96 ETH với đòn bẩy 2x. Khi tiền được gửi vào giao thức, các bước sau sẽ lập tức được thực hiện:
-
Clearing House sẽ gửi 100 USDC vào Vault
-
Clearing House sẽ mint 200 vUSDC và lưu chi phí cơ sở (cost basis) với giá trị 200 vUSDC. Chi phí cơ sở (cost basis) là một khái niệm quan trọng để tính toán lãi hoặc lỗ thực tế của Alice khi đóng lệnh
-
200 vUSDC sẽ được gửi vào vAMM để swap thành 1.96 vETH
Tổng kết lại, chúng ta đang có
-
1.96 vETH được quản lý bởi Clearing House
-
Chi phí cơ sở của Alice là 200 vUSDC.
-
100 USDC tài sản thế chấp trong Vault.
Khi Alice quyết định đóng lệnh, số vETH đang được nắm giữ sẽ được gửi vào vAMM để swap thành vUSDC. Giả sử ETH tăng giá và 1.96 vETH lúc này có giá trị 220 vUSDC. PnL của Alice nhận được sẽ được tính bằng cách lấy số vUSDC nhận được trừ đi chi phí cơ sở.
-
PnL = vUSDC – cost basis = 220 – 200 = 20
-
Tổng số tiền Alice nhận lại được = số tiền thế chấp + PnL = 100 + 20 = 120
Đóng lệnh
Staking
Lazy River là sản phẩm staking của Perpetual Protocol. Lazy River sẽ phân phối một phần doanh thu của giao thức cho chủ sở hữu vePERP token.
Cách thức hoạt động của Lazy River
Phí giao dịch sẽ được phân phối cho các nhà tạo lập thị trường (80%) và quỹ bảo hiểm (20%). Theo đề xuất quản trị và kết quả bỏ phiếu, doanh thu giao thức sẽ được phân phối cho Kho bạc (25%) và chủ sở hữu vePERP (75%).
Điều kiện để nhận được phần thưởng từ Lazy River
-
Stake PERP tại token.perp.com trong ít nhất 2 tuần để đủ điều kiện nhận phần thưởng.
-
Stake PERP trước mỗi thời hạn snapshot vào Thứ Năm (7 giờ sáng) để đủ điều kiện phân phối cho tuần tiếp theo.
Có hai điều kiện để kích hoạt tính năng chia sẻ phí giao dịch dưới dạng USDC cho người tham gia staking:
-
Khi ngưỡng quỹ bảo hiểm được đáp ứng. Ngưỡng được xác định là 10% mức khối lượng hợp đồng được mở (open interest: tổng vị thế mua/bán đang treo thị trường) trung bình trong 30 ngày trên tất cả các thị trường, được hiển thị trên Lazy River 2.0 và sẽ được cập nhật 30 ngày một lần.
-
Doanh thu giao thức dương hàng tuần, trong đó doanh thu giao thức được xác định bằng quỹ bảo hiểm trừ đi số dư kích hoạt. Số dư kích hoạt là số dư của quỹ bảo hiểm tại mỗi lần snapshot (được cập nhật hàng tuần).
Hệ sinh thái của dự án
Hệ sinh thái của Perpetual Protocol
Trên đây là các dự án thuộc hệ sinh thái của Perpetual Protocol. Các dự án này chủ yếu nằm trong 5 lĩnh vực chính, bao gồm: Công cụ tạo lập thị trường (maker tool), bảo mật (security), cộng đồng (community), sản phẩm có cấu trúc phức tạp (structured product) và công cụ tăng tính tiếp cận blockchain cho người dùng (accessibility).
Tình hình hoạt động của Perpetual Protocol
TVL
TVL của Perpetual Protocol – Nguồn: DefiLlama
TVL của Perpetual Protocol hiện tại chỉ đạt 28,38 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm chỉ số này đạt ATH (539,3 triệu USD) vào tháng 11 năm 2021 .
Khối lượng và phí giao dịch
Khối lượng giao dịch và phí giao dịch mà Perpetual Protocol thu được – Nguồn: Dune Analytics
Trong suốt thời gian hoạt động từ năm 2019 đến này, tổng khối lượng giao dịch tương lai trên Perpetual Protocol đã đạt đến con số 22 tỷ USD. Khối lượng giao dịch trong vòng 24h và 7 ngày qua lần lượt là 26,8 triệu và 163 triệu USD.
Phí giao dịch mà dự án thu được từ lúc mới thành lập đến nay là khoảng 20,2 triệu USD. Trong khi đó, phí giao mà sàn giao dịch này thu được mỗi ngày là hơn 24 nghìn USD.
Thông qua 2 chỉ số trên, ta thấy được khoảng cách giữa các sàn giao dịch phi tập trung và tập trung trong lĩnh vực giao dịch hợp đồng vĩnh viễn đang có một khoảng cách rất xa.
Cặp giao dịch phổ biến nhất
Tỷ lệ volume giao dịch của các cặp giao dịch khác nhau trong vòng 28 ngày qua – Nguồn: Dune Analytics
Perpetual Protocol đang cung cấp khoảng 22 cặp giao dịch khác nhau. Trong đó ETH-USD là cặp giao dịch có khối lượng giao dịch trong vòng 28 ngày gần qua, chiếm đến 28,5% tổng khối lượng giao dịch của cả giao thức Perpetual Protocol.
Mô hình quản trị
DAO
Perpetual Protocol được cộng đồng quản lý thông qua hình thức bỏ phiếu. Hiện tại việc quản lý dự án Perpetual Protocol hoạt động theo mô hình kết hợp.
Các hạng mục dưới đây sẽ được quản trị bởi cộng đồng:
-
Sử dụng quỹ Perpetual DAO, bao gồm token PERP
-
Các thông số sàn giao dịch như: chẳng hạn như ngưỡng quỹ bảo hiểm, mức phí và phân bổ,…
Các hạng mục dưới đây sẽ được quản trị bởi Founding Team:
-
Chiến lược ngắn hạn và trung hạn
-
Thiết kế và phát triển giao thức
-
Phát triển và bảo trì trang web
-
Cập nhật, sửa lỗi và vận hành khẩn cấp
Các loại DAO được vận hành để quản trị dự án:
Perpetual DAO: Perpetual DAO sẽ có quyền kiểm soát kho bạc bao gồm PERP token, trong đó tất cả chủ sở hữu PERP đều là thành viên có quyền biểu quyết.
Sub-DAO: Perpetual Protocol đang hướng tới việc chia nhỏ các khía cạnh khác nhau của giao thức, trong đó mỗi Sub-DAO phụ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định và quản lý ngân sách của riêng mình một cách độc lập. Hiện tại, dự án có tất cả 2 Sub-DAO đang hoạt động và 2 Sub-DAO đang được đề xuất với những vai trò khác nhau, bao gồm:
-
Grants DAO: Grants DAO được thành lập vào năm 2021. Sub-DAO này sẽ có vai trò tài trợ và mở rộng hệ sinh thái của Perpetual Protocol.
-
Token Listing DAO: Token Listing DAO được tạo vào tháng 11 năm 2021. Sub-DAO này được tạo ra nhằm kiểm tra và niêm yết các token mới lên sàn giao dịch.
-
Community DAO (đang được đề xuất): Community DAO được tạo ra để phân cấp các sáng kiến cộng đồng và xây dựng thương hiệu Perpetual trong các lĩnh vực như marketing, kiểm duyệt cộng đồng, …
-
Treasury DAO (đang được đề xuất): Các thành viên Treasury Sub-DAO sẽ được bầu định kỳ và được chủ sở hữu token ủy quyền để quản lý Treasury DAO vĩnh viễn và tài trợ cho tất cả các DAO phụ khác.
Token quản trị
PERP token sẽ đóng vai trò là token quản trị của dự án Perpetual Protocol, hình thức bỏ phiếu cho các đề xuất sẽ được thực hiện off-chain trên Snapshot.
Dự án sẽ sử dụng mô hình veToken, trong đó người nắm giữ token có thể khóa PERP để nhận được vePERP trong tối đa 52 tuần để tăng quyền biểu quyết của họ. Token bị khóa càng lâu thì quyền biểu quyết càng tăng, tương tự như veCRV.
Quyền biểu quyết sẽ được tính theo công thức sau:
-
Quyền biểu quyết = Số lượng PERP token x 4 x 1/52 x thời gian token bị khoá (tính theo tuần)
Thông tin cơ bản về PERP token
Token Allocation
Biểu đồ phân phối PERP token
Token Release Schedule
Lịch phát hành PERP token
PERP token dùng để làm gì?
PERP là một utility token được thiết kế để khuyến khích việc quản lý phi tập trung cho giao thức. Quyền biểu quyết của PERP token holder trong giao thức sẽ được tính dựa trên mô hình veToken tương tự như trên giao thức Curve Finance.
2 chức năng chính của PERP token là :
-
Người dùng có thể stake PERP token vào giao thức để nhận được quyền bỏ phiếu hoặc đề xuất ý tưởng để cải thiện Perpetual Protocol.
-
Staking: Người dùng có thể stake PERP token vào các staking pool để nhận phần thưởng.
Ví lưu trữ PERP token
Các bạn có thể lưu trữ PERP token trên một số loại ví sau:
-
Ví sàn
-
Các ví ETH thông dụng: MetaMask, Trust Wallet, Coin98 Wallet.
-
Ví lạnh: Ledger, Trezor.
Mua bán PERP token ở đâu?
Hiện tại PERP token đang được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau; với tổng volume giao dịch mỗi ngày khoảng gần 25 triệu USD. Các sàn giao dịch niêm yết PERP token bao gồm: Binance, Coinbase Exchange, OKX, Bybit, Kucoin, MEXC, Uniswap,…
Tổng kết
Perpetual Protocol là dự án tiềm năng trong mảng Defi; dự án cho phép người dùng giao dịch các hợp đồng tương lai của nhiều loại tài sản trên nền tảng blockchain của ETH. Theo xu hướng chung của thị trường crypto trong giai đoạn downtrend, dự án này cũng đã cho thấy những bước lùi đang kể trong kết quả hoạt động của mình. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Perpetual Protocol để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này không được xem là lời khuyên đầu tư. Coin68 sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.