Tổng quan về phân tích kỹ thuật chứng khoán cho người mới bắt đầu
Phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?
Phân tích kỹ thuật chứng khoán là phương pháp sử dụng số liệu, biểu đồ, đồ thị về giá cả, khối lượng giao dịch để phân tích các biến động cung – cầu của một hoặc một nhóm mã chứng khoán. Dựa vào phân tích trên mà nhà đầu tư sẽ dự đoán được giá trong tương lai có tiềm năng hay không để quyết định bán ra hay mua vào.
Xem thêm: Chi tiết cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
Vai trò của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
Học phân tích kỹ thuật chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được những quyết định chính xác trong đầu tư cổ phiếu. Bởi vì đây chính là công cụ nắm giữ 3 chức năng quan trọng sau:
- Báo động về sự thay đổi về giá giúp nhà đầu tư bán ra để đảm bảo sự an toàn, thiết lập ngưỡng an toàn mới.
- Đưa ra nhận định và xác nhận xu thế của giá mới để có kế hoạch đầu tư chiến lược ngắn, trung và dài hạn
- Dự đoán giá cả trong tương lai dựa trên mức giá trong quá khứ, xu hướng thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Các trường phái trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
Khi phân tích kỹ thuật chứng khoán, mỗi nhà đầu tư thường đi theo một trường phái khác nhau. Theo nghiên cứu thì hiện nay có rất nhiều trường phái, nhưng thông dụng nhất có thể kể đến như sau:
- Trường phái cổ điển và tân cổ điển. Đây là trường phái tuân thủ tuyệt đối theo “Lý thuyết DOW”. Điển hình sẽ là: phân tích xu hướng (Trend Analysis) thông qua đọc bảng giá (Chart Reading) và chỉ báo kỹ thuật (Indicator).
- Trường phái Harmonic. Đặc điểm của trường phái này là phân tích dựa trên sự kết hợp lý thuyết về mô hình giá và toán học Fibonacci.
- Trường phái Nhật. Đặc điểm dễ nhận biết ở dạng phân tích thuộc trường phái này chính là sự cân bằng. Theo quan điểm của trường phái: Thị trường luôn dao động ở điểm cân bằng. Nếu như giá rời khỏi điểm cân bằng này quá xa/lâu thì sẽ có rủi ro. Áp dụng dựa trên biểu đồ nến, Keiken Ashi, Ichimoku Kinko Hyo…
- Trường phái Volume Spread Analysis. Theo trường phái này chính là dòng tiền quyết định khi đổ vào đâu thì tăng giá, rút ra thì giảm giá.
Hướng dẫn cách phân tích kỹ thuật chứng khoán thông qua biểu đồ
Phân tích kỹ thuật chứng khoán sẽ dựa trên các loại đồ thị, biểu đồ để đưa ra thời điểm thích hợp nhất mua bán cổ phiếu. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp này thì hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây. ZaloPay sẽ hướng dẫn bạn cách đọc biểu đồ đúng trên giao diện đồ thị phân tích kỹ thuật một cách cực kỳ dễ hiểu.
Các loại đồ thị phân tích kỹ thuật chứng khoán
Có 3 loại đồ thị thường xuyên gặp khi phân tích kỹ thuật chứng khoán là: Đồ thị hình nến, đồ thị hình thanh và đồ thị dạng đường. Cụ thể đặc điểm của từng loại đồ thị như sau:
- Đồ thị hình nến: Đây là loại biểu đồ phân tích kỹ thuật trực tuyến được hình thành bởi 2 trục chính là: trục dọc chứa thông tin về giá và trục ngang chứa thông tin thời gian.
- Biểu đồ hình thanh: Loại biểu đồ này cung cấp các chỉ số giá mở cửa, giá đóng cửa, giá sàn, giá trần. Cấu tạo của biểu đồ hình thanh gồm một đường thẳng đứng thể hiện phạm vi giá trong phiên giao dịch và hai đường ngang thể hiện giá đóng – mở cửa.
- Biểu đồ dạng đường: Loại biểu đồ này biểu thị giá đóng cửa của phiên giao dịch theo một đường duy nhất và phù hợp nhất khi phân tích dài hạn.
Cách đọc biểu đồ chứng khoán cho người mới bắt đầu
Đối với những người mới bắt đầu, bạn nên theo dõi loại biểu đồ hình nến để dễ dàng quan sát và có góc nhìn tổng quan nhất về tình hình giá trên sàn giao dịch. Trong phạm vi bài viết này, ZaloPay sẽ chia sẻ đến bạn cách đọc biểu hồ hình nến.
Tìm hiểu giao diện tổng quát
Giao diện của biểu đồ hình nền sẽ chia thành 1 trục dọc và 1 trục ngang. Theo từng khu vực trong biểu đồ hiển thị những nội dung tương ứng như sau:
Vùng công cụ
- 1: Khu vực nhập mã cổ phiếu cần phân tích.
- 2: Thời gian cần phân tích, bạn có thể thay đổi trong khoảng từ 1 phút – 1 tháng. Có các ký hiệu sau:
- D: Thời gian theo ngày.
- W: Thời gian theo tuần.
- M: Thời gian theo tháng.
- 3: Loại biểu đồ được lựa chọn. Mục này giúp bạn quan sát các diễn biến của giá theo một kiểu mô hình phù hợp. Trong đó sẽ có hai mô hình thường được sử dụng nhất là: quan sát diễn biến ngắn hạn và quan sát diễn biến dài hạn.
- 4: So sánh biểu đồ cổ phiếu hiện tại với các cổ phiếu khác.
- 5: Các chỉ báo phân tích chứng khoán, chú ý không dùng quá 4 chỉ bảo trên một biểu đồ.
- 6: Lưu mẫu biểu đồ, giúp lưu lại toàn bộ cài đặt giao dịch.
- 7: Công cụ Undo và Redo.
- 8: Công cụ lưu lại biểu đồ.
- 9: Mục cài đặt biểu đồ.
- 10: Chế độ xem toàn màn hình,
- 11: Chụp ảnh màn hình.
- 12: Các thông tin cơ bản của cổ phiếu bao gồm: giá mở – đóng cửa, giá cao – thấp nhất.
- 13: Khu vực tập hợp toàn bộ chỉ báo, công cụ.
- 14: Phần thanh công cụ hỗ trợ bao gồm:
- Khu vực: A: Công cụ vẽ xu hướng.
- Khu vực B: Công cụ vẽ mô hình.
- Khu vực C: Công cụ đánh dấu.
- Khu vực D: Công cụ gõ văn bản, nhãn dán.
- Khu vực E: Công cụ vẽ các mẫu hình phân tích.
- Khu vực F: Công cụ đo khoảng giá.
- Khu vực G: Bạn có thể chèn các biểu tượng lên bản đồ.
- Khu vực H: Công cụ đồ lường số lên, mức độ tăng – giảm,…
- Khu vực I: Thu nhỏ – phóng to.
Một số ký hiệu quan trọng
Trên bản đồ nến có khu vực quan trọng nằm tại khu vực vùng giá và khối lượng giao dịch – trục ngang. Ở phần này, bạn sẽ thát xuất hiện một số ký tự sau đây:
- O (Open): Giá mở cửa.
- H (High): Giá cao nhất.
- L (Low): Giá thấp nhất.
- C (Close): Giá đóng cửa.
Vùng biến động giá
Biến động giá sẽ được hiển thị theo dạng biểu đồ nến, giá của mỗi ngày chính là 1 cây nến. Cây nến càng dài chứng tỏ biến động giá giữa giá mở cửa và đóng cửa càng lớn. Nếu xuất hiện đường chỉ trên thân cây nến, chính là biểu hiện của giá cao nhất trong phiên, mọc phía dưới thể hiện giá thấp nhất trong phiên. Màu của cây nến gồm màu đỏ và màu xanh:
- Màu đỏ: Thể hiện giá hôm đó thấp hơn giá mở cửa.
- Màu xanh: Thể hiện giá hôm đó cao hơn giá mở cửa.
Vùng khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch sẽ cho bạn biết có nhiều người đang mua hay bán có phiếu, qua đó nắm bắt được tâm lý của các nhà đầu tư khác. Khi khối lượng giao dịch thấp là tình trạng nhà đầu tư không muốn giao dịch cổ phiếu đang nhiều hoặc thị trường đang bị khan hiếm.
Vùng công cụ vẽ
Thanh công cụ vẽ nằm dọc bên trái màn hình có rất nhiều mục để giúp nhà đầu tư phân tích hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ có hai nhóm công cụ vẽ đường sau:
- Nhóm công cụ vẽ đường: Cho phép người dùng vẽ các đường xu hướng, kênh xu hướng, góc xu hướng,…
- Nhóm công cụ vẽ mô hình: Cho phép người dùng vẽ các mô hình có sẵn được thiết lập từ trước giúp bạn nhận diễn các ngưỡng kháng cự – hỗ trợ.
Tóm lại, phân tích kỹ thuật chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định mua – bán cổ phiếu. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về phương pháp này và biết cách đọc biểu đồ thật chính xác.