Giao dịch chênh lệch giá tiền điện tử là gì?
Mục lục 1. Giao dịch chênh lệch giá tiền điện tử là gì? 2. Giao dịch chênh lệch giá có sinh lời không? Liệu nó có bất hợp pháp? 3. Ưu và nhược điểm của giao dịch chênh lệch giá 4. Cách giao dịch chênh lệch giá tiền điện tử 5. Giao dịch chênh lệch giá trên một sàn 6. Giao dịch chênh lệch giá tam giác 7. Các khoản thuế, phí liên quan 8. Giao dịch chênh lệch giá tự động 9. Kết luận
Giao dịch chênh lệch giá tiền điện tử là gì?
Định nghĩa
Chuyên giao dịch chênh lệch giá (Arbitrage trading) là một khái niệm quen thuộc đã có từ khi thị trường chứng khoán, forex và lan san thị trường crypto. Nó chỉ đơn giản là việc tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trị niêm yết giữa các sàn với nhau hoặc là các tài sản trên cùng một sàn.
Lý do của cơ hội kinh doanh có thể nảy sinh do chênh lệch giá bởi khối lượng giao dịch tăng nhanh đột biến hoặc do các sàn giao dịch hoạt động không tốt. Thông thường, các sàn giao dịch nhỏ có xu hướng yết theo giá do các sàn giao dịch lớn đặt ra. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ngay lập tức mà nó có một độ trễ nhất định.Vì vậy, nếu muốn sử dụng kỹ thuật này thì phải thực các giao dịch ngay lập tức khi có cơ hội.
Ví dụ đơn giản: giả sử bạn đã thấy một số chênh lệch về giá BTC khi mua trên Remitano và bán trên Binance. Để thực hiện arbitrage, bạn sẽ phải chuyển USD của mình sang Remitano và BTC của bạn sang Binance. Khi chênh lệch giá xuất hiện, giả sử giá của BTC ở Binance đang cao hơn 2% so với sàn Remitano. Bạn sẽ giao dịch mua BTC bằng USD của mình trên Remitano và đồng thời bán BTC lấy USD trên Binance.
Phân loại giao dịch chênh lệch giá
Trên thị trường có nhiều cách phân loại khác nhau. Ví dụ như do người làm hoặc do máy làm, tuy vậy có hai cách phân loại phổ biến và được mọi người chấp nhận sau đây:
- Giao dịch chênh lệch giá trên cùng sàn: Cơ hội này đề cập đến việc mua và bán tài sản kỹ thuật số trên một giao dịch với sự chênh lệch giá. Đây cũng bao hàm ví dụ đơn giản trên. Loại chênh lệch giá này khá phức tạp. Nó tương tự như phân tích chênh lệch tiền tệ fiat trong ngoại hối hoặc hàng hóa.
- Chênh lệch giá tam giác: nó liên quan đến chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch khác nhau. Trader tận dụng sự khác biệt về giá thông qua một số tỷ giá chuyển đổi. Hình thức chênh lệch giá này còn được gọi là chênh lệch giá tam giác. Được tham gia bởi ba bên, gồm hai sàn và trader. Loại chênh lệch giá này tương đối đơn giản khi so với arbitrage trên cùng sàn.
Ngoài ra, còn có dạng giao dịch chênh lệch giá giữa các sàn khác nhau với nhiều đối tượng tài sản. Đó là một dạng kết hợp của cả hai phân loại trên. Tuy nhiên, dạng này thường ít được sử dụng bởi tính phức tạp cũng như rủi ro và các phí tổn liên quan.
Giao dịch chênh lệch giá có sinh lời không? Liệu nó có bất hợp pháp?
Giao dịch chênh lệch giá có lợi nhuận không?
Tại bất kỳ thời điểm nào trên thị trường đều có sự chênh lệch giá xuất hiện. Tuy nhiên những chênh lệch này có độ lệch rất nhỏ khoảng 0.1-0.2% mà thôi. Do đó nếu bạn không có một nguồn vốn lớn thì việc bù phí giao dịch đã đủ khiến bạn thua lỗ. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có những cơ hội arbitrage với độ lệch cao khoảng 0.2 – 2.5% . Nếu bạn tìm được cơ hội tại thời điểm chính xác. Bạn hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận khủng với rủi ro cực thấp. Ngoài ra, với chênh lệch giá tam giác cực kỳ phức tạp, nó có thể tạo ra sự chênh lệch lớn mà ít người có thể nhìn thấy.
Nếu bạn là một day trading và trên thị trường rơi vào giai đoạn khó khăn thì đó là lúc arbitrage trở thành cứu cánh cho bạn. Loại chênh lệch giá phổ biến nhất mà mọi người thực hiện là chênh lệch giá không gian (giữa các sàn khác nhau). Đây là cách dễ nhất nhưng như đã nói ở trên, biên độ của những chênh lệch này không cao và có tính cạnh tranh cao do nhiều trader nhìn thấy.
Liệu giao dịch chênh lệch giá có bất hợp pháp?
Một điều mà mọi người trước khi bắt đầu giao dịch mặt hàng nào đó quan tâm là nó có hợp pháp không? Câu trả lời là kinh doanh chênh lệch giá hoàn toàn hợp pháp.
Giao dịch chênh lệch giá tiền điện tử xảy ra do sự kém hiệu quả của thị trường. Do đó nó không phải là hành động thao túng của một cá nhân hoặc tổ chức. Hiểu đơn giản là bạn có thể tận dụng lỗ hổng của hệ thống để kiếm lời.
Ưu và nhược điểm của giao dịch chênh lệch giá
Ưu điểm
#1. Lợi nhuận nhanh
Bạn hoàn toàn có thể có lợi nhuận ngay lập tức sau vài cái click chuột nếu đã chuẩn bị kỹ càng. Ngoài ra, nếu bạn áp dụng “bot” (sẽ được giới thiệu ở phần cuối bài) thì quy trình hoàn toàn tự động và diễn ra với tốc độ của cực nhanh khi cơ hội xuất hiện.
#2. Cơ hội kinh doanh đa dạng
Hiện tại có rất nhiều sàn giao dịch tiền điện tử trên thị trường. Theo Coindesk, có hơn 391 sàn giao dịch tiền điện tử trên thế giới. Đi cùng với sự đa dạng sàn giao dịch là sự phong phú cặp tỷ giá. Càng nhiều cặp tỷ giá xuất hiện thì cơ hội giao dịch chênh lệch giá càng nhiều.
#3. Phù hợp với thị trường tiền điện tử
So với các thị trường truyền thống, tiền điện tử vẫn chưa được công chúng chấp nhận quá rộng rãi. Do đó thị trường tiền điện tử vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai. Vì vậy nó có sự thiếu ổn định, rời rạc và hạn chế thông tin giữa các sàn giao dịch. Cùng với đó là số lượng arbitrager crypto cũng tương đối ít nên giảm sự cạnh tranh. Điều này giúp cho cơ hội arbitrage có thời gian tồn tại lâu hơn trên thị trường.
Nhược điểm
#1. Hạn chế về KYC
Để giao dịch trên bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào, bạn cần phải tuân thủ các quy định KYC. Đôi khi, bạn cần có tài khoản ngân hàng ở cùng quốc gia nơi sàn giao dịch đặt trụ sở hoặc bạn có thể cần liên kết tài khoản ngân hàng và xác minh danh tính của mình. Thông thường, quá trình này mất đến 24 giờ để xác minh tài khoản của bạn trước khi bạn có thể giao dịch. Điều này dẫn đến bạn có thể bị bỏ lỡ các cơ hội tốt. Ngoài ra, hiện nay ở Mỹ và EU cũng đã bắt đầu đánh thuế theo dữ liệu KYC của sàn giao dịch.
Xem thêm: KYC là gì? Vì sao phải xác thực KYC khi giao dịch tiền điện tử
#2. Bảo mật và lưu trữ
Vì bạn cần truy cập vào nhiều sàn giao dịch để mua bán chênh lệch giá, bạn có thể cần phải lưu trữ tiền của mình trên tất cả các sàn đó. Vì những đồng tiền điện tử này được lưu trữ trực tuyến nên chúng rất dễ bị tấn công. Cùng với đó là các khoản phí liên quan để lưu trữ và bảo mật.
#3. Chi phí giao dịch
Có nhiều loại phí liên quan đến hoạt động giao dịch arbitrage. Chẳng hạn như việc các sàn giao dịch tiền điện tử không cho phép bạn gửi, rút hoặc giao dịch miễn phí. Họ thường tính một tỷ lệ phần trăm nhất định của số tiền dưới dạng phí. Vì vậy, bạn cần bao gồm các khoản phí trong khi tính toán lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá. Đây là một vấn đề cực quan trọng trong arbitrage. Phần sau sẽ phân tích rõ ràng vấn đề này để độc giả có cái nhìn tổng quát.
#4.Giới hạn rút và thời gian rút
Khi bạn đặt các giao dịch lớn, bạn cần lưu ý rằng các sàn giao dịch có giới hạn rút tiền cụ thể. Vì vậy, bạn có thể không rút được một lượng lớn tiền điện tử từ ví của mình trong cùng một ngày. Mỗi giao dịch tiền điện tử có thể mất ít nhất 10 phút để được hoàn thành. Trong khoảng thời gian này, thị trường có thể đi ngược lại bạn và bạn có thể mất lợi nhuận giao dịch chênh lệch giá tiềm năng của mình. Trong một số trường hợp, bạn có thể đã mua tiền từ một sàn giao dịch, nhưng thị trường lại đảo chiều và bạn không thể bán đồng tiền với mức giá kỳ vọng trên một sàn giao dịch khác.
Ngoài những vấn đề trên Remitano còn có một bài viết chuyên sâu về cơ chế hình thành, cách tìm cơ hội và một số rủi ro của arbitrage.
Xem thêm: Giao dịch chênh lệch giá tiền điện tử là gì và chúng hoạt động như thế nào?
Cách giao dịch chênh lệch giá tiền điện tử
Trước khi bắt đầu thao tác giao dịch chênh lệch giá. Có một số bước quan trọng trader cần thực hiện.
- Bước 1: Chuẩn bị tài khoản đã sẵn sàng giao dịch trực tiếp trên nhiều sàn khác nhau.
- Bước 2: Chuẩn bị một lượng tiền lớn (fiat hoặc crypto) có sẵn trên các sàn mục tiêu.
- Bước 3: Theo dõi, quan sát các cặp tỷ giá mục tiêu để tìm cơ hội. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình này.
- Bước 4: Tiến hành giao dịch arbitrage. Do phân loại có hai loại arbitrage là giao dịch chênh lệch giá trên một sàn và tam giác. Nên thao tác cũng có đôi nét khác biệt.
Giao dịch chênh lệch giá trên một sàn
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng và nhận thấy cơ hội xuất hiện. Trong trường hợp này là tỷ giá mua-bán trên cùng một sàn của hai loại tài sản có sự sai khác. Khi tỷ giá tiền fiat (đã chuẩn bị) và hai đồng coin giả định A và B có sự chênh lệch thì cơ hội arbitrage đã đến.
Trader có thể thao tác như sau:
- Dùng tiền chuẩn bị mua tiền điện tử A
- Dùng tiền điện tử A mua tiền điện tử B
- Bán tiền điện tử 2 đổi lấy tiền fiat
- Chốt lãi và rút ra
- Lặp lại ba bước đầu tiên (sau khi tính toán chi phí) đến khi nào cơ hội arbitrage kết thúc.
Kỹ thuật này tương tự với tỷ giá chéo trên thị trường forex. Tại mỗi trường hợp đều có cách tính toán khác nhau do cách yết giá. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy đi vào ví dụ sau đây:
Tỷ giá của sàn A đang yết 1 BTC=6,527.05 USDT, 1 ETH = 302.15 USDT, 1 ETH = 0.04643 BTC.
(Các con số được ví dụ không theo thời giá hiện tại, độc giả không nên thực hiện theo ví dụ sau đây, mọi trách nhiệm về quyết định đầu tư của độc giả người viết không đảm nhận)
Lúc này cơ hội arbitrage đã xuất hiện, bạn có thể thực hiện thao tác như sau:
- Mua Ethereum bằng USDT với tỷ giá 1 ETH = 302.15 USDT
- Mua BTC cho ETH, tỷ giá 1 ETH = 0.04643 BTC hoặc 1 BTC = 21.5378 ETH
- Kết quả, BTC của bạn sẽ có giá 21.5378 * 302.15 = 6,507.64 USDT.
Điều đó có nghĩa là bạn mua BTC qua ETH, bạn đã tiết kiệm được 19.41 USDT, bằng khoảng 0.3% giá Bitcoin. Nếu bạn bán ngay 1 BTC với giá 6527,06 USDT, bạn sẽ kiếm được 0.3% lợi nhuận của 2 giao dịch này.
Giao dịch chênh lệch giá tam giác
Trong trường hợp giao dịch tam giác với hai sàn khác nhau. Thao tác cần làm sau khi phát hiện cơ hội arbitrage
- Đối với một phần tiền ký gửi, hãy mua tiền điện tử trên 2 sàn giao dịch, bây giờ bạn có tiền pháp định và tiền điện tử trên sàn giao dịch này
- Khi cơ hội giao dịch chênh lệch giá xuất hiện, hãy mua tiền điện tử trên sàn giao dịch 1 và bán cùng một lúc số lượng tiền điện tử đó trên sàn giao dịch 2 hoặc ngược lại.
Điều này khá dễ dàng khi chỉ cần quan sát cặp tỷ giá của tiền điện tử trên hai sàn. Ngoài ra, còn có trường hợp tỷ giá chéo khác biệt giữa hai sàn. Tuy nhiên, đó là một trường hợp cực phức tạp và nhiều chi phí. Đôi khi phí giao dịch đã lấp đầy phần chênh lệch giữa các sàn.
Các khoản thuế, phí liên quan
Chắc hẳn các trader đều biết rằng khi giao dịch trên thị trường crypto có rất nhiều khoản phí cần phải thanh toán. Với độ chênh lệch không cao của arbitrage thì các khoản phí này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ròng của bạn. Sau đây là các khoản phí mà nhà đầu tư có thể phải chịu trong quá trình giao dịch
Các khoản phí giao dịch liên quan
Phí số 1: Phí gửi, rút tiền giữa sàn giao dịch và ngân hàng
Loại phí này xuất hiện khi nhà đầu tư chuyển tiền từ ngân hàng sang ví tiền điện tử và ngược lại. Tại Remitano, hiện tại loại phí này được miễn hoàn toàn. Một điều cực kỳ may mắn cho nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về biểu phí của sàn giao dịch này. Độc giả có thể tìm hiểu tại đây
Tuy nhiên, không phải sàn giao dịch nào cũng “rộng rãi” như Remitano về khoản phí này. Khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng, để bạn có thể sử dụng tiền của mình ngay lập tức thì một số sàn như sàn WEX sẽ tính phí 15% cho việc này. Ngoài ra, gửi tiền trực tiếp bên ngoài quốc gia phải chịu phí chuyển đổi, ví dụ: ở Mỹ là 2.5%.
Phí số 2: Phí giao dịch trên sàn
Tùy thuộc vào sàn giao dịch, các giao dịch được tính phí
- Phí cố định
- Phí maker
- Phí taker
Các khoản phí cố định là mặc định và không phụ thuộc vào giá trị giao dịch. Nó nằm trong khoảng từ 0.02% đến 0.1%. Về cơ bản, nếu bạn muốn bán-mua và bạn đặt giá sao cho lệnh của bạn sẽ được thực hiện ngay lập tức thì bạn phải trả một số khoản phí kể trên. Nếu không, lệnh của bạn phải nằm chờ trong một thời gian hoặc xấu hơn là mất thanh khoản. Các khoản phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng đơn đặt hàng của bạn: bạn mua/ bán càng nhiều thì phí càng nhỏ.
Phí số 3: Phí gửi, rút tiền điện tử sang ví
Thông thường, việc gửi tiền điện tử là miễn phí, nhưng nếu một sàn giao dịch cần tạo địa chỉ mới cho đồng tiền bạn đã chọn, thì họ sẽ tính phí blockchain (hoặc phí mạng) sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. Phí rút tiền tùy thuộc vào đồng tiền điện tử, ví dụ như Remitano tính phí rút Bitcoin là 0.0005 Bitcoin và Binance tính phí gấp đôi 0.001 Bitcoin.
Hãy xem một ví dụ thực tế về phí chênh lệch giá trên Coinbase, nơi bạn có thể mua Bitcoin trực tiếp. Giả sử bạn muốn mua Bitcoin với giá 10,000 USD tại Coinbase thông qua thẻ ngân hàng. Coinbase tính phí 4% cho giao dịch qua phương tiện này. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ còn 9600 USD để mua Bitcoin. Giả định tỷ giá như sau:
- 1 BTC = 7044.32 USD
- 1 ETH = 283.49 USD
- 1 ETH = 0.04032 BTC
Cơ hội chênh lệch giá là mua BTC qua ETH: 9,600 USD -> 33.86 ETH -> 1.3653815 BTC. Trong khi nếu bạn mua BTC trực tiếp, bạn sẽ nhận được 9,600 USD tương đương 1.3628001 BTC. Lợi nhuận từ cơ hội giao dịch chênh lệch giá này là 0.2581% (xấp xỉ 18.18 USD = 0.00258139 BTC). Với Coinbase, nếu lệnh của bạn được thực hiện ngay lập tức, thì phí 0% sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, nếu đơn hàng của bạn bị kẹt trong sổ lệnh, thì phí cho mỗi 1 giao dịch là 0.3% (phí taker). Hãy giả sử rằng bạn đã gặp may và không phải trả phí giao dịch. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần 22 giao dịch tương tự như những giao dịch này để chỉ trả phí gửi, rút tiền.
Phí số 4: Phí blockchain hoặc phí mạng
Mọi đồng tiền điện tử đều được kết nối với một chuỗi khối. Điều đó có nghĩa là cần một khoản phí để hệ thống thực hiện việc xác minh. Phí này được gọi là phí blockchain hoặc phí mạng.
Ví dụ: bạn muốn đưa Bitcoin mới mua từ Coinbase vào ví của bạn để lưu trữ. Bạn yêu cầu hệ thống xác nhận xác minh giao dịch của mình thì bạn phải chịu một khoản phí khoản 1 USD.
Phí số 5: Phí trên ví
Hiện tại, nhiều ví đã thu phí để hỗ trợ phát triển và bảo trì phần mềm ví. Hoạt động này là cần thiết để tránh các mối đe dọa từ tin tặc. Mỗi ví có biểu phí khác nhau, bạn có thể kiểm tra phí trong cài đặt ví của mình. Hơn nữa, nếu tạo một địa chỉ ví mới để lưu trữ tiền điện tử của bạn, thì nó phải được thêm vào chuỗi khối tiền điện tử. Trong trường hợp này, bạn phải trả thêm phí hệ thống (xem ở phần trên).
Bạn thấy đấy, phí có thể là một “kẻ bào mòn” lợi nhuận, vì vậy bạn phải rất cẩn thận với việc lựa chọn sàn giao dịch.
Thuế
Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh về thuế liên quan tới tiền điện tử. Còn tại Hoa Kỳ, bạn phải trả bao nhiêu thuế lợi tức vốn cho hoạt động tiền điện tử của mình tùy thuộc vào thời gian bạn nắm giữ tài sản của mình và khung thuế thu nhập của bạn là bao nhiêu.
Điều này được chia thành hai phần:
- Thu nhập từ vốn ngắn hạn : Bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào được tạo ra từ tài sản tiền điện tử được nắm giữ dưới một năm đều bị đánh thuế. Tùy các tình huống khác nhau mà mức thuế cũng không giống nhau, thông thường dao động từ 20% đến 40%.
- Thu nhập từ vốn dài hạn: Khoản đầu tư nắm giữ hơn một năm sẽ bị đánh thuế từ vốn dài hạn. Mức thuế đa dạng từ 0%, 15% đến 20% tùy thuộc vào thu nhập của cá nhân hoặc các diện miễn giảm
Những lưu ý khi tiến hành giao dịch chênh lệch giá
Quản trị rủi ro
Để có thể kiếm lợi từ arbitrage, trader cần phải biết tất cả các rủi ro và quản lý chúng đúng cách. Trên thị trường có nhiều người đã gây nhầm lần cho bạn đọc là hoạt động này không có rủi ro, tuy nhiên điều này là không chính xác. Arbitrage vẫn tiềm ẩn những rủi ro của riêng mình. Câu hỏi đặt ra là liệu lợi nhuận tiềm năng đáng cho việc chấp nhận những rủi ro này hay không?
Đôi khi những rủi ro này có thể được giảm thiểu nhưng không bao giờ được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy chúng cần được chấp nhận và quản lý. Những rủi ro quan trọng nhất trong chênh lệch giá tiền điện tử sẽ được trình bày sau đây:
#1. Rủi ro đối tác
Đây là rủi ro liên quan đến sàn giao dịch của bạn có thể bị tấn công hoặc mất khả năng thanh toán dẫn tới kết quả là bạn mất tài sản. Trong quá khứ đã có nhiều sự kiện như vậy diễn ra. Nổi bật nhất là Mt Gox-sàn giao dịch lớn nhất tại thời điểm nó sụp đổ năm 2014.
#2. Rủi ro chuyển nhượng
Rủi ro chuyển nhượng là rủi ro liên quan đến quá trình giao dịch. Nó xuất hiện khi arbitrage yêu cầu tái cân bằng tài sản liên tục (giữa tiền fiat và tiền điện tử). Có một số bẫy tiềm ẩn khi chuyển tiền điện tử giữa các sàn giao dịch. Kết quả xấu nhất là tiền điện tử của bạn có thể bị thất lạc, bị mắc kẹt trong một thời gian dài. Và lúc đó giá của nó trên các thị trường đã thay đổi. Cuối cùng là bạn không thể kiếm được lợi nhuận từ arbitrage mà còn chịu một khoản lỗ nhất định.
#3. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động liên quan đến quá trình bạn thao tác. Các thao tác gồm từng bước đã được trình bày phía trên. Nếu thực hiện đúng và đủ bạn sẽ nắm chắc cơ hội thành công.
Tuy nhiên, nhiều điều có thể xảy ra sai trong quá trình này. Giá do API thể hiện trên sàn có thể sai. Chưa dừng lạ ở đó, nền tảng giao dịch cũng có thể không phản hồi trong thời gian thị trường biến động. Ngoài ra, bạn có thể nhầm lệnh mua với lệnh bán, lỗi đánh máy, lỗi nhập liệu sai vào order book và nhiều điều khác .
Kiểm định cơ hội
Không phải lúc nào cũng có cơ hội Arbitrage hấp dẫn. Do vậy, đừng cố gắng giao dịch chênh lệch giá khi thị trường không có nhiều biến động. Hãy kiên nhẫn chờ đợi những giai đoạn biến động mạnh. Sự biến động cao mang lại cơ hội chênh lệch giá tốt nhất. Bạn có thể phân loại các cơ hội thành từng phần sau đây.
#1. Xuất hiện lệnh quá lớn và đột ngột
Khi có một lệnh trên một sàn giao dịch cụ thể quá lớn để những người tham gia thị trường không thể hấp thụ nó trong một thời gian ngắn. Điều này dẫn đến giá của một loại coin trên một sàn bị neo ở mức xác định. Có thể neo ở chiều mua hoặc bán. Chính lúc này là cơ hội để bạn tận dụng. Thông thường những cơ hội này chỉ kéo dài trong vài phút. Cơ hội này sẽ được cộng đồng phát hiện và lan truyền nhanh chóng.
#2. Khác biệt về địa lý
Đôi khi có sự khác biệt về giá giữa các khu vực địa lý khác nhau. Trong quá khứ, trường hợp đáng chú ý ở Hàn Quốc vào cuối năm 2017. Khi đó, Coinmarketcap thậm chí đã loại bỏ các sàn giao dịch của Hàn Quốc khỏi danh sách của họ. Bởi vì hầu hết các sàn giao dịch này có giá cao hơn 30% so với các sàn giao dịch khác. Thậm chí có lúc cao hơn 50% vào đầu tháng 1 năm 2018.
Thông thường các trường hợp như Hàn Quốc rất khó có thể tận dụng để thực hiện arbitrage. Luật pháp Hàn Quốc hạn chế bất kỳ sự hiện diện xuyên biên giới nào (cả hai chiều) đối với các pháp nhân đầu tư coin. Vì vậy người Hàn Quốc và người không phải người Hàn Quốc không thể tham gia vào bất kỳ hoạt động chênh lệch giá nào. Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại trừ là người nước ngoài sống tại Hàn Quốc.
#3. Méo mó cung cầu do tâm lý đám đông
Đây là tình huống mà một trong các sàn giao dịch có giá hàng loạt coin rẻ hơn hoặc đắt hơn các sàn giao dịch khác. Kraken là một ví dụ điển hình về sàn giao dịch có giá thấp trong cả quý 4 năm 2017. Cụ thể, tài sản trên Kraken thấp hơn trên sàn Gdax 3-4%.
Có 2 lý do để giải thích vấn đề này là :
- Hàng loạt các nhà đầu tư đổ về Coinbase để mua tiền điện tử và Coinbase đã sử dụng Gdax như một “sân sau” để có đủ thanh khoản đáp ứng.
- Kraken gặp vấn đề với các máy chủ quá tải dẫn đến nền tảng của nó gần như không hoạt động. Đôi khi bạn phải gửi một lệnh 20 lần và 3 phút sau bạn biết rằng chỉ có 3 trong số chúng đã được thực hiện. Và đó là nếu bạn đủ may mắn để đăng nhập.
Đảm bảo sự ổn định
Sự ổn định là một trong những yếu tố quyết định thành bại của quá trình giao dịch chênh lệch giá. Tốt nhất bạn hãy đăng ký tài khoản premium tại các sàn giao dịch mà bạn sẽ giao dịch. Điều này sẽ giúp bạn giải ngân hoặc giao dịch khối lượng lớn ngay lập tức mà không gặp vấn đề về giới hạn. Chưa dừng lại ở đó, bạn còn có thể giảm chi phí khi giao dịch. Như phần trên đã nhắc đến rất nhiều khoản phí có thể bào mòn lợi nhuận của bạn.
Ngoài ra việc lựa chọn sàn giao dịch để giao dịch chênh lệch giá cũng cần phải cẩn trọng. Những sàn giao dịch uy tín như Binance, Coinbase, Remitano là những lựa chọn tối ưu. Tránh lựa chọn những sàn giao dịch có độ trễ quá lớn. Ví dụ cụ thể như sản Kraken ở phần trên. Nếu có bất cứ vấn để nào mà bạn cảm thấy không chắc chắn. Lời khuyên tốt nhất là bạn đừng nên tham gia giao dịch chênh lệch giá tại thời điểm đó.
Không ngừng học hỏi
“Không ai chiến thắng mà không hề chiến bại/ Không ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Chuyện có sai lầm trong quá trình giao dịch là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sau khi thất bại, việc cần làm là cố gắng học một bài học từ mỗi sai lầm mà bạn mắc phải. Nếu bạn không nhìn nhận lại chính bản thân mình thì trong tương lai có thể bạn lại vấp phải sai lầm đó một lần nữa.
Giao dịch chênh lệch giá tự động
Sau khi tìm hiểu về phí và các lưu ý, bạn có thể thấy rằng thao tác thực hiện arbitrage thì tương đối đơn giản nhưng các vấn đề liên quan nó thì cực kỳ phức tạp và “nhiêu khê”. Để loại trừ trở ngại này, trên thị trường tài chính có một sản phẩm giúp cho trader có thể tiếp cận arbitrage một cách dễ dàng hơn. Đó là giao dịch chênh lệch giá tự động. Remitano đã có một bài viết liên quan đến nền tảng Blackbird. Bạn có thể tìm hiểu tại đây.
Ý tưởng của dòng sàn phẩm này là các nhà phát triển sẽ sử dụng các chương trình và “bot” quét các sàn giao dịch 24/7. Dĩ nhiên rằng nó không thể bao quát được tất cả các vấn đề về cặp tỷ giá chéo, các loại phí. Từ đó hệ thống này có một rủi ro là chúng có thể thực hiện các cơ hội arbitrage đem về khoản lỗ sau khi trừ đi chi phí. Bởi vì vậy, nếu bạn muốn có một “bot” để chuyên tìm các cơ hội arbitrage thì bạn phải có kiến thức về lập trình để tìm hiểu các mã nguồn mở của nền tảng (được miễn phí trên Github).
Ngoài nền tảng Blackbird, trên thị trường này còn có các công ty khác cung cấp các dịch vụ liên quan đến arbitrage. Có thể kể đến một số cái tên nổi tiếng như: ArbiSmart, Arbitao, Haasonline Software, Gekko và Gimmer.
Kết luận
Giao dịch chênh lệch giá là một cơ hội tạo ra lợi nhuận luôn tồn tại trên thị trường. Nếu bạn hiểu rõ nó đồng thời luôn cẩn trọng khi tận dụng cơ hội thì việc có lợi nhuận ổn định là một điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, arbitrage là một lối giao dịch có độ rủi ro cao. Vì vậy đừng bao giờ dồn toàn bộ “vốn liếng” của bạn vào nó.
Qua bài viết trên, Remitano hy vọng đã cung cấp cho độc giả kiến thức toàn diện về giao dịch chênh lệch giá. Đồng thời, độc giả cũng đã nắm được các thao tác của giao dịch arbitrage và các lưu ý liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc bình luận về bài viết, đừng ngần ngại hãy để lại bên dưới.
Miễn trừ trách nhiệm: Luận điểm trong bài viết mang tính chủ quan của tác giả. Người viết không chịu bất cứ trách nhiệm với quyết định đầu tư của người đọc.
Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ các bài viết trên Diễn đàn Remitano. Chúng tôi hy vọng những kiến thức về giao dịch & đầu tư crypto từ cơ bản đến nâng cao tại đây sẽ giúp bạn tự tin để bắt đầu giao dịch mua bán crypto cũng như đầu tư sinh lời từ tiền điện tử.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình giao dịch, hãy tham khảo thêm thông tin hỗ trợ khách hàng hoặc liên hệ ngay với chúng tôi thông qua chatbox bên dưới. Đội ngũ hỗ trợ Remitano sẵn sàng trả lời bạn 24/7.
Test Kiến Thức: Become a Crypto Expert
Tổng giá trị giải thưởng lên đến 1000 USDT
Luật chơi đơn giản:
-
Bước 1: Tham gia trả lời 3 câu hỏi liên quan đến nội dung bài viết ngay bên dưới để nhận được mã code bí mật
-
Bước 2: Sử dụng mã code bí mật này tham gia vào game để nhận thêm các “phiếu” tham gia nhận coin miễn phí.
Lưu ý:
- Hãy đọc kỹ “Điều khoản và Điều kiện” tham gia để chắc chắn bạn đã hiểu và thực hiện đầy đủ các bước
-
100 người chơi với tổng số “phiếu” cao nhất mỗi tháng sẽ chia số tiền thưởng lên đến 1000 USDT/tháng!
-
Phần thưởng sẽ được tổng kết vào cuối mỗi tháng (Ví dụ: 31/07, 31/08,…) và cộng trực tiếp vào tài khoản ví Remitano của bạn trong khoảng 1 tuần sau đó.