Kiến thức

Pi Network là gì? Tìm hiểu toàn tập về Pi Network

Những năm gần đây Pi Network rộ lên như một xu hướng mới về tiền ảo tại Việt Nam và thu hút nhiều người tham gia. Vậy Pi Network là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

1. Giới thiệu chung về Pi Network

1.1. Pi Network là gì?

Pi Network (viết tắt là Pi) là một loại tiền điện tử được thiết kế đặc biệt cho thiết bị di động, với việc khai thác dễ dàng mà không tốn nhiều năng lượng thông qua giao thức đồng thuận Stellar.

Hệ sinh thái Pi Network hiện bao gồm một ứng dụng di động cho phép người dùng khai thác Pi trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, hoạt động khai thác được xem là phân phối, vì số Pi đã được khai thác trước đó và ứng dụng không chạy thuật toán hoặc giao thức đồng thuận. Số lượng Pi khai thác giảm đi một nửa khi số người dùng tăng lên gấp mười lần. Để tăng số Pi khai thác, bạn cần giới thiệu thêm người dùng thông qua mô hình tiếp thị liên kết.

Pi Network là một trong những ứng dụng khai thác tiền ảo được giới thiệu từ năm 2019 và đã có giao dịch nội bộ đầu tiên vào năm 2020. Ứng dụng này đã có hơn 10 triệu lượt tải từ Play Store và khoảng 12 triệu người tham gia khai thác. Nhiều người đang nắm giữ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn Pi trong ví ảo và đang chờ đợi tiền ảo này được niêm yết.

Trong Pi Network, có bốn kiểu người dùng gồm:

  • Người tiên phong: Là những người này sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động của Pi Network hàng ngày
  • Cộng tác viên: Là những người sử dụng ứng dụng và tạo danh sách người tiên phong mà họ tin tưởng.
  • Đại sứ: Là người giới thiệu ứng dụng Pi đến người khác biến họ thành người dùng mới
  • Node (nút): Là những người vừa là người tiên phong vừa là cộng tác viên

Pi Network cũng đang phát triển tính năng mới như ví tiền điện tử và ủy quyền, nhằm nâng cao giá trị cho các nhà đầu tư và người dùng. Điều này cho thấy sự nỗ lực của Pi Network trong việc hoàn thiện hệ sinh thái của họ và đưa ra những giải pháp mới để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

1.3. Nguồn gốc của Pi Network

Dự án Pi network được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm cựu sinh viên của trường đại học Stanford. Cụ thể trong đó có 2 tiến sĩ và 1 MBA Stanford:

  • Tiến sĩ Nicolas Kokkalis – chịu trách nhiệm kỹ thuật
  • Tiến sĩ Chengdiao Fan – Chịu trách nhiệm về sản phẩm
  • Vincent McPhillip – Quản lý cộng đồng Pi Network

Đồng Pi được ra đời nhằm mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến sự bất bình đẳng trong việc đào tiền điện tử, nơi mà chỉ những người có nhiều nguồn lực và trang thiết bị đắt tiền mới có thể tham gia. Bằng cách cho phép người dùng đào tiền trên điện thoại thông minh mà không cần thiết bị chuyên dụng, Pi mở ra cơ hội cho một lượng lớn người dùng trên toàn cầu.

2. Cách thức hoạt động của Pi Network

2.1. Pi Network hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động và công nghệ đằng sau đồng Pi:

  • Mô hình đồng thuận SCP(Stellar Consensus Protocol): Đồng Pi không dựa trên mô hình đào tiền thông thường mà sử dụng SCP, một thuật toán đồng thuận được thiết kế để nhanh chóng và an toàn. SCP giúp mạng Pi duy trì sự đồng thuận mà không cần tới lượng lớn năng lượng tiêu thụ như trong mô hình Proof of Work (PoW) của Bitcoin.
  • Đào trên điện thoại di động: Pi Network cho phép người dùng đào Pi trực tiếp từ ứng dụng điện thoại di động của mình. Người dùng “đào” Pi bằng cách tham gia vào mạng lưới và xác nhận giao dịch. Quá trình này không sử dụng nhiều năng lượng như đào Bitcoin truyền thống, làm cho nó thân thiện với môi trường và dễ tiếp cận hơn cho người dùng bình thường.
  • Hệ thống An toàn và Bảo mật: Pi Network đặt một trọng tâm lớn vào việc bảo mật thông tin và tài sản của người dùng. Với hệ thống xác minh đa tầng và các biện pháp bảo mật khác, Pi tìm cách tạo ra một môi trường an toàn cho người dùng khi tham gia vào mạng lưới.
Chuyên gia chia sẻ  OTC là gì? Những kiến thức nhà đầu tư nên biết khi tham gia thị trường OTC

Số Pi “đào được” sẽ giảm đi một nửa mỗi khi số người dùng của Pi tăng lên gấp mười lần. Bạn có thể tăng lượng Pi đào được bằng cách giới thiệu thêm người sử dụng Pi (Mô hình tiếp thị liên kết).

2.2. Giá trị của Pi

Pi Network có tổng cung tối đa là 100,000,000,000 Pi và giá trị hiện tại của Pi là 0 USD. Giá trị này được xác định dựa trên mức độ thanh khoản của Pi trên thị trường. Hiện tại, Pi vẫn chưa được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào.

Tuy nhiên, một số người dùng Pi đã giao dịch Pi với nhau thông qua các sàn giao dịch phi tập trung. Giá Pi trên các sàn giao dịch này dao động trong khoảng từ 0.0001 USD đến 0.001 USD.

Nếu Pi được niêm yết trên các sàn giao dịch tiền điện tử chính thức, giá trị của Pi có thể sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, điều này vẫn là một ẩn số.

2.3. Cách thức đào Pi

Đào Pi là quá trình khai thác để sở hữu Pi bằng cách sử dụng ứng dụng Pi Network trên điện thoại di động.

Để đào Pi, người dùng chỉ cần mở ứng dụng Pi Network mỗi ngày và điểm danh. Số lượng Pi mà người dùng nhận được sẽ phụ thuộc vào thời gian tham gia khai thác, số lượng người dùng trong mạng và một số yếu tố khác.

Cách thức đào Pi Network:

  1. Tải và cài đặt ứng dụng Pi Network
  2. Bắt đầu đào Pi:Khi đã đăng ký, bạn có thể bắt đầu đào Pi bằng cách nhấn vào nút ‘Lightning’ mỗi 24 giờ.Quá trình này không sử dụng nhiều năng lượng điện thoại và không đòi hỏi phần cứng đặc biệt.
  3. Tăng cường tốc độ đào:
  • Mời bạn bè: Bạn có thể mời bạn bè tham gia Pi Network qua mã giới thiệu của mình. Khi bạn bè của bạn tham gia và đào Pi, bạn cũng nhận được một tỷ lệ phần thưởng nhất định.
  • Tham gia hoặc tạo nhóm đào: Bằng cách tham gia vào một nhóm đào hoặc tạo nhóm của riêng mình, bạn có thể tăng số Pi bạn đào hàng ngày. Số lượng người trong nhóm và sự hoạt động của họ ảnh hưởng đến tốc độ đào.
  1. Duy trì hoạt động: Để tiếp tục kiếm Pi, bạn cần mở ứng dụng và nhấn nút đào mỗi 24 giờ. Việc quên sẽ dừng quá trình đào tạm thời cho đến khi bạn nhấn lại.

Cách thức đào đồng Pi được thiết kế để dễ dàng và tiện lợi, nhằm mục tiêu đem lại tiện lợi và dễ dàng thao tác người dùng, chỉ với một chiếc điện thoại bình thường.

3. Cộng đồng Pi Network Việt Nam

Tại Việt Nam, ứng dụng Pi Network thường xuyên nằm trong danh sách ứng dụng mạng xã hội được tải về nhiều nhất trên iOS tại Việt Nam. Trong khi đó, ứng dụng “đào Pi” trên Android đạt hơn 10 triệu lượt tải về.

Hơn nữa, Việt Nam đứng thứ 5 trong số những quốc gia có lượng người dùng truy cập nhiều nhất vào “mine.pi” – trang web chính thức của dự án Pi Network trong 3 tháng 10, tháng 11 và tháng 12/2023.

Chuyên gia chia sẻ  Xây dựng danh mục các đồng coin tiềm năng 2024 cho mùa Altcoin tới

Hiện tại, Pi Network được đánh giá là một trong những cộng đồng lớn nhất và hoạt động tính cực nhất trong các dự án blockchain nhưng đa số hoạt động nhỏ lẻ, phân tán. Cộng đồng Pi hay còn được gọi là “Pi thủ” hoạt động vô cùng mạnh mẽ tại các nhóm trên mạng xã hội, trong đó phổ biến nhất là Facebook với hàng chục nhóm cộng đồng lên tới vài trăm nghìn thành viên.

Cộng đồng này thường tổ chức các buổi offline, trao đổi hàng hoá. Điển hình là buổi gặp gỡ trao đổi về giá trị Pi Network với hơn 1,500 người tham gia tại thành phố Bắc Ninh vào tháng 6/2023.

4. Những điểm nghi vấn quanh dự án Pi Network

4.1. Pi Network thu thập dữ liệu người dùng?

Trước đây đã có nhiều chuyên gia không gian mạng cảnh báo Pi Network có thể lấy cắp dữ liệu của người dùng. Theo những người đang tham gia mạng lưới Pi, ai cũng có thể “đào” Pi một cách miễn phí và được hiển thị bằng con số trên màn hình điện thoại nhưng để rút được “đồng Pi” và sử dụng trên mạng lưới blockchain người dùng cần phải thực hiện quá trình cung cấp các thông tin cá nhân bao gồm: số điện thoại, CCCD/CMND,…

Theo Pi Core Team (được cho là người/nhóm sáng lập Pi) thì việc xác thực thông tin này nhằm bảo đảm người dùng Pi là thật, cũng như để tuân thủ quy định của một số quốc gia. Vì vậy, người dùng cần cân nhắc trong việc thực hiện xác thực thông tin để đảm bảo an toàn danh tính.

4.2. Giá trị 1 Pi bằng 7 tỉ đồng?

Tại sự kiện cộng đồng tiền ảo Pi Việt Nam tổ chức ở Từ Sơn, Bắc Ninh trong năm vừa qua đã thu hút tới 1,500 người tham dự đã “đồng thuận” giá trị 1 đồng Pi bằng 7 tỉ VNĐ, tương đương 314,159 USD.

Đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chỉ đang ở giai đoạn “Mainnet kín”, tức là cho phép trao đổi hàng hóa bằng đồng Pi giữa những người sở hữu Pi đã được KYC (xác thực thông tin cá nhân). Ngoài ra, đã có một vài sàn giao dịch niêm yết Pi theo hình thức ghi nợ IOU (I-Own-You) hoặc trao đổi ngang hàng P2P. Giá trị của tài sản này chỉ mới được quy định theo tỉ lệ đồng thuận giữa những người tham gia giao dịch và không có con số tham chiếu cụ thể.

5. Giải mã thông tin về dự án Pi Network

5.1. Pi Network có lừa đảo không?

Tính đến cuối năm 2023, không có thông tin cụ thể xác nhận rằng đồng Pi lừa đảo. Tuy nhiên, cũng như với nhiều dự án tiền điện tử mới, cần có sự cẩn trọng khi đánh giá tính hợp pháp và tiềm năng của nó.

  • Đội ngũ phát triển: Đội ngũ đứng sau đồng Pi bao gồm các nhà nghiên cứu và học giả có thực từ Đại học Stanford. Sự minh bạch về đội ngũ phát triển thường được xem là dấu hiệu tích cực.
  • Cộng đồng: Pi có một cộng đồng lớn và năng động. Một cộng đồng tích cực và hỗ trợ có thể là dấu hiệu của một dự án có tiềm năng và đáng tin cậy.
  • Mục tiêu và Tiến độ dự án: Dự án Pi đặt ra mục tiêu làm cho tiền điện tử trở nên tiếp cận được với mọi người. Sự tiến triển theo các mục tiêu đặt ra và sự phát triển liên tục của dự án có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tính chính danh của nó.
  • Mainnet của tiền điện tử: Một số người chỉ ra rằng, bởi Pi chưa có giá trị thị trường thực tế và không thể được giao dịch tự do cho đến khi nó chuyển sang Mainnet, không thể hoàn toàn loại trừ rủi ro lừa đảo. Sự lo ngại này càng gia tăng khi không có đủ minh bạch về cách thức mà Pi sẽ chuyển từ một mô hình “đào” trên ứng dụng sang một đồng tiền có giá trị thực tế.
  • Quy định và Hợp pháp: các dự án tiền điện tử mới thường xuyên đối mặt với rủi ro về an ninh mạng và sự không chắc chắn của quy định pháp luật.
Chuyên gia chia sẻ  1. Hợp đồng thông minh là gì?

5.2. Tương lai của Pi Network

Tương lai của đồng Pi đang được chờ đợi với nhiều kỳ vọng và cả sự hoài nghi. Dưới đây là các yếu tố có thể định hình tương lai của đồng này:

  • Chuyển đổi sang Mainnet: Sự chuyển đổi thành công sang Mainnet sẽ là một bước ngoặt quan trọng cho Pi. Điều này sẽ cho phép giao dịch thực tế, xác định giá trị thị trường, và mở cửa cho sự chấp nhận rộng rãi.
  • Sự chấp nhận và ứng dụng thực tế: Để có giá trị lâu dài, Pi cần được chấp nhận không chỉ bởi người dùng mà còn bởi doanh nghiệp và các dịch vụ khác như một phương tiện thanh toán hoặc đầu tư hợp lệ. Sự hợp tác và tích hợp với các dịch vụ thực tế sẽ là yếu tố quan trọng.
  • Quy định và hợp pháp hóa: Tương lai của Pi cũng phụ thuộc vào cách mà các quy định về tiền điện tử được thiết lập và thực thi. Sự hợp pháp hóa và minh bạch có thể tăng cường niềm tin và chấp nhận của người dùng.
  • Đối mặt với cạnh tranh: Thị trường tiền điện tử đang ngày càng đông đúc và cạnh tranh. Sự nổi bật và khả năng cạnh tranh của Pi so với các loại tiền khác sẽ ảnh hưởng đến vị thế của nó trên thị trường.
  • Phản ứng từ thị trường và đầu tư: Cuối cùng, sự phản ứng từ thị trường và cộng đồng đầu tư sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá trị và tương lai của Pi. Sự tin tưởng và đầu tư có thể thúc đẩy đáng kể giá trị và sự chấp nhận của đồng tiền này.

Tóm lại, tương lai của đồng Pi còn nhiều điều không chắc chắn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ kỹ thuật đến xã hội. Dù vậy, nếu nhóm phát triển và cộng đồng tiếp tục đổi mới và thúc đẩy dự án, Pi có thể sẽ tìm thấy chỗ đứng vững chắc trong thế giới tiền điện tử đầy cạnh tranh.

6. Giải pháp PiBridge cho Pi Network

Pi Network có nhiều hạn chế, điển hình là việc dự án này chưa mainnet nên Pi Coin chưa được giao dịch trên các sàn chính thức, người sở hữu cũng chưa thực sự tận dụng được tiềm năng của tài sản này. Vì lý do đó, một dự án có tên PiBridge ra đời nhằm mang đến giải pháp gia tăng giá trị và tiện ích của Pi Coin.

Cụ thể, PiBridge tạo ra token Wrapped Pi – giải pháp ánh xạ của đồng Pi gốc (thuộc dự án Pi Network). Bất kỳ ai đang sở hữu Pi Coin (đồng tiền gốc của Pi Network) đều có thể gửi tài sản của mình đến PiBridge và chuyển đổi sang Wrapped Pi theo tỷ lệ 1:1, với giá trị bảo toàn tuyệt đối.

Wrapped Pi cho phép nhà đầu tư tiếp cận hệ sinh thái tài chính phi tập trung phong phú, chẳng hạn như giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử, staking & farming để gia tăng lợi nhuận khi nắm giữ, giao dịch OTC, tham gia đấu giá, Launchpad, mua NFT,…

Hiện tại, Wrapped Pi đã được niêm yết với ký hiệu PI trên ONUS – ứng dụng đầu tư tài sản số hàng đầu tại Việt Nam. ONUS cho phép bạn giao dịch PI cùng hơn 600 loại tài sản số khác hoàn toàn miễn phí giao dịch. Tải ONUS ngay tại đây!

Lời khuyên cho các nhà đầu tư mới: Để bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia cộng đồng tiền ảo, bạn có thể hướng đến việc tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ an toàn hơn. ONUS là hệ sinh thái đầu tư tài sản số lớn tại Việt Nam với hơn 4 triệu người dùng, hỗ trợ giao dịch hơn 600 tài sản số nhanh chóng và tiện lợi.

Mua crypto tại ONUS

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button