Kiến thức

Thế giới pickle

Đồ chua (pickle) là gì? Vâng, điều đó phụ thuộc vào người bạn đang hỏi. Theo Bảo tàng Thực phẩm New York, đồ chua đã xuất hiện từ thời Lưỡng Hà cổ đại (khoảng năm 2.400 năm trước Công nguyên) và trong suốt lịch sử, thực phẩm ngâm chua đã được giới thiệu là có những lợi ích gần như kỳ diệu. Người ta tin rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm ngâm chua đã góp phần tạo nên vẻ đẹp huyền thoại của Cleopatra, trong khi Julius Caesar cho rằng nó sẽ làm tăng sức chịu đựng cả về thể chất lẫn tinh thần cho đội quân của ông. Trong Thời đại Thám hiểm (khoảng thế kỷ 15 đến 18), bệnh còi cọc do thiếu vitamin C được điều trị bằng thực phẩm ngâm chua và lên men. Sang đến năm 2000; đội bóng bầu dục nổi tiếng của Mỹ là Philadelphia Eagles đã chọn nước dưa chua là chất lỏng để giúp duy trì sự dẻo dai của mình.

Ngâm muối chua là một hình thức bảo quản thực phẩm ra đời vì sự cần thiết. Món ăn này có thể được tìm thấy trên tất cả các nền văn hóa, dưới hình thức này hay hình thức khác. Việc ngâm chua giúp thực phẩm không bị hư trong quá trình di chuyển kéo dài và cung cấp chất dinh dưỡng trong những mùa khắc nghiệt khi thực phẩm khan hiếm. Phần hay nhất của việc ngâm chua – ngoài hương vị – là chúng ta có thể ngâm được khá nhiều thực phẩm (đặc biệt là rau). Cùng khám phá thế giới đồ chua phong phú trong ẩm thực thế giới nhé!

Aam ka achar (xoài) – Ấn Độ

Achaar (hoặc achar) là một thuật ngữ bao trùm để chỉ món dưa chua được yêu thích của Ấn Độ. Trong khi món ăn chua này có nhiều biến thể (từ quả lý gai đến chanh đến dưa chuột và ngó sen), thì xoài xanh ngâm chua là món ăn cổ điển. Được gọi là aam ka achar (hoặc aam ka achaar), món này sử dụng xoài rajapuri chưa chín – loại lớn nhất trong các loại của Ấn Độ – làm thành phần chính. Aam ka achaar thường được làm trong những tháng mùa hè vì xoài với mọi hình dạng và kích cỡ đều rất rộ vào thời điểm đó. Cỏ cà ri, hạt mù tạt xay, muối, nghệ, bột ớt, asafoetida (hoặc asafetida) và dầu hạt mù tạt là những nhân tố quan trọng khác trong việc tạo ra aam ka achaar truyền thống.

Dầu mù tạt được nấu trên lửa vừa cho đến khi bắt đầu bốc khói và sau đó để nguội. Xoài xanh được cắt khối, đặt trong lọ kín cùng với các loại thảo mộc và gia vị và phủ một lớp dầu mù tạt có hương vị mạnh. Kết quả là bạn sẽ có một loại món ăn kèm cay, thơm và có thể làm “sống” lại ngay cả những món ăn nhạt nhẽo và ít hương vị (như cơm trắng hoặc trứng).

Atchara (đu đủ xanh) – Philippines

Tương tự như aam ka achaar của Ấn Độ, người dân Philippines có phiên bản dưa muối của riêng mình bằng cách sử dụng trái cây chưa chín. Được gọi đơn giản là atchara, đu đủ xanh được cắt nhỏ với gừng, cà rốt, hành tây và tỏi và đặt trong một hộp kín với dung dịch ngâm chua. Món ngâm chua này không sử dụng dầu mù tạt làm chất ướp chính. Thay vào đó, người Philippines chọn giải pháp ngâm giấm, muối và đường. Theo blog thực phẩm EatPH, các vùng khác nhau ở Philippines cũng có những thay đổi nhỏ về những gì họ thêm vào đu đủ xanh ngâm của mình. Một số nơi cho thêm nho khô hoặc dứa, trong khi những vùng khác thay thế đu đủ bằng củ cải.

Atchara tương tự như sauerkraut của Đức hoặc dưa mắm đu đủ Việt Nam, giúp tạo thêm độ giòn, thơm và hơi cay cho thịt gà và thịt lợn nướng. Nó cũng được phục vụ cùng với bữa sáng truyền thống của người Philippines bao gồm cơm chiên tỏi, trứng và thịt bò hoặc thịt đông lạnh, được gọi là tapsilog.

Chuyên gia chia sẻ  Cách mua Dogecoin (DOGE)

L’hamd marakad (chanh muối) – Morocco

Chanh muối là món ăn chủ yếu trong ẩm thực của Morroco và vùng Trung Đông và chỉ được làm với một số nguyên liệu: chanh, muối, nước cốt chanh, một vài loại thảo mộc, gia vị… và thêm muối. Được gọi là l’hamd marakad ở Morocco, chanh muối lần đầu tiên được đề cập đến trong một công thức phong cách Địa Trung Hải của Ả Rập vào thế kỷ 11, như đã được đề cập trong cuốn sách The Encyclopedia of Kitchen History của Mary Ellen Snodgrass.

L’hamd marakad có vị gần như bột ngọt, nghĩa là không quá ngọt nhưng không quá chua và đáp ứng cả yêu cầu về axit và muối cho một món ăn. Chanh được bảo quản có thể ăn được 100%, gồm cả vỏ và có thể được thêm vào tương ớt và nước dầu giấm (vinaigrettes), nó cũng được dùng với các loại thực phẩm có tính mặn như ô liu. L’hamd marakad kết hợp tuyệt vời nhất với thịt gà, đặc biệt là khi nấu trong lò nướng kiểu Hà Lan hoặc tagine (món súp hầm thơm ngon của người Morocco). Mặc dù không quá phổ biến, nhưng chanh muối có thể được sử dụng thay thế nước chanh để chấm, phết lên; và phù hợp với sốt hummus, sốt trái bơ guacamole, nước sốt olive tapenades, hoặc thậm chí là món raita từ Ấn Độ.

Giardiniera (rau củ) – Ý

Có lẽ bạn đã từng đến một quán ăn ở Ý và được phục vụ các loại rau gia vị có màu sắc rực rỡ trong bữa ăn của bạn. Chúng là giardiniera – một trong những nguyên liệu kỳ diệu, dường như làm cho hầu hết mọi món ăn ngon hơn một chút. Từ bánh mì sandwich đến salad cho đến đĩa antipasti, những loại rau ngâm này tạo thêm vị chua ngọt cho mọi thứ chúng chạm vào. Nói một cách đơn giản, giardiniera là loại rau ngâm giấm từ Ý. Khi nói đến loại rau, không có quy tắc thực sự nào. Tuy nhiên, bạn sẽ thường thấy sự kết hợp của súp lơ, ớt, cần tây, đậu xanh, hành tây và cà rốt…

Ở Ý, giardiniera thường được ăn trước các bữa ăn lớn như một phần của nghi lễ cổ điển của món antipasti, để làm cho chất dịch tiêu hóa chảy ra và khiến mọi người hào hứng với bữa ăn phía trước. Giardiniera dịch ra có nghĩa là “từ khu vườn”, đôi khi nó còn được gọi là “verdure sottaceto” ở Ý, có nghĩa là “rau ngâm giấm”.) Ngâm một loại rau vườn mùa hè là một cách để lưu giữ những hương vị tươi ngon đó trong những tháng sương giá, vì vậy hàm lượng của giardiniera phụ thuộc vào bất kỳ loại rau nào cần thiết để được bảo quản!

Giống như nhiều món ăn chủ đạo của Ý, món này bắt đầu phổ biến tại Mỹ vào cuối những năm 1800 trong làn sóng nhập cư của người Ý. Tuy nhiên, nó đã trải qua một số thay đổi và trở thành một mặt hàng chủ lực ở một số vùng của nước Mỹ. Trên thực tế, hầu hết các món giardiniera mà chúng ta bắt gặp trong một cửa hàng tạp hóa thông thường ở đây không thực sự mang phong cách Ý chút nào, mà thường là sản phẩm của người Mỹ.

Điều này đưa chúng ta đến sự khác biệt giữa “Chicago-style” và giardiniera cổ điển của Ý. Giardiniera rất được yêu thích ở Chicago và thường được coi là gia vị tinh túy của thành phố này. Giardiniera kiểu Chicago khác với kiểu Ý truyền thống ở một số điểm như kiểu Chicago gồm rau củ được cắt nhỏ, trong khi món giardiniera của Ý có những miếng rau củ tươi lớn hơn, giòn hơn nhiều. Hãy nghĩ về nó theo cách này: kiểu Chicago được tạo ra với ý tưởng là một loại gia vị, trong khi phiên bản Ý chỉ đơn giản là một cách để bảo quản rau sạch trong vườn. Nếu bạn thấy giardiniera trong một chiếc bánh sandwich, nó có thể là kiểu Chicago. Nếu nó gồm những miếng to trên charcuterie board, có lẽ bạn đang thấy loại giardiniera truyền thống của Ý.

Chuyên gia chia sẻ  TOP 5+ phần mềm dự đoán coin hỗ trợ đắc lực cho Trader

Phương pháp bảo quản cũng khác nhau. Giardiniera của Ý chỉ đơn giản là ngâm trong giấm cùng với một số loại gia vị, muối và đường. Tuy nhiên, kiểu Chicago trải qua một quá trình gồm hai phần, bắt đầu bằng cách ngâm giấm tương tự, sau đó được làm ráo nước và bảo quản trong dầu. Ngoài ra, kiểu Chicago thường có tỷ lệ ớt cao hơn nhiều so với các thành phần khác.

Turşu (rau trộn) – Thổ Nhĩ Kỳ

Turşu là một phần thiết yếu của bữa ăn và có thể được tìm thấy khá nhiều ở khắp mọi nơi từ Afghanistan đến Armenia, Croatia, Bulgaria, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan. Món ăn kèm rau ngâm này có nhiều loại tương tự như torshi, torusi, turshiya, touri và turšija, tùy thuộc vào nơi bạn ăn. Từ “torsh” thực sự có nghĩa là “chua” trong tiếng Ba Tư. Giống như hầu hết các loại thực phẩm ngâm chua, turşu là một món ăn được tạo ra để kéo dài thời hạn sử dụng của rau để chúng ta có thể được ăn qua các tháng mùa đông.

Khi nói đến việc chuyển đổi sản phẩm của người nông dân thành dưa chua, turşu không phân biệt bất kỳ loại rau nào (và tất cả phụ thuộc vào nền văn hóa tạo ra nó). Các loại rau phổ biến là dưa chuột, cà rốt và hành tây, ngoài ra còn có cà tím, súp lơ, đậu xanh, bí xanh, củ cải đường, lá nho và thậm chí cả củ cải. Thật may mắn cho bạn, nước muối chua thực tế không khó làm và chỉ cần ba thành phần: nước, giấm và muối.

Gari (gừng) – Nhật Bản

Khi gọi sushi, chắc hẳn bạn đã nhận thấy rằng cùng với các món cơm cuộn, bạn sẽ được phục vụ một miếng wasabi màu xanh lá cây có mùi thơm nức mũi và một số miếng hồng cắt mỏng, ngọt và cay. Những lát này là gari, hay còn được gọi là gừng ngâm và nó có hai loại khác nhau. Loại đầu tiên được gọi là beni shoga – gừng ướp giấm mận. Loại gia vị này được cho là ăn với các món mặn, như donburi hoặc yakisoba và đóng vai trò tương phản hương vị cho các món ăn này vì hương vị của nó khá mạnh. Beni shoga thường có màu hồng huỳnh quang. Loại thứ hai là sushi gari – gừng non ướp với đường và giấm và thường được phục vụ với món nigiri và sushi. Nó có màu sắc từ vàng nhạt cho đến hồng nhạt.

Khi nói đến việc ăn gari, có một số cách nhất định mọi người phải nắm vững. Đặc biệt, rất nhiều người cho rằng sử dụng gừng là một cách trang trí cho món sushi của bạn. Rất tiếc, đây là một sai lầm. Gari có nghĩa là một chất làm sạch vòm họng chúng ta. Ví dụ, khi bạn chuyển từ một loại cá có vị đậm đà sang một loại cá khác (như cá ngừ sang cá hồi), gừng sẽ loại bỏ bất kỳ mùi vị nào còn sót lại để bạn có thể đánh giá được các sắc thái khác nhau của món ăn mới. Nó cũng che đi bất kỳ mùi cá sống.

Sauerkraut (bắp cải) – Đức

Sauerkraut ở Đức cũng như donut ở Mỹ – không có nguồn gốc từ địa điểm đã nói. Đúng vậy, mặc dù tên là tiếng Đức và được dịch là “bắp cải chua”, sauerkraut lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi bắp cải ngâm trong rượu gạo được mang đến cho những người đang xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Theo VeryWellFit, dưa bắp cải chứa nhiều vi chất dinh dưỡng và men vi sinh, giúp tăng cường sức khỏe và không cần để trong tủ lạnh. Đây có lẽ là một số lý do chính khiến Thành Cát Tư Hãn lấy công thức và sửa đổi nó, chuyển muối thành rượu. Khi người Tartar (bộ tộc Mông Cổ) đến châu Âu ngay sau đó, họ đã mang theo món ăn này. Do đó, người Đức đã sử dụng đồng “kraut” để đặt tên món ăn như một phần di sản quốc gia của họ.

Chuyên gia chia sẻ  Cập nhật ngay danh sách mã ZIP tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp bạn gửi thư từ hàng hóa nhanh chóng

Bắp cải chua không dành cho người yếu tim. Ngay khi mở nắp hộp ra, bạn sẽ biết mình sắp ăn một thứ gì đó lạ lẫm. Đó là bởi vì nó trải qua một phương pháp bảo quản hơi khác một chút gọi là lên men, nơi các vi sinh vật như nấm men hoặc một số vi khuẩn phân hủy carbs thành rượu hoặc axit. Dưa cải bắp chỉ đơn giản là bắp cải được ướp muối và để lên men ở nhiệt độ phòng.

Escabeche (ớt jalapeños và cà rốt) – Mexico

Nếu bạn muốn nâng bánh tacos của mình lên một tầm cao khác, nhớ bổ sung escabeche – món ăn kèm chua chua đầy hương vị này. Thực ra, escabeche thuộc về nhiều nền văn hóa trên thế giới, mặc dù nó chủ yếu có nguồn gốc từ các món ăn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Philippines và Mỹ Latin. Theo LA Times, escabeche có nguồn gốc từ các nền văn hóa Ả Rập vào thế kỷ 13.

Phiên bản escabeche của mỗi quốc gia phản ánh nét văn hóa của khu vực đó. Chẳng hạn, escabeche của người Tây Ban Nha nổi tiếng với món cá sốt chua ngọt, kể từ khi những người theo đạo Thiên Chúa nhận thấy họ cần một loại protein để ăn trong mùa Chay. Tất cả các món escabeche có thành phần tương tự nhau: một loại thịt hoặc cá, các loại rau, giấm, cam, quýt, tỏi, các loại thảo mộc (như lá nguyệt quế và hạt tiêu), ớt paprika hun khói và nghệ tây. Hầu hết các nguyên liệu sẽ được nấu trong nước sốt làm từ các thành phần trên, vì vậy món này gần giống như một món hầm. Tuy nhiên, ở các quốc gia Mỹ Latin như Mexico và El Salvador, phiên bản escabeche của họ thường giống như một món ăn kèm hơn là món hầm. Trong đó, thịt gà hoặc cá được thay bằng cà rốt, hành tây hoặc ớt jalapeño. Nó thường được phục vụ cùng với các món ăn chính để tăng thêm vị chua cho món ăn.

Conserva de Pimenta (ớt malagueta) – Brazil

Được sự hỗ trợ của các nhà thám hiểm hàng hải Bồ Đào Nha, những người đã dành thế kỷ 15 và 16 để lập biểu đồ các tuyến đường hàng hải và mua bán các mặt hàng đắt tiền như gia vị, ớt malagueta lần đầu tiên được phát hiện ở Caribbean và sau đó được đưa trở lại Bồ Đào Nha và cuối cùng được vận chuyển đến Brazil. Mặc dù có vẻ như không phải là một khám phá tuyệt vời, nhưng ớt vào thời điểm đó là cả một gia tài, thậm chí có giá trị như vàng và bạc. Ớt malagueta (tên khác là ớt piri-piri và ớt mắt chim) có giá trị đến mức chúng còn được di chúc cho các thành viên trong gia đình khi chủ nhân qua đời.

Theo blog PepperScale, ớt malagueta là một mặt hàng thực phẩm chủ yếu trong ẩm thực Brazil và Bồ Đào Nha. Những quả ớt khoảng 5-6 cm này có vị ngọt, thơm và cay, rất cay – từ 60.0000 đến 175.000 SCU (chỉ dưới ớt tabasco) và nóng hơn 23 lần so với ớt jalapeño. Ở dạng thô, những trái ớt nhỏ này thường được sử dụng trong súp, món hầm và khá nhiều món ăn khác của Brazil hoặc Bồ Đào Nha. Chúng cũng thường được bán trong lọ dưới dạng ớt ngâm hoặc ở dạng nước sốt nóng.

Men&life

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button