Proof of Authority (PoA) là gì? Tìm hiểu cách hoạt động của cơ chế PoA
Proof of Authority (PoA) là gì?
PoA – Proof of Authority thuật toán đồng thuận bằng chứng uỷ quyền, đề cao giá trị của danh tính & danh tiếng của những người tham gia, chứ không dựa trên giá trị token mà họ đang sở hữu.
Proof of Authority (PoA) là gì?
Proof of Authority lần đầu tiên được nhắc đến là trong đề xuất của nhà sáng lập Polkadot và Kusama – Gavin Hood – vào năm 2017. Giải pháp mà thuật toán này mang lại có giá trị thiết thực cho cả blockchain riêng tư và blockchain công khai.
Ưu điểm vượt trội của PoA so với PoW và PoS
Về cơ bản, một giao dịch được xác nhận trên các blockchain sử dụng PoW cần phải qua hầu hết tất cả các node có trên mạng lưới. Vì vậy, đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của PoW. Điểm mạnh là quy trình này sẽ giúp hệ thống an toàn và tin cậy hơn đối với người dùng, điểm yếu là quá cồng kềnh và khả năng mở rộng kém, dẫn đến tốc độ giao dịch rất chậm.
Ưu điểm của PoA so với PoW và PoS
Proof of Stake được xem là vị cứu tinh cho PoW bởi hiệu suất, tốc độ giao dịch nhờ thuật toán này mà cải thiện hơn. Tuy nhiên, sự cải thiện này vẫn chưa đủ vì các blockchain sử dụng Proof of Stake vẫn xử lý khá chậm, vấn đề mở rộng chưa giải quyết được.
Proof of Authority ra đời được công nhận là phiên bản cải tiến của PoS. PoA không chỉ vượt trội hơn PoW về tốc độ xử lý giao dịch mà còn giải quyết triệt để vấn đề mở rộng.
Cơ chế hoạt động của Proof of Authority
Proof of Authority có số lượng validator (trình xác thực) giới hạn, vì vậy thuật toán này giúp cho các blockchain có khả năng mở rộng cao hơn. Các block và giao dịch được kiểm duyệt bởi các validator đáng tin cậy hơn vì PoA sở hữu các node có danh tích đã được xác thực.
Nhiệm vụ của các validator là khởi chạy ứng dụng để tiếp nhận yêu cầu giao dịch vào block. Nhưng vì mô hình PoA tự động hoàn toàn, nên các validator không cần phải liên tục theo dõi máy tính để cập nhật. Tuy nhiên, máy tính và trang web quản trị luôn phải được duy trì trong trạng thái hoạt động.
Cách hoạt động của Proof of Authority (PoA)
Những điều kiện và quyền hạn cho mỗi validator là giống nhau. Có nghĩa là họ có cơ hội tạo block mới và nhận số phần thưởng tương tự nhau. Chính vì vậy, PoA sẽ sử dụng ít năng lượng hơn các thuật toán đồng thuận khác, ví dụ như PoW. Cách thức hoạt động của PoA như sau:
- Đầu tiên, hệ thống sẽ chọn ngẫu nhiên một validator để xác thực giao dịch và tạo khối mới cho nền tảng blockchain. Validator này sẽ phụ thuộc vào hệ thống bỏ phiếu của validator được ủy quyền trước đó.
- Sau đó các validator sẽ xác thực các giao dịch diễn ra trong blockchain, sau khi xác thực thành công họ sẽ nhận phần thưởng được trích từ phí giao dịch.
- Mặt khác, nếu validator không thể đảm bảo các giao dịch trong hệ thống được diễn ra suôn sẻ hoặc gây hại cho mạng lưới thì danh tiếng của họ sẽ bị đánh giá thấp. Đồng thời, hệ thống sẽ loại bỏ vĩnh viễn quyền xác thực của họ.
Đặc điểm của Proof of Authority
Ưu điểm của PoA
PoA có những ưu điểm nổi bật sau:
- Blockchain sử dụng Proof of Authority giúp giảm thiểu khả năng bị tấn công do validator sẽ được chọn lựa kỹ, mức độ tin cậy cũng khá cao.
- PoA là thuật toán tiết kiệm năng lượng, tốc độ xử lý giao dịch cũng nhanh hơn nhiều so với các thuật toán khác.
- Một khối mới được tạo ra trong PoA chỉ mất 5 giây và chi phí cực thấp.
- Mở rộng mạng lưới theo chiều ngang, tạo khả năng kết hợp nhiều blockchain
- Mô hình hoạt động tự động, không yêu cầu các thiết bị cần thiết để giải những phép toán phức tạp.
Nhược điểm của PoA
Bên cạnh ưu điểm, các nhược điểm đáng chú ý của PoA bao gồm:
- Blockchain sử dụng Proof of Authority sẽ không đạt được phi tập trung tối đa vì số lượng validator tham gia bị giới hạn.
- Phù hợp với các blockchain riêng tư hơn là blockchain công khai.
- Chưa thể đảm bảo an toàn tuyệt đối những tác nhân gây hại cho hệ thống dù đã hoạt động dựa trên danh tính của validator.
Các Blockchain sử dụng thuật toán PoA
Các blockchain tập trung ở mảng giao dịch là một trong những trường hợp sử dụng Proof of Authority phổ biến nhất. Bởi vì các Blockchain này không chú ý vào khả năng phi tập trung mà chỉ cần một hệ sinh thái dễ dàng mở rộng để cải thiện tốc độ giao dịch.
Binance Smart Chain sử dụng thuật toán PoA
Binance Smart Chain là blockchain khá thành công với thuật toán PoA. Sau khi ra mắt, blockchain này đã nhanh chóng thu hút rất nhiều nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ. Bên cạnh đó, dữ liệu on-chain của BSC cũng phát triển và tăng trưởng đáng kể.
Ngoài Binance Smart Chain, các exchange chain khác cũng sử dụng PoA chính là HECO, Gate.io, Cronos, OKExChain,…Hiện nay, thị trường crypto ngày càng phát triển, vì thế sẽ cần đến rất nhiều exchange chains để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chính vì vậy, PoA sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.
Kết luận
Như vậy, mình đã giới thiệu chi tiết đến anh em về thuật toán PoA. Nếu anh em có thắc mắc về thuật toán này hoặc có ý kiến nào có thể comment bên dưới cho mình biết nhé! Ngoài ra hãy luôn theo dõi Remitano để cập nhật tin tức, kiến thức và phân tích kỹ thuật về dự án hay nhất trên thị trường Crypto.
Cảm ơn anh em đã luôn theo dõi và ủng hộ các bài viết trên Diễn đàn Remitano. Remitano hy vọng những kiến thức về giao dịch & đầu tư crypto từ cơ bản đến nâng cao tại đây sẽ giúp anh em tự tin để bắt đầu giao dịch mua bán crypto cũng như đầu tư sinh lời từ tiền điện tử.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình giao dịch, hãy tham khảo thêm thông tin hỗ trợ khách hàng hoặc liên hệ ngay với Remitano thông qua chatbox bên dưới. Đội ngũ hỗ trợ Remitano sẵn sàng trả lời 24/7.