Kiến thức

Chịu chung rủi ro (Risk Pooling) là gì? Rủi ro và Phí bảo hiểm trong các Pool bảo hiểm

Hình minh họa. Nguồn: Fincash.com

Chịu chung rủi ro

Khái niệm

Chịu chung rủi ro trong tiếng Anh là Risk Pooling.

Trong bảo hiểm, thuật ngữ chịu chung rủi ro dùng để chỉ sự phân bổ rủi ro tài chính đồng đều giữa một nhóm công ty bảo hiểm, nhóm này thường được gọi là hiệp hội bảo hiểm hay pool bảo hiểm (Insurance pool).

Bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro từ các cá nhân hoặc các công ty không có khả năng chịu được rủi ro tài chính vượt dự kiến sang thị trường vốn, nơi có đủ nguồn lực để dễ dàng gánh chịu các rủi ro bổ sung này trên lí thuyết.

Các thị trường vốn được giả định là sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đổi lấy một khoản phí bảo hiểm mà họ tin là đủ để bù đắp lại khoản rủi ro họ nhận lại.

Chịu chung rủi ro trong bảo hiểm có nghĩa là có nhiều công ty bảo hiểm đóng góp rủi ro của họ sau đó phân bổ rủi ro tài chính giúp cho các yêu cầu bồi thường giá trị cao có thể được thực hiện dễ dàng hơn.

Đặc điểm Chịu chung rủi ro

Chịu chung rủi ro là quá trình thiết yếu trong lĩnh vực bảo hiểm.

Chuyên gia chia sẻ  Tài sản thanh khoản (Liquid Asset) là gì? Đặc điểm và phân loại

Vì ngành bảo hiểm phát triển nhanh do mức sống cao hơn, các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tìm cách tự bảo vệ mình khỏi việc mất khả năng thanh toán bởi cấp các hợp đồng bảo hiểm bổ sung.

Để thực hiện điều này, họ tham gia vào các hiệp hội bảo hiểm (pool bảo hiểm) để chuyển rủi ro của họ sang các công ty bảo hiểm trong pool.

Các loại bảo hiểm gồm có bảo hiểm vận chuyển thương mại, bảo hiểm các rủi ro khác đa dạng như hỏa hoạn, lũ lụt, trộm cắp, tai nạn ô tô, bắt cóc đòi tiền chuộc, phá sản của người đi vay, kiện cáo và phán quyết, tử vong và nhân thọ.

Khái niệm Pool bảo hiểm

Pool bảo hiểm là một nhóm các công ty bảo hiểm được thành lập nhằm đáp ứng một mục đích kinh doanh nào đó.

Thông thường khi rủi ro tài chính quá cao so với năng lực của một công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ san sẻ rủi ro tài chính quá lớn này bằng cách tham gia vào một pool bảo hiểm.

Các công ty tham gia pool bảo hiểm và chia sẻ các nguồn lực của họ như một hình thức quản lí rủi ro khi rủi ro quá lớn. Ví dụ như pool bảo hiểm cấp bảo hiểm động đất ở khu vực dễ xảy ra động đất hay bảo hiểm cho những người có vấn đề y tế nghiêm trọng.

Chuyên gia chia sẻ 

Các pool bảo hiểm cấp bảo hiểm lao động là phổ biến nhất do các yêu cầu bồi thường tai nạn lao động là một trong những mục rắc rối nhất trong các loại bảo hiểm.

Ngoài ra, các công ty bảo hiểm cũng thành lập các pool bảo hiểm để tự bảo hiểm cho chính họ.

Về bản chất, các công ty này tạo ra một nhóm bảo hiểm cung cấp các chương trình bảo hiểm ổn định và giá cả phù hợp hơn với nhu cầu của họ so với các chương trình bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác.

Rủi ro và Phí bảo hiểm trong Pool bảo hiểm

Các chuyên gia tài chính làm việc cho các công ty bảo hiểm, còn được gọi là chuyên viên định phí bảo hiểm, là người sẽ dự đoán các xác suất và mức độ nghiêm trọng rủi ro tổn thất có thể xảy ra.

Họ cũng là người tính toán lãi suất hay tỉ lệ hoàn vốn dự kiến khác trên các tài sản được đem đi đầu tư để thiết lập phí bảo hiểm phù hợp.

– Phí bảo hiểm là chi phí gộp chung rủi ro của người được bảo hiểm với các công ty khác thông qua một công ty bảo hiểm.

– Phí bảo hiểm bao gồm chi phí dự kiến cho người được bảo hiểm, các chi phí hành chính, chi phí bán hàng và tiếp thị và lợi nhuận cho công ty bảo hiểm.

Chuyên gia chia sẻ  Mempool là gì? Mempool hoạt động như thế nào trong hệ thống Bitcoin

Nếu một người trả phí bảo hiểm chịu các tổn thất được qui định trong hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán các yêu cầu bồi thường.

Tuy nhiên, nếu yêu cầu bồi thường hay tổn thất cao hơn dự kiến, công ty bảo hiểm có thể sẽ phải tăng lãi suất cho các công ty đồng bảo hiểm trong pool bảo hiểm.

Rủi ro bảo hiểm so với Rủi ro không thể bảo hiểm

Không phải tất cả các biến cố trong nền kinh tế đều có thể được bảo hiểm.

Để chịu chung rủi ro có hiệu quả cao nhất, rủi ro được phân bổ trong pool bảo hiểm nên là rủi ro không lường trước được và có khả năng xảy ra không cao.

Nếu một biến cố tiêu cực có thể dự đoán được thì nó không phải là rủi ro mà là một điều chắc chắn và không thể bảo hiểm (ngoại trừ các trường hợp tử vong vì thời gian xảy ra là không chắc chắn).

Hơn nữa, nếu rủi ro xảy ra quá thường xuyên, công ty bảo hiểm cũng không thể kiếm được lợi nhuận.

Nếu phần lớn các công ty bảo hiểm trong pool bảo hiểm đang có trách nhiệm bồi thường chưa được giải quyết, thì các công ty này nên dành ra một khoản dự phòng để xử lí rủi ro do pool bảo hiểm này có rủi ro san sẻ cao hơn các nguồn lực chung.

(Theo finance.zacks.com)

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button