Viện Quản lý dự án ATOHA (Học Online, Offline, In-house)
Product Roadmap là gì?
Product Roadmap (hoặc: Lộ trình sản phẩm) là một kế hoạch chi tiết có thể được sử dụng để lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới theo thời gian. Lộ trình sản phẩm chứa danh sách các tính năng, ý tưởng, nhiệm vụ và thậm chí cả các sáng kiến cần được hoàn thành, từ các dự án nhỏ đến lớn.
Product Roadmap do chủ sở hữu sản phẩm (Product Owner), người quản lý doanh nghiệp, quản lý dự án tạo ra với mục đích truyền đạt các mục tiêu chiến lược, công cụ và sáng kiến phát triển sản phẩm mới cho cả nhà phát triển sản phẩm và các bên liên quan bên ngoài. Về cơ bản, Product Roadmap là một tài liệu giúp theo dõi quá trình phát triển của một sản phẩm mới và đảm bảo rằng mọi người đều có cách hiểu chung cũng như trạng thái về lộ trình phát triển sản phẩm.
Ví dụ về Product Roadmap
Mối liên hệ giữa Product Vision, Product Roadmap và Release Planning, và Iteration Planning
Phía trên là định nghĩa về Product Roadmap, sau đây chúng ta cũng tìm hiểu mối liên quan giữa Product Vision, Product Roadmap và Release Planning, và Iteration Planning thông qua Agile Release Planning.
Product Roadmap bắt đầu với việc tạo ra một Product Vision (tầm nhìn sản phẩm). Tầm nhìn là một bản tóm tắt ngắn gồm câu mô tả mục đích và động lực của một ý tưởng như một mục tiêu chung, tổng thể của dự án. Tầm nhìn thường là câu trả lời cho câu hỏi “tại sao?” – “tại sao bạn muốn xây dựng sản phẩm này?”. Lưu ý là tầm nhìn không đề cập đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, mà chỉ là mục đích cũng như động lực xây dựng sản phẩm.
Sau khi Product Vision đã được xác định, lúc này chúng ta sẽ phát triển Product Roadmap —> Release Planning —> Iterations.
Một vài lưu ý về Agile Release Planning:
– Milestone (cột mốc) là component của Product Roadmap (lộ trình sản phẩm), khi nhắc đến milestone mình sẽ nhớ đến key “zero duration”.
– Một bản release có thể bao gồm nhiều iterations, về việc khi nào sản phẩm nên release phụ thuộc hoàn toàn vào Product Owner – chủ sở hữu sản phẩm.
– Iterations sẽ bao gồm các tính năng, User Story, đội phát triển dự án nên chia nhỏ User Story/task sao cho có thể hoàn thành trong một Sprint, tránh trường hợp kéo dài sang nhiều Sprint thì sẽ gây ra hạn chế trong việc thu thập phản hồi sớm từ Product Owner và stakeholder:
- Sprint Goal sẽ đi xuyên suốt với team trong khoảng thời gian Sprint.
- Sprint Backlog (hay đôi lúc mình sẽ nghe là Sprint Scope): có thể thay đổi.
- Người có “final say” cho Product Backlog là Product Owner.
- Người có “final say” cho Sprint Backlog là Development Team.
Xem thêm
Đấu tranh giữa các sprint goal
Tổng quan về Disciplined Agile Delivery
Product Backlog là gì?
Tạo ra bảng công việc của riêng bạn: Cách duy trì quy trình quản lý dự án từ xa