Kiến thức

Proof of Stake (PoS) là gì? Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận phổ biến nhất thị trường Crypto

Proof of Stake cơ chế đồng thuận phổ biến nhất hiện nay trên thị trường crypto. Thay vì cần sức mạnh tính toán giống như Proof of Work để xác thực giao dịch, người xác thực cần phải stake một lượng token nhất định, từ đó làm giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng điện cần thiết đồng thời cải thiện tính phi tập trung, bảo mật và khả năng mở rộng. Vậy Proof of Stake là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về cơ chế đồng thuận Proof of Stake và những ưu nhược điểm của cơ chế đồng thuận này nhé!

Proof of Stake (PoS) là gì? Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận phổ biến nhất thị trường CryptoProof of Stake (PoS) là gì? Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận phổ biến nhất thị trường Crypto

Proof of Stake (POS) là gì?

Proof of Stake (PoS) là một cơ chế đồng thuận của blockchain, cung cấp một phương pháp thay thế hiệu quả hơn so với Proof of Work (PoW). Thay vì sử dụng quy trình khai thác tốn kém về phần cứng và năng lượng, PoS cho phép người dùng tham gia quá trình xác thực giao dịch bằng cách stake tài sản.

Trong cơ chế hoạt động của Proof of Stake, người dùng sở hữu nhiều native token của blockchain mà họ tham gia xác thực sẽ có cơ hội cao hơn để được chọn làm validator và họ nhận sẽ được phần thưởng từ việc tham gia xác minh giao dịch on-chain. Điều này giúp giảm thiểu tác động môi trường và tạo ra một cơ chế đồng thuận hiệu quả và bảo mật hơn trong việc xác nhận giao dịch trên các blockchain Proof of Stake.

Cơ chế PoS giúp giảm thiểu rủi ro về an ninh mạng, vì lợi nhuận khi tấn công trở nên ít hấp dẫn hơn. Người xác thực khối tiếp theo thường được chọn ngẫu nhiên, ưu tiên cho những người sở hữu lượng tài sản lớn.

Cách Proof of Stake hoạt động

Proof of Stake (PoS) hoạt động theo các bước dễ hiểu như sau:

Stake token:Người dùng cần sở hữu đủ tối thiểu số lượng token mà blockchain đó yêu cầu và stake token vào mạng lưới để trở thành một node trong quá trình đồng thuận. Hành động này đảm bảo tính trung thực và tạo sự cổ phần hóa cho các node trong hệ thống.

Chuyên gia chia sẻ  Top 3 ETH Wallet tốt nhất hiện nay

Chọn node: Một số node được chọn ngẫu nhiên để tham gia vào quá trình đồng thuận. Các node được chọn phải đáp ứng yêu cầu về việc sở hữu số lượng token và tuân thủ các quy định về tính toán và bảo mật.

Xác minh giao dịch: Các node xác minh giao dịch mới trên mạng. Khi giao dịch được xác minh chính xác, các node thêm giao dịch này vào block mới được tạo ra.

Tạo block mới: Sau khi các node đã đồng thuận về một giao dịch, họ cùng nhau tạo block mới trên mạng. Token mà họ đã stake được sử dụng để tính tỷ lệ chia sẻ phần thưởng cho quá trình đồng thuận và tạo block mới này.

Cập nhật blockchain:Block mới được tạo ra sẽ được cập nhật vào blockchain và thông báo đến tất cả các node trong hệ thống.

Phần thưởng: Các node sẽ nhận được phần thưởng tương ứng với số lượng token mà họ đã stake để thực hiện quá trình đồng thuận và tạo block mới.

Ưu điểm của Proof of Stake

Proof of Stake được thiết kế để giảm tắc nghẽn mạnggiải quyết các vấn đề về môi trường xung quanh cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW). Các thợ đào Bitcoin kiếm Bitcoin thông qua việc xác minh giao dịch và khối. Tuy nhiên, họ trả các chi phí hoạt động như điện và tiền mặt bằng. Vì vậy, điều này làm cho khai thác blockchain PoW có thể sử dụng năng lượng bằng cả một số quốc gia nhỏ.

Còn về cơ chế Proof of Stake, thì vẫn đang cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng cách hiệu quả thay thế sức mạnh tính toán bằng tỷ lệ staking token của các nhà đầu tư và sau đó mạng lưới sẽ ngẫu nhiên hóa khả năng khai thác của mỗi người tham gia xác thực. Người xác nhận được thưởng bằng native token khi họ xác minh khối một cách đúng đắn, nhưng họ cũng bị phạt nếu họ xác minh các khối không hợp lệ. Cơ cấu động viên này giúp đảm bảo rằng người xác nhận hành xử trung thực và mạng lưới luôn an toàn.

Điều này có nghĩa là nên có sự giảm đáng kể trong tiêu thụ năng lượng vì thợ đào không thể dựa vào số lượng lớn phần cứng chuyên dụng để có lợi thế.

Ví dụ: Động thái chuyển từ PoW sang PoS của Ethereum đã làm giảm tiêu thụ năng lượng của blockchain đi 99.84%.

Chuyên gia chia sẻ  Uniswap Là Gì Và Hoạt Động Như Thế Nào?

Lợi ích khác của Proof of Stake blockchain là nó nhanh hơncó khả năng mở rộng hơn so với mạng Proof of Work. Mạng PoW chỉ có thể xử lý một số lượng giao dịch hạn chế mỗi giây, điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn và phí giao dịch cao. Mạng Proof of Stake, ngược lại, có thể xử lý nhiều giao dịch hơn mỗi giây và giảm khả năng bị tắc nghẽn.

Cuối cùng, mạng PoS chống lại việc tập trung hơn so với mạng PoW. Trong mạng PoW, các thợ đào sở hữu máy tính mạnh nhất có ảnh hưởng không cân xứng đối với mạng. Trong cơ chế Proof of Stake, người xác nhận được chọn ngẫu nhiên, làm cho việc kiểm soát mạng trở nên khó khăn đối với bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào.

Nhược điểm của Proof of Stake

Tính phân cấp: Trong hệ thống Proof of Stake, người sở hữu nhiều token có quyền kiểm soát hơn so với người sở hữu ít. Điều này gây ra vấn đề về tính phân cấp trong hệ thống.

Rủi ro tấn công 51%: Với chỉ một lượng lớn token, người dùng có thể trở thành Validator. Nếu họ muốn tấn công hệ thống, có thể tạo node giả mạo và tham gia xác minh giao dịch, thực hiện cuộc tấn công 51%.

Thời gian unstake dài: Một số hệ thống PoS có thời gian unstake lâu, từ 1 đến 2 tuần. Điều này làm cho validator không thể thích ứng với biến động thị trường.

Nguy cơ chia tách mạng: Nếu một số người dùng kiểm soát mạng quá lớn, họ có thể tạo mạng mới, dẫn đến mất cân bằng cho hệ thống.

Khó cho người dùng mới: Người dùng mới gặp khó khăn khi muốn tham gia quá trình xác minh vì những người dùng có lượng token lớn thường được ưu tiên, khiến người mới khó tham gia.

Sự khác biệt giữa Proof of Stake và Proof of Work

Proof of Stake (PoS) là gì? Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận phổ biến nhất thị trường CryptoSự khác biệt giữa Proof of Stake và Proof of Work

Cơ chế hoạt động và đặc điểm của Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS) có sự khác biệt đáng chú ý. Trong PoW, việc tạo block mới đòi hỏi người thợ đào giải quyết các bài toán phức tạp, tốn kém năng lượng. Ngược lại, trong PoS, các validator sẽ stake token để xác minh giao dịch và tạo block mới mà không đòi hỏi nhiều năng lượng.

Chuyên gia chia sẻ  Wax vuốt tóc là gì? 6+ Sự thật về Wax vuốt tóc có thể bạn chưa biết!

PoS thường có tốc độ xử lý nhanh hơn và ít rủi ro hơn trong việc đảm bảo tính bảo mật của hệ thống, bởi tấn công mạng cần sở hữu số lượng token lớn. Điều này giúp cải thiện tính phân cấp đồng thuận, khi các node cần stake một số lượng token nhất định để tham gia đồng thuận, giữ cho hệ thống phân tán hơn.

Các dạng biến thể Proof of Stake

Có một loạt các biến thể của Proof of Stake (PoS) được thiết kế để giải quyết những vấn đề khác nhau liên quan đến việc xác minh và tạo block trên mạng blockchain như:

Pure Proof of Stake (PPoS): Đây là hình thức cơ bản nhất, trong đó các node stake token để xác minh giao dịch và tạo block mới. Các node được chọn ngẫu nhiên để tham gia vào quá trình đồng thuận và được thưởng tương ứng. Ví dụ: Algorand.

Delegated Proof of Stake (DPoS): DPoS sử dụng cơ chế bỏ phiếu để chọn các đại diện thực hiện đồng thuận và tạo block mới. Những đại diện này stake token và nhận thưởng cho quá trình đồng thuận. Ví dụ: Cosmos, Tron.

Proof of Stake (PoS) là gì? Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận phổ biến nhất thị trường CryptoDelegated Proof of Stake

Leased Proof of Stake (LPoS): Ở LPoS, các node có thể cho phép người khác sử dụng token của họ để tham gia vào mạng và nhận phần thưởng. Điều này tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng của mạng PoS. Ví dụ: Worldcoin.

Proof of Authority (PoA): PoA hoạt động dựa trên việc các node được chọn bởi các tổ chức tin cậy thay vì chọn ngẫu nhiên như trong các biến thể khác của PoS. Ví dụ: BNB Chain.

Nominated Proof of Stake (NPoS): NPoS giống DPoS nhưng thay vì bầu cử đại diện, người dùng đề cử validator và chúng được chọn dựa trên số lượng đề cử mà họ nhận được. Ví dụ: Polkadot.

Hybrid Proof of Stake (HPoS): HPoS là sự kết hợp giữa PoS và các cơ chế đồng thuận khác như PoW để tạo ra một hệ thống có tính linh hoạt và đa dạng. Ví dụ: Decred.

Tổng kết

Như vậy, Coin68 đã cùng bạn tìm hiểu về cơ chế đồng thuận Proof of Stake, hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về thuật ngữ Proof of Stake cũng như thu thập được những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button