Network Protocol là gì? Những thông tin quan trọng cần biết về Network Protocol
Trong thực tế, có nhiều Network Protocol hay còn gọi là giao thức mạng hoạt động cùng nhau, mỗi giao thức mạng đều được xác định và quản lý bởi các tổ chức quốc tế.
Network Protocol là gì?
Network Protocol hay trong tiếng Việt gọi là giao thức mạng là một bộ các quy ước, quy tắc chung về phương thức truyền tải dữ liệu, giao tiếp máy tính được đặt ra. Network Protocol ra đời nhằm xác định cách định dạng, truyền, nhận dữ liệu giữa các thiết bị mạng.
Hiểu một cách đơn giản thì Network Protocol đảm bảo các thiết bị trong mạng máy tính như máy chủ, modem, router, thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại, máy tính bảng…) có thể giao tiếp với nhau dù chúng có sự khác biệt về loại thiết bị, hệ điều hành, nhà sản xuất, các tiêu chuẩn cơ bản…
Tất cả những thiết bị thương mại hóa, bao gồm mọi thiết bị mạng và các thiết bị đầu cuối đều phải tuân thủ theo một bộ nhiều giao thức mạng khác nhau để có thể giao tiếp với nhau.
Ai sử dụng giao thức mạng?
Các giao thức mạng không chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia mạng hoặc chuyên gia CNTT. Hàng tỷ người sử dụng internet đều đang sử dụng các giao thức mạng hàng ngày, dù họ có biết hay không.
Mỗi khi bạn sử dụng internet, bạn tận dụng các giao thức mạng. Mặc dù bạn có thể không biết các giao thức mạng hoạt động như thế nào hoặc tần suất gặp phải chúng như thế nào nhưng chúng cần thiết để sử dụng Internet hoặc bất kỳ khi nào bạn đang truyền, nhận dữ liệu.
Những điều cần biết về Network Protocol
Network Protocol hay giao thức mạng được phân chia thành nhiều lớp với nhiều cấp độ khác nhau. Ở các lớp cao hơn sẽ xử lý phần mềm, ứng dụng, trong khi các lớp thấp hơn xử lý việc vận chuyển dữ liệu.
Một bộ gồm nhiều giao thức mạng hoạt động cùng nhau thì người ta gọi là bộ giao thức. Có nhiều bộ giao thức mạng khác nhau nhưng phổ biến nhất hiện nay là TCP/IP. Bộ giao thức này bao gồm:
- TCP: Tập hợp các quy tắc giúp trao đổi thông tin giữa các điểm internet với nhau ở cấp độ gói tin.
- UDP: Đây là một phương thức thay thế cho TCP.
- IP: Tập hợp các quy tắc gửi – nhận gói tin ở cấp độ địa chỉ IP và các giao thức mạng bổ sung như HTTP, HTTPS, FTP. Mỗi giao thức gồm có các bộ quy tắc giúp các thiết bị cũng như máy chủ có thể trao đổi thông tin cũng như hiển thị thông tin lên màn hình thiết bị của bạn.
Các giao thức mạng (Network Protocol) hiện nay được phát triển, xác định và quản lý bởi các tổ chức:
- IUT – Liên minh Viễn thông Quốc tế.
- IEEE – Hội Kỹ sư Điện và Điện tử.
- IETF – Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng.
- ISO – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
- W3C – Hiệp hội World Wide Web.
Danh sách các giao thức mạng
Hiện nay, có 3 loại giao thức mạng chính được sử dụng phổ biến bao gồm:
Communication (giao tiếp)
Giao thức Communication cho phép các thiết bị mạng khác nhau giao tiếp với nhau. Chúng được sử dụng trong cả giao tiếp analog và kỹ thuật số và có thể được sử dụng cho các quy trình quan trọng, từ truyền tệp giữa các thiết bị đến truy cập internet. Các loại giao thức truyền thông phổ biến bao gồm:
- Tự động hóa
- Nhắn tin tức thời
- Định tuyến
- Bluetooth
- Truyền tệp
- Giao thức Internet
Network Management (quản lý mạng)
Các giao thức quản lý mạng xác định và mô tả các thủ tục khác nhau cần thiết để vận hành mạng máy tính một cách hiệu quả. Các giao thức này ảnh hưởng đến nhiều thiết bị khác nhau trên một mạng – bao gồm máy tính, bộ định tuyến và máy chủ để đảm bảo từng thiết bị và toàn bộ mạng hoạt động tối ưu. Các chức năng của các giao thức quản lý mạng bao gồm:
- Kết nối
- Tập hợp liên kết
- Xử lý sự cố
Security (bảo mật)
Các giao thức bảo mật, còn được gọi là giao thức mật mã hoạt động để đảm bảo rằng mạng và dữ liệu được gửi qua mạng được bảo vệ khỏi những người dùng trái phép. Các chức năng phổ biến của các giao thức mạng bảo mật bao gồm:
- Mã hóa
- Xác thực thực thể
- Vận chuyển
Ví dụ về giao thức mạng
Dù biết hay không thì bạn chắc chắn đã gặp phải các giao thức mạng khi sử dụng các thiết bị điện tử.
Dưới đây là một số ví dụ về các giao thức mạng được sử dụng phổ biến nhất:
- Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP): Giao thức Internet này xác định cách truyền dữ liệu qua internet và cách máy chủ web và trình duyệt phản hồi các lệnh. Giao thức này (hoặc HTTPS) xuất hiện ở đầu các URL hoặc địa chỉ web trực tuyến khác nhau.
- Secure Socket Shell (SSH): Giao thức này cung cấp quyền truy cập an toàn vào máy tính, ngay cả khi nó nằm trên mạng không bảo mật. SSH đặc biệt hữu ích cho các quản trị viên mạng cần quản lý các hệ thống khác nhau từ xa.
- Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS): Giao thức liên lạc này được tạo để gửi và nhận tin nhắn văn bản qua mạng di động. SMS chỉ đề cập đến tin nhắn dựa trên văn bản. Hình ảnh, video hoặc các phương tiện khác yêu cầu Dịch vụ Nhắn tin Đa phương tiện (MMS) – một phần mở rộng của giao thức SMS.
Cách triển khai giao thức mạng
Giao thức mạng được mã hóa trong phần mềm, trình điều khiển của mọi thiết bị mạng như máy tính, điện thoại, các thiết bị thông minh nói chung, modem, router… Với các hệ điều hành máy tính và điện thoại, chúng đều được tích hợp sẵn các giao thức mạng phổ biến. Vì vậy, sau khi cài Windows lên máy tính, chúng có thể kết nối mạng Internet một cách dễ dàng mà không phải cài đặt hay thiết lập gì thêm.
Lỗ hổng bảo mật trong giao thức mạng
Các giao thức mạng được thiết kế để các thiết bị giao tiếp với nhau chứ không thiết kế để bảo mật. Chính vì vậy, trong các giao thức mạng dễ bị tấn công như ăn cắp thông tin, cài virus vào hệ thống.
Chính vì sự thiếu bảo mật của các giao thức mạng nên các hệ điều hành, thiết bị mạng nói chung sẽ cần thêm các phương thức bảo mật bổ sung như tường lửa, các trình diệt virus, mã hóa…
Nói chung, các giao thức mạng không chỉ xác định cách thức hoạt động của các thiết bị và quy trình, chúng còn xác định cách các thiết bị và quy trình hoạt động cùng nhau. Nếu không có những quy ước và quy tắc được xác định trước này, Internet sẽ thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để hoạt động và sử dụng được. Các giao thức mạng là nền tảng của truyền thông hiện đại, nếu không có nó thì thế giới kỹ thuật số sẽ không thể tồn tại được.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu thêm về Network Protocol hay giao thức mạng cũng như những giao thức mạng phổ biến và cách hoạt động của chúng.
Xem thêm:
- Cách xem địa chỉ IP máy tính, tìm địa chỉ IP trên Windows XP, 7, 8, 10 và máy Mac
- Hướng dẫn sử dụng lệnh ipconfig để làm mới, reset địa chỉ IP cho máy tính
Nếu bạn đang cần tìm những thiết bị mạng chất lượng với mức giá phải chăng có thể tham khảo ngay những sản phẩm sau đây nhé: Router