Kiến thức

Stop loss là gì? cách đặt lệnh stop loss trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán biến động rất mạnh, chỉ cần lơ là một giây thì nhà đầu tư có thể phải đối mặt với những tổn thất nghiêm trọng về tài chính. Cắt lỗ, dừng lỗ hay stop loss là biện pháp ngăn chặn việc tiếp tục thua lỗ.

1. Stop loss là gì?

Stop loss là lệnh dừng lỗ/cắt lỗ tự động được thiết lập sẵn trong các lệnh giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro và giới hạn mức thua lỗ ở một mức giá giới hạn (limit price) trong trường hợp thị trường biến động ngược với kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư.

Stop loss là gì?

Tìm hiểu về lệnh stop loss trong đầu tư chứng khoán

Khi giá cổ phiếu chạm mức stop loss thì lệnh giao dịch sẽ tự động đóng ngay lập tức, số tiền thua lỗ sẽ dừng ở đó rồi trừ thẳng vào tài khoản của ltrader.

Đối với vị thế mua (lệnh Buy), stop loss sẽ được đặt thấp hơn so với mức giá khớp lệnh và nằm ở dưới vùng hỗ trợ quan trọng.

Còn với vị thế bán (lệnh Sell), lệnh cắt lỗ sẽ ở mức giá cao hơn với giá khớp lệnh và nằm ở trên vùng kháng cự quan trọng.

Đặt lệnh stop loss giúp nhà đầu tư giới hạn tối đa mức lộ, kiểm soát tâm lý gồng lỗ của họ và không cần thiết phải theo dõi lệnh thường xuyên. Có 2 loại lệnh stop loss là lệnh stop loss bán và lệnh stop loss mua. Nhược điểm khi đặt lệnh stop loss trong ngắn hạn có thể nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ một khoản lợi nhuận nếu giá đảo chiều tăng/giảm trở lại.

Để đặt lệnh SL có 5 bước: xác định điểm vào lệnh, xác định vị trí cụ thể đặt lệnh, xác định mức thua lỗ mà trader sẵn sàng chấp nhận, tính khối lượng giao dịch hợp lý, tiến hành cài đặt lệnh. Tránh đặt lệnh stop loss quá gần hoặc quá xa, không nên thả hoặc dời mốc stop loss so với tính toán ban đầu. Muốn xác định được mốc stop loss hãy bám vào các chỉ số kỹ thuật, mô hình giá hoặc tùy theo số vốn đang có, không vượt quá 1 – 2% hoặc tùy theo biến động thị trường để quyết định.

Xem thêm: Các lệnh trong chứng khoán được sử dụng phổ biến nhất

2. Ý nghĩa và nguyên tắc giao dịch stop loss

Ý nghĩa của việc đặt lệnh stop loss đó là:

Giới hạn tối đa mức lỗ: Thị trường chứng khoán tồn tại rất nhiều rủi ro, nếu dự đoán sai xu hướng thì thua lỗ rất nặng, vì vậy, nếu không có lệnh cắt lỗ thì nguy cơ tài khoản vốn bốc hơi chắc chắn sẽ xảy ra.

Chuyên gia chia sẻ  POS là gì? Tìm hiểu bản chất, lợi ích và vai trò của POS với doanh nghiệp

Ý nghĩa và nguyên tắc giao dịch stop loss

Stop loss có vai trò vô cùng đặc biệt trong các giao dịch mua bán chứng khoán

Kiểm soát tâm lý “gồng lỗ” của nhà đầu tư: Hầu hết ai cũng có tư tưởng gồng lỗ thêm một thời gian dù giá lúc ấy đã đi xuống, họ hi vọng giá sẽ quay đầu tăng, đúng với kỳ vọng ban đầu, cho nên lỗ ngày càng nhiều. Việc này chỉ chấm dứt khi lệnh cắt lỗ đã được đặt sẵn.

Giúp trader không cần thiết phải theo dõi lệnh thường xuyên: Không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có thể kịp thời cắt lỗ hay chốt lời, lệnh stop loss là giải pháp đóng lệnh, giảm thiểu thua lỗ ngay cả khi trader đang offline.

Tóm lại, lệnh stop loss sẽ giới hạn tối đa mức lỗ, bảo vệ lợi nhuận mà nhà đầu tư đã tạo được.

Nguyên tắc giao dịch lệnh stop loss:

Đặt lệnh:

– Lệnh stop loss chỉ được đặt trong khoảng thời gian từ 8h30 đến 15h các ngày giao dịch (từ thứ hai đến thứ sáu);

– Giá đặt lệnh gốc là giá LO, MP/MAK/MOK/MTL/ATC/ATO không đặt giá PLO;

– Giá cắt lỗ là giá LO, nếu điều chỉnh giá cắt lỗ thì phải thỏa mãn các quy định về bước giá của Sở giao dịch chứng khoán;

– Nhà đầu tư có thể đặt 2 chiều stop loss và take profit hoặc 1 chiều hoặc stop loss hoặc take profit;

– Biên độ cắt lỗ chỉ áp dụng khi nhập giá cắt lỗ;

– Ngày kết thúc không được quá 30 ngày tính từ ngày đặt lệnh.

Nguyên tắc giao dịch lệnh stop loss

Cách đặt lệnh stop loss chính xác và hiệu quả

Cách hủy hoặc sửa lệnh:

– Lệnh gốc chỉ được hủy chứ không thể sửa. Khi hủy lệnh gốc thì các lệnh điều kiện stop loss cũng sẽ mất hiệu lực theo;

– Khi lệnh ở trạng thái chờ kích hoạt, lệnh điều kiện stop loss được phép hủy hoặc sửa giá cắt lỗ và biên độ cắt lỗ;

– Lệnh con được sinh ra từ lệnh điều kiện được hủy hoặc sửa giống như lệnh thường.

Tham khảo thêm: https://topi.vn/dat-lenh-mua-ban-chung-khoan.html

3. Các loại lệnh stop loss trong chứng khoán

Có 2 loại lệnh stop loss là lệnh stop loss bán và lệnh stop loss mua:

– Lệnh stop loss bán (lệnh cắt lỗ bán) dùng với mục đích thực hiện bán cổ phiếu tự động khi đạt mức giá nhất định;

– Lệnh stop loss mua (lệnh cắt lỗ mua) dùng để mua cổ phiếu tự động khi đạt mức giá nhất định với mốc đã cài đặt của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư dự đoán cổ phiếu đang có dấu hiệu tăng thì nên đặt lệnh stop loss mua để thu về lợi nhuận từ đợt tăng giá này.

Các loại lệnh stop loss trong chứng khoán

Các dạng lệnh stop loss thường gặp

4. Ưu và nhược điểm của lệnh stop loss

Ưu điểm khi đặt lệnh stop loss:

– Nó là lệnh tự động nên sẽ tự động thực hiện khi giá xuống dưới mức nhà đầu tư đã đặt;

Chuyên gia chia sẻ  My DeFi Pet (DPET) là gì? Toàn tập về dự án Game NFT - My DeFi Pet

– Giúp nhà đầu tư giảm bớt thua lỗ: Nếu đã đặt stop loss thì chắc chắn trader sẽ giới hạn được khoản lỗ trong mức chấp nhận được, mà không cố chấp “gồng lỗ”.

– Luôn duy trì mức độ rủi ro và lợi nhuận mong muốn cho nhà đầu tư, cùng kiểm soát cảm xúc để họ không bị chi phối chờ đợi giá tăng khi thị trường chứng khoán đang biến động mạnh.

Ưu và nhược điểm của lệnh stop loss

Đặc điểm của stop loss trong đầu tư chứng khoán

Nhược điểm của stop loss:

– Rủi ro khi biến động ngắn hạn: Nếu nhà đầu tư đặt lệnh cắt lỗ bán trong chu kỳ ngắn hạn, lệnh bán sẽ tự động thực hiện trước khi giá tăng trở lại làm nhà đầu tư bỏ lỡ một khoản lợi nhuận.

– Muốn đặt được lệnh stop loss trước hết nhà đầu tư cần xác định được mức giá mua và bán giới hạn. Mức giá phù hợp này cũng khó xác định, cần phải tính toán rõ ràng.

5. Cách đặt lệnh stop loss

Để đặt lệnh stop loss:

Bước đầu tiên, phải phân tích thị trường rồi xác định điểm vào lệnh: việc tính toán điểm vào lệnh giúp nhà đầu tư nhận định các khoảng cách về giá giúp họ phát hiện được những thời điểm không tốt để có thể cài lệnh stop loss;

Bước 2, xác định vị trí cụ thể đặt lệnh cắt lỗ/chốt lời (stop loss/take profit): vị trí này sẽ cho nhà đầu tư biết được khoảng pip mình cần thực hiện đặt lệnh;

Bước 3, xác định mức thua lỗ mà trader sẵn sàng chấp nhận theo tỷ lệ R:R (Risk:Reward – tỷ lệ giữa cắt lỗ và chốt lời). Nếu tỷ lệ R:R vượt quá mức cho phép thì nên bỏ qua, thực hiện giao dịch khác, còn nếu R:R = 1:1 hoặc 1:2 thì hoàn toàn có thể đặt lệnh;

Bước 4, tính khối lượng giao dịch hợp lý: Để xác định khối lượng giao dịch hợp lý phù hợp, nhà đầu tư phải nghĩ đến những trường hợp xấu nhất có thể, mức độ rủi ro tối đa mỗi lệnh chỉ từ 1 – 2% tổng số vốn trong tài khoản. Nhìn thì tỷ lệ này nhỏ nhưng nếu khối lượng lớn thì hẳn số tiền sẽ rất nhiều;

Bước 5, tiến hành cài đặt lệnh: xem xét đầy đủ và kỹ càng các yếu tố ở trên thì hãy tiến hành đặt lệnh, lưu ý, cần kết hợp phân tích kỹ thuật, các chỉ báo, biểu đồ, vùng hỗ trợ, kháng cự để có kết quả tốt nhất.

Xem ngay: Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Đặc điểm và cách xác định

Cách đặt lệnh stop loss

Cách thức đặt lệnh stop loss hiệu quả

6. Những sai lầm cần tránh khi đặt lệnh stop loss

Một số sai lầm trong việc đặt lệnh stop loss mà nhà đầu tư cần tránh, đó là:

Đặt mức stop loss quá gần:

Chuyên gia chia sẻ  Mạng Yêu cầu (REQ) là gì?

Đặt lệnh cắt lỗ gần giúp nhà đầu tư thua lỗ ít nhưng trong trường hợp thị trường quay đầu (rất nhiều khi vừa chạm điểm stop loss giá ngay lập tức quay ngược hướng đúng dự định ban đầu của trader) thì nhà đầu tư lúc này sẽ mất một khoản lợi nhuận đáng kể. Bởi vậy, nên đặt mức stop loss vừa đủ dựa vào những vùng hỗ trợ/kháng cự để tránh bỏ lỡ các cơ hội hoặc tiếc nuối khi đã dừng cuộc chơi sớm.

Đặt mức stop loss quá xa:

Ngược với bên trên, nếu đặt mức stop loss quá xa thì khả năng nhà đầu tư bị thiệt hại nặng hơn.

Thả hoặc dời mốc stop loss:

Nhiều nhà đầu tư quá tin tưởng vào nhận định của mình, nên khi giá đi ngược với kỳ vọng, họ sẽ có động thái dời mốc stop loss để tránh bị quét, điều này cực kỳ nguy hiểm, có khả năng làm nhà đầu tư chỉ mất thêm.

7. Nên đặt stop loss bao nhiêu là phù hợp

Nếu nhà đầu tư tính stop loss theo phân tích kỹ thuật thì thường vào lệnh khi có điểm tựa. Cụ thể là đặt mức stop loss theo các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng hoặc các mô hình giá, mô hình nến, các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình MA, Bollinger Band…

Với lệnh mua (Buy): stop loss nên đặt ở bên dưới vùng hỗ trợ quan trọng hoặc dưới dải băng dưới của đường MA, Bollinger Band một vài pips.

Với lệnh bán (Sell): stop loss nên đặt bên trên vùng kháng cự quan trọng hoặc trên dải băng trên của MA, Bollinger Band vài pips, hoặc có thể đặt theo các mô hình giá.

Còn nếu nhà đầu tư chỉ giao dịch theo các phân tích cơ bản thì có hai cách:

Cách thứ nhất, dựa vào số vốn đang sở hữu: Sau khi đã xác định được điểm vào lệnh cùng khối lượng cổ phiếu giao dịch thì nhà đầu tư nên xác định luôn giới hạn thua lỗ tối đa cho lệnh giao dịch này, từ đó tính ra mức stop loss. Chú ý, không nên đặt stop loss vượt quá từ 1 – 2% số dư vốn.

Cách thứ hai, dựa theo biến động thị trường: Nếu đã thấy thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư nên đặt stop loss cách xa điểm vào lệnh. Nếu như tình hình sóng êm bể lặng thì nên đặt stop loss ở gần điểm vào lệnh.

Stop loss là một chiến thuật mà nhà đầu tư dùng để quản lý rủi ro trong giao dịch chứng khoán. Song song với đó luôn có những nhược điểm tồn tại, trader cần chắt lọc thông tin và kiến thức cần thiết để lệnh stop loss phát huy triệt để công dụng của nó.

Trên đây là những thông tin chi tiết về lệnh Stop loss, TOPI mong rằng, với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu và đặt lệnh giao dịch chứng khoán một cách thông minh. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button