Kiến thức

Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư, điều trị ung thư, liệu pháp ung thư, liệu pháp miễn dịch ung thư, suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Hãy thử nhớ lại cảm giác được thưởng thức một miếng bánh hay một lần ôm một người bạn, hay nhiều thú vui khác của cuộc sống gây ra một sự bùng nổ các chất hóa học trong não bộ cho cơ thể biết ‘điều đó là tốt, hãy làm lại nữa đi’. Một nghiên cứu được công bố trên Nature Communications gợi ý rằng – những vòng thần kinh về cảm giác tốt đẹp có thể tạo ra hiệu ứng bất ngờ hơn thế. Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Sử dụng các công cụ phòng thí nghiệm để kích hoạt cảm giác được ban phát (từ đây gọi là reward circuit cho gọn) ở những con chuột, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các tín hiệu hóa học của nó ‘chạm’ tới hệ thống miễn dịch, thúc đẩy một tập hợp các tế bào tủy xương làm chậm sự tăng trưởng của khối u. Các phát hiện này vẫn chưa được xác nhận ở người, nhưng nghiên cứu này đang cung cấp một cơ chế sinh lý cho hiện tượng “tình trạng tâm lý của một người có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của ung thư”. Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Reward system là gì?

Đó là một trong những hệ thống quan trọng bậc nhất trong não bộ. Nó thúc đẩy hành vi của chúng ta đối với các kích thích hưng phấn (thức ăn, tình dục, rượu, vv) và tránh xa những đau đớn (xung đột, bài tập về nhà, vv); nó cũng liên quan đến động lực khuyến khích (ham muốn hoặc mong muốn được ban phát gì đó)

Rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của tình trạng stress và cảm xúc tiêu cực, Erica Sloan, một nhà sinh vật học tại Đại học Monash ở Melbourne, Australia cho biết. Nhưng hiện tượng hoạt động miễn dịch chuyển dịch theo phản ứng tích cực của não “là thứ mà theo tôi nghĩ thực sự thú vị”, Sloan, nhà nghiên cứu hoạt động miễn dịch – thần kinh trong ung thư, nhưng không tham gia vào nghiên cứu này. Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Chuyên gia chia sẻ  Bỏ Facebook, Tiktok đi và lướt 19 trang web này sẽ giúp bạn thông minh hơn!

Quan điểm cho rằng bộ não tác động tới hệ miễn dịch không phải là mới. Một trong những ví dụ hấp dẫn nhất là hiệu ứng giả dược — quan sát được qua hàng thế kỷ rằng thuốc viên đường có thể hoạt động cũng như thuốc thật ở một số người. Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã cố gắng làm sáng tỏ cơ chế sinh học đằng sau hiện tượng bí ẩn này. Các manh mối xuất hiện trong các thí nghiệm chụp ảnh não bộ được công bố cách đây một thập kỷ. Những phân tích cho thấy rằng chính reward circuit kích hoạt bởi thức ăn, tình dục và tương tác xã hội (cũng như cờ bạc và thuốc gây nghiện) cũng được bật lên ở những người phản ứng với giả dược.

Khó hiểu về những dữ liệu đó, các nhà nghiên cứu ở Israel đã biến câu hỏi khó đó thành một câu hỏi sinh lý dễ : Việc kích hoạt vòng thần kinh về cảm giác được ban phát có ảnh hưởng gì đến hệ thống miễn dịch không?

Hoàn toàn hợp lý khi giả định rằng suy nghĩ và cảm xúc tích cực sẽ làm thay đổi hoạt động của tế bào thần kinh trong não. “Và hoạt động thần kinh là một cái gì đó mà chúng ta có thể điều phối được”, nhà sinh vật học Asya Rolls của Viện Công nghệ Technion-Israel, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết.

Trong nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu đã kích thích não của chuột với một công nghệ tương đối mới gọi là DREADD (các thụ thể thiết kế được kích hoạt bởi các thuốc thiết kế) cho phép đặt một công tắc phân tử trên các tế bào nhất định – trong trường hợp này là các nơron của mạch reward circuit.

Sau khi kích hoạt reward circuit của chuột, các nhà nghiên cứu đã phân tích các tế bào miễn dịch trong lá lách của nó. Các hiệu ứng rõ ràng nhất xuất hiện trong các bạch cầu đơn nhân – một nhóm các tế bào bạch cầu bắt các tác nhân gây bệnh như là một phần của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể. Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào đơn nhân từ những con chuột được kích hoạt não đã giết chết vi khuẩn hiệu quả hơn nhiều so với các tế bào đơn nhân từ những con chuột không được kích thích.

Chuyên gia chia sẻ  Phần mềm Keylogger là gì? Cách sử dụng phần mềm Free Keylogger

Từ đó nhóm nghiên cứu ghi nhận reward circuit của não có thể tăng cường hoạt động miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, “suy nghĩ tiếp theo của chúng tôi là đâu là tình huống mà hệ thống miễn dịch bị thất bại?”, Ông Tamar Ben-Shaanan, một nhà sinh vật học tại Đại học California, San Francisco và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Ý tưởng giúp tìm ra sự thật tiếp tục xuất phát từ đồng tác giả nghiên cứu là Fahed Hakim, giám đốc Bệnh viện EMMS Nazareth đồng thời là chuyên gia về phổi và chuyên gia về giấc ngủ tại Cơ sở Chăm sóc sức khỏe Rambam ở Haifa, Israel. Trong một thời gian nghiên cứu tại Đại học Chicago, Hakim nghiên cứu ung thư trên mô hình chuột và công bố một nghiên cứu năm 2014 cho thấy giấc ngủ bị gián đoạn khiến khối u phát triển nhanh hơn. Nếu giấc ngủ xấu kích hoạt hoạt động bộ não kích thích khối u, Hakim nói, có vẻ hợp lý khi nghĩ rằng kích hoạt reward circuit có thể tạo ra hiệu ứng ngược lại – làm chậm sự phát triển của ung thư.

Và đó là những gì các nhà nghiên cứu phát hiện. Ở chuột cấy ghép tế bào ung thư, kích thích reward circuit hàng ngày trong hai tuần tạo ra phản ứng mạnh mẽ – khối u ở chuột nhỏ đi 40 đến 50 % so với những con chuột đối chứng không được kích thích não. Các thí nghiệm khác tìm thấy hiệu ứng này liên quan đến một nhóm tế bào miễn dịch cụ thể được tạo ra trong tủy xương được gọi là tế bào ức chế có nguồn gốc dòng tủy (MDSCs). Nếu không bị cản trở, MDSC thúc đẩy sự phát triển khối u bằng cách ức chế các tế bào miễn dịch khác để các tế bào khối u không bị phát hiện. Tuy nhiên, việc kích hoạt vòng thần kinh của bộ não giải phóng các tín hiệu hóa học làm vô hiệu hóa các MDSC ủng hộ khối u. Điều đó rốt cuộc cho phép phản ứng miễn dịch chống ung thư được diễn ra bình thường.

Chuyên gia chia sẻ  Inverse Finance (INV) là gì? Tổng quan về dự án được xem là Yearn Finance v2 – Inverse Finance

Nó giống như “thực hiện liệu pháp miễn dịch mà không cần dùng thuốc”, Hakim nói khi so sánh với một loại thuốc ung thư gần đây hoạt động bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại các khối u. Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Nhóm nghiên cứu của Sloan ở Australia đã công bố các nghiên cứu chuột trước đó cho thấy rằng stress mạn tính tác động đến các tế bào miễn dịch tương tự như ảnh hưởng bởi việc kích hoạt reward circuit trong nghiên cứu mới này. Kết hợp các kết quả đó, công trình của cô và những phát hiện mới cho thấy cả trạng thái tinh thần tích cực và tiêu cực đều có thể “đẩy các tế bào miễn dịch này đến một mức có thể tác động đến tốc độ phát triển ung thư”.

Rolls cảnh báo rằng từ những phát hiện mới trên chuột, ông không bảo bệnh nhân ung thư nên bỏ thuốc rồi chỉ dựa vào suy nghĩ tích cực. Nhóm chỉ đơn thuần cung cấp một cơ chế khả thi giải thích cho những lợi ích của tư duy tích cực. Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Bước đầu tiên tiếp theo là theo dõi hiệu ứng này trên người, phòng thí nghiệm của Rolls đang cộng tác với một nhóm khác tại Đại học Tel Aviv để kiểm tra xem nó có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch bằng cách trực tiếp kích thích reward circuit ở người được hay không. Cho đến nay các kết quả mới chỉ là sơ bộ, Hakim nói. Nhưng họ nhấn mạnh khả năng một ngày nào đó bệnh nhân ung thư có thể nhận được kích thích não như một liệu pháp bổ trợ đồng thời giảm bớt các phương pháp điều trị truyền thống như hóa trị và xạ trị.

Theo Nature Communications và scientificamerican

iceberg

tapchisinhhoc.com

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button