Kiến thức

Remote Procedure Call (RPC) là gì? Cơ chế hoạt động?

Remote Procedure Call (RPC) là thuật ngữ đã không còn xa lạ trong lĩnh vực lập trình. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình truyền tin trong những tiến trình riêng biệt. Để hiểu rõ hơn về RPC, bạn có thể tham khảo một vài thông tin hữu ích được cung cấp trong bài viết sau.

Remote Procedure Call (RPC) là gì?

Remote Procedure Call (RPC) la gi

Remote Procedure Call (RPC) được biết đến như một mô hình kỹ thuật mạng, là phương thức giao tiếp phần mềm mà chương trình nào đó dùng để yêu cầu dịch vụ từ chương trình khác trong máy tính. Nói một cách dễ hiểu hơn thì RPC chính là cơ chế giao tiếp phát sinh giữa hai tiến trình khác nhau. Nó áp dụng một mô hình chính là máy khách và máy chủ. Trong đó, máy chủ là chương trình cung cấp dịch vụ còn máy khách là chương trình được yêu cầu.

Mô hình kỹ thuật mạng RPC là một quá trình mang tính đồng bộ, theo đó chương trình yêu cầu bị tạm dừng đến thời điểm trả như mong muốn. Nhiều RPC được quyền hoạt động cùng lúc. Ngoài ra, ngôn ngữ PDL là loại ngôn ngữ dùng để mô tả giao diện lập trình API, dùng với phần mềm gọi thủ tục từ xa. IDL làm nhiệm vụ cung cấp cầu nối giữa máy chủ hai đầu là hệ điều hành (OS) và ngôn ngữ máy tính khác nhau.

RPC làm nhiệm vụ gì?

Câu lệnh chương trình nếu có sử dụng khung Remote Procedure Call (RPC) sẽ được hệ thống tiến hành biên dịch thành đoạn mã từ xa. Chương trình chạy, các lệnh sẽ được thiết lập bộ phận Stub sẽ nhận yêu cầu và chuyển tiếp yêu cầu đó đến chương trình thời gian của máy khách. Lần đầu tiên Client Stub được gọi, nó có nhiệm vụ liên hệ máy chủ định danh nhằm xác định địa chỉ máy chủ đang cư trú.

Chuyên gia chia sẻ  Ellipsis (EPS) là gì? Thông tin chi tiết về dự án Ellipsis và EPS coin

Chương trình thời gian ở máy khách có thể xác định địa chỉ của ứng dụng trên máy tính và máy chủ từ xa sau đó gửi thông báo qua mạng để có thể yêu thủ tục từ xa. Máy chủ cũng vậy, nó cũng sẽ bao gồm chương trình thời gian chạy, giao diện kết thúc với thủ tục từ xa đã xác định trước đó. Giao thức yêu cầu phản hồi sẽ được hoàn trả theo cùng một cách.

Cách thức hoạt động của RPC

Khi có một lệnh yêu cầu thủ tục từ xa xuất hiện, tham số thủ tục sẽ chuyển qua mạng đến môi trường thực thi. Sau khi hoàn thành thủ tục, kết quả nhận được chuyển trở lại môi trường yêu cầu. Trong RPC, các các bước được tiến hành như sau:

  • Máy khách gọi đến bộ phận Stub theo dạng cuộc gọi thủ tục cục bộ. Các tham số theo cách thông thường sẽ đẩy lên.
  • Máy khách tiến hành đóng gói các tham số thủ tục (marshalling) thành thông báo. Một cuộc gọi hệ thống sau đó được thực hiện để gửi đi thông báo. và thực hiện một cuộc gọi hệ thống để gửi thông báo.
  • Hệ điều hành cục bộ trên máy khách tiến hành gửi đi thông báo từ máy khách đến máy chủ từ xa.
  • Máy chủ bắt đầu giải nén tham số.
  • Máy chủ kết thúc thủ tục sẽ quay lại với gốc máy chủ. Bộ phận Stub chuyển đi thông điệp đến các lớp truyền tải trong máy tính.
  • Lớp truyền tải sau đó đưa thông báo kết quả tới lớp truyền tải khách và báo lại với gốc máy khách.
  • Máy khách có nhiệm vụ khai thác các tham số rồi trả về cho trình gọi.
Chuyên gia chia sẻ  Bancor Giá

Phân loại RPC

Remote Procedure Call (RPC) gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ mang chức năng, ý nghĩa riêng với cấu hình cụ thể như sau:

  • Máy khách thực hiện cuộc gọi và chỉ khi máy chủ trả lời thì mới được tiếp tục cuộc gọi.
  • Máy khách thực hiện cuộc gọi khi máy chủ không trả lời và bắt đầu quá trình xử lý mới.
  • Máy khách Remote Procedure Call (RPC) phát sóng, gửi được tin nhắn đến máy chủ và nhận lại các phản hồi.
  • Máy khách tiến hành cuộc gọi với máy chủ không chặn hoặc máy khách khác sau đó báo hiệu cuộc gọi hoàn tất bằng việc gọi thủ tục liên kết với máy khách.
  • Remote Procedure Call (RPC) cung cấp lớp truyền tải và lớp ứng dụng qua mô hình kết nối hệ thống mở gọi tắt là OSI. Sau đó, RPC phát triển một ứng dụng với nhiều chương trình trong cùng mạng một cách dễ dàng.

Ưu điểm và nhược điểm của Remote Procedure Call

Remote Procedure Call (RPC) không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, mô hình này vẫn còn tồn đọng nhiều khuyết điểm chưa thể khắc phục được. Về mặt lợi, RPC cung cấp mang đến cho các nhà quản lý ứng dụng, các nhà phát triển:

  • Khả năng giao tiếp giữa khách hàng với máy chủ qua các cuộc gọi bằng ngôn ngữ cấp cao.
  • RCP dùng được trong môi trường phân tán và môi trường cục bộ.
  • Nó hỗ trợ các mô hình ẩn đi cơ chế truyền thông báo nội bộ.
  • RCP mang bản chất truyền đi thông điệp giao tiếp mạng đã bị ẩn khỏi người dùng.
  • Mô hình bỏ bớt các lớp giao thức để có thể cải thiện được hiệu suất.
Chuyên gia chia sẻ  Top 5 Blockchain Explorer tốt nhất trên Binance Smart Chain

Bên cạnh ưu điểm, bạn cũng cần phải nắm được các nhược điểm dưới đây:

  • Máy khách và máy chủ dùng môi trường thực thi khác nhau, việc sử dụng tài nguyên khá phức tạp. Hệ thống RPC không phù hợp để truyền dữ liệu trong mọi trường hợp.
  • RPC khi liên quan đến hệ thống liên lạc sẽ rất dễ bị hỏng.
  • Sẽ không có một tiêu chuẩn cố định nào dành cho RPC, nó được thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
  • RPC được thực thi dựa trên các tương tác nên không mang đến sự linh hoạt nào cho cấu trúc phần cứng.

Tổng kết

Remote Procedure Call (RPC) là gì? Cấu trúc và cách hoạt động như thế nào đã được cung cấp đầy đủ thông tin trong bài viết. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho công việc của bạn sau này.

Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về RPC, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button