Kiến thức

RSI – Chỉ số trader phải biết khi giao dịch

Chúng ta sẽ đến với 1 chủ đề cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong phân tích kĩ thuật – đó là chỉ số RSI. Chỉ số RSI sẽ giúp cho anh em xác định được các vùng giá từ đó có cho mình vị thế tốt hơn trong trading. Bài viết sẽ giải thích RSI là gì và cách sử dụng chi tiết nhé!

Cho những trader muốn xem video thì link ở đây:

RSI là gì?

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ báo thuộc nhóm động lượng trong phân tích kĩ thuật đo lường độ lớn và tốc độ của các biến động giá. Xác định các vùng quá mua (overbought) và vùng quá bán (oversold). RSI được hiển thị ở dạng đồ thị dao động có giá trị từ 0-100.

RSI được phát triển bởi J.Welles Wilder trong cuốn sách Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật năm 1978

Cách cài đặt RSI trên Tradingview:

cách cài rsi trên tradingview

Ý nghĩa của RSI

RSI tăng cho thấy cặp token đó đang được tích cực mua trên thị trường.

RSI giảm cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với token đó đang có dấu hiệu chậm lại.

Chuyên gia chia sẻ  Quá khứ của write và các cụm động từ phổ biến

Cấu tạo của RSI: RSI di chuyển trong biên độ giá trị từ 0-100 Đường bên trên (mặc định mức 70) Đường bên dưới (mặc định mức 30)

cấu tạo rsi

Như trên biểu đồ chart cặp FTM/USDT , anh em có thể thấy hành động của giá hợp lưu tại các mốc chỉ số RSI:

RSI nằm dưới 30 : Tức giá đang ở tình trạng quá bán, có thể chạm đáy và khả năng đảo chiều tăng giá trong ngắn hạn trở lại.

RSI nằm trên 70 : Cho thấy thị trường đang trong tình trạng quá mua, có thể chạm đỉnh và khả năng đảo chiều khiến giá giảm trong ngắn hạn.

Ban đầu, RSI sẽ tính toán trong giai đoạn thời gian 14 chu kì ( 14 ngày theo độ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ giờ,.. ) Anh em có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy ( giảm thời gian xuống ngắn hơn ) hoặc giảm độ nhạy ( tăng chu kỳ lên dài hơn).

Cách sử dụng RSI trong giao dịch

RSI – Xác định xu hướng tương lai

Xu hướng tăng giá : Khi RSI vượt qua mốc giá trị 50 theo hướng từ dưới lên hoặc khi RSI nằm trong khoảng giá trị từ 40-60.

Xu hướng giảm giá : Khi RSI vượt qua mốc giá trị 50 theo hướng từ trên xuống hoặc khi RSI nằm dưới mức 40.

Giao dịch khi RSI chạm mức quá bán

rsi chạm mức quá bán

Giao dịch khi RSI chạm mức quá mua

rsi chạm mức quá mua

Sử dụng RSI như một tín hiệu phân kì đảo chiều

Phân kì đỉnh

Như anh em thấy trên cặp Fantom/USDT, tại đó giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng RSI lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước cho thấy động lực tăng giá hiện thấp dần và có khả năng xảy ra nhịp đảo chiều ngắn hạn và sau đó giá đã có nhịp điều chỉnh.

Chuyên gia chia sẻ  Nike ra mắt bộ sưu tập NFT dưới dạng những đôi giày biến hình cực ấn tượng

rsi phân kì đỉnh

Phân kì đáy

Chúng ta có thể thấy rằng giá của Fantom/USDTgiá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng RSI thì lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước việc này có thể cho thấy phe bán đang yếu dần và có khả năng đảo chiều , tăng giá ngắn hạn và có sự hồi phục ngay sau đó.

rsi phân kì đáy

Tổng kết

Tín hiệu giao dịch theo chỉ báo RSI hiệu quả cao nếu ae thông hiểu và biết cách kết hợp với các chỉ báo khác.

Đọc thêm chỉ báo thần thánh: Cross EMA 34 89

Như chiến lược đơn giản mình có thực hiện như ở trên cũng nhận thấy hiệu quả khá ổn. Hãy tự xây dựng một chiến lược cho bản thân và kiểm tra xem chiến lược nào hiệu quả nhất và áp dụng chúng vào quá trình giao dịch nhé!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button