Kiến thức

Làm cách nào để xác định giá trị rủi ro thị trường của công ty chứng khoán?

Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:

1. Giá trị rủi ro thị trường là gì?

Công ty kinh doanh chứng khoán có thể gặp 03 loại giá trị rủi ro bao gồm:

– Giá trị rủi ro thị trường;

– Giá trị rủi ro hoạt động; và

– Giá trị rủi ro thanh toán.

Giá trị rủi ro thị trường được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 91/2020/TT-BTC, theo đó giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.

Giá trị rủi ro thị trường của công ty kinh doanh chứng khoán (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Xác định giá trị rủi ro thị trường của công ty kinh doanh chứng khoán

Theo 9 Thông tư 91/2020/TT-BTC kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thị trường đối với các tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán như sau:

– Chứng khoán trên tài khoản:

+ Đối với công ty kinh doanh chứng khoán: tài khoản tự doanh không bao gồm số lượng chứng quyền có bảo đảm không phát hành hết;

+ Đối với công ty chứng khoán không có nghiệp vụ tự doanh: tài khoản giao dịch chứng khoán;

+ Chứng khoán ủy thác, chứng khoán đầu tư khác.

Các chứng khoán trên bao gồm cả số chứng khoán trong quá trình nhận chuyển giao từ bên bán;

– Chứng khoán nhận hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng khoán đi vay cho bản thân tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán đi vay thay mặt cho các cá nhân, tổ chức khác;

Chuyên gia chia sẻ  Hard và Hardly là gì? Cách phân biệt Hard và Hardly chi tiết nhất

– Chứng khoán của khách hàng mà tổ chức kinh doanh chứng khoán nhận làm tài sản bảo đảm, sau đó được tổ chức kinh doanh chứng khoán sử dụng hoặc cho một bên thứ ba vay phù hợp với quy định của pháp luật;

– Tiền, các khoản tương đương tiền, công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

– Chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn chưa phân phối và chưa nhận thanh toán đầy đủ trong thời gian bảo lãnh phát hành.

Lưu ý: Chứng khoán, tài sản nêu trên không bao gồm các loại sau:

– Cổ phiếu quỹ;

– Chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều 5 và khoản 5 Điều 6 Thông tư này;

– Trái phiếu, các công cụ nợ, giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ đã đáo hạn; và

– Chứng khoán đã được phòng ngừa rủi ro bởi chứng quyền bán hoặc hợp đồng tương lai; Chứng quyền bán và hợp đồng quyền bán được sử dụng để phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở.

3. Công thức xác định giá trị rủi ro thị trường

(1) Giá trị rủi ro thị trường đối với tài sản được xác định dựa trên công thức sau:

Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng x Giá tài sản x Hệ số rủi ro thị trường

Trong đó:

– Hệ số rủi ro thị trường xác định theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC;

– Giá tài sản được xác định theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC.

Ngoài ra, giá trị rủi ro thị trường của mỗi tài sản phải điều chỉnh tăng thêm trong trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán đầu tư quá nhiều vào tài sản đó, ngoại trừ chứng khoán đang trong thời gian bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Giá trị rủi ro được điều chỉnh tăng theo nguyên tắc:

Chuyên gia chia sẻ  Giày chạy bộ SPIRE CQT 361º Nam W572412202-8

– Nếu tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán: Tăng thêm 10%;

– Nếu tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 15% đến 25% vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán: Tăng thêm 20%;

– Nếu tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 25% trở lên vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán: Tăng thêm 30%.

Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải điều chỉnh tăng thêm các khoản cổ tức, trái tức, giá trị quyền ưu đãi nếu phát sinh (đối với chứng khoán), hoặc lãi cho vay (đối với tiền gửi và các khoản tương đương tiền, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá) vào giá tài sản khi xác định giá trị rủi ro thị trường.

(2) Giá trị rủi ro thị trường đối với số chứng khoán chưa phân phối hết trong thời gian phân phối và có giá giao dịch thấp hơn giá bảo lãnh phát hành từ các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn được xác định theo công thức sau:

Giá trị rủi ro thị trường = (Q0 x P0 – Vc) x R x (r + x 100%)

Trong đó:

Q0: là số chứng khoán còn lại chưa phân phối hoặc đã phân phối nhưng chưa nhận thanh toán

P0: là giá bảo lãnh phát hành

Vc: là giá trị tài sản bảo đảm (nếu có)

R : là hệ số rủi ro phát hành

r : là hệ số rủi ro thị trường

P1: là giá giao dịch

(3) Giá trị rủi ro thị trường đối với chứng quyền có bảo đảm đang lưu hành do công ty chứng khoán phát hành được xác định theo công thức sau:

Chuyên gia chia sẻ  Giao dịch thuật toán (Algorithmic Trading) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Giá trị rủi ro thị trường = Max {((P0 x Q0/k- P1 x Q1) x r -MD), 0}

Trong đó:

P0: là giá bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong 05 ngày giao dịch liền trước ngày tính toán.

Q0: là số lượng chứng quyền đang lưu hành của công ty chứng khoán.

k : là tỷ lệ chuyển đổi

P1: là giá của chứng khoán cơ sở được xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này

Q1: là số lượng chứng khoán cơ sở mà công ty chứng khoán dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán chứng quyền có bảo đảm do mình phát hành

r : là hệ số rủi ro thị trường của chứng quyền được xác định theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

MD : là giá trị ký quỹ khi công ty chứng khoán phát hành chứng quyền có bảo đảm

(4) Giá trị rủi ro thị trường đối với hợp đồng tương lai được xác định theo công thức sau:

Giá trị rủi ro thị trường = Max {((giá trị thanh toán cuối ngày – Giá trị chứng khoán mua vào) x Hệ số rủi ro thị trường của hợp đồng tương lai – Giá trị ký quỹ), 0}

Giá trị thanh toán cuối ngày = Giá thanh toán cuối ngày x khối lượng mở

Trong đó:

– Giá trị chứng khoán mua vào là giá trị chứng khoán cơ sở mà tổ chức kinh doanh chứng khoán mua vào để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tương lai;

– Giá trị ký quỹ là phần giá trị tài sản mà tổ chức kinh doanh chứng khoán ký quỹ cho giao dịch đầu tư, tự doanh, tạo lập thị trường.

>> Xem thêm bài viết:

>> Giá trị rủi ro hoạt động của công ty kinh doanh chứng khoán là gì?

>> Vốn khả dụng trong công ty kinh doanh chứng khoán là gì?

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button