Kiến thức

Séc là gì? Quy định và cách thanh toán bằng séc

Séc là một công cụ tài chính hữu ích giúp thanh toán và chuyển tiền thuận tiện hơn, an toàn hơn so với việc sử dụng tiền mặt. Học cách sử dụng séc đúng cách, đúng quy định Nhà nước có thể giúp bạn có thêm một phương thức thanh toán khi cần hoặc muốn sử dụng trong một số trường hợp nhất định.

1. Séc là gì?

Séc (cheque hay check) hay chi phiếu là một chứng từ yêu cầu ngân hàng hoặc hiệp hội tín dụng thanh toán một số tiền cụ thể cho người thụ hưởng, số tiền này được trích ra từ tài khoản của người ký phát.

Séc là một hình thức thanh toán hàng hoá và dịch vụ không dùng tiền mặt, góp phần vào việc hạn chế lạm phát tiền mặt gia tăng. Séc có nhiều loại như séc vô danh, séc đích danh, séc lệnh, séc gạch chéo, séc trơn, séc gạch chéo đặc biệt, séc bảo chi, séc tiền mặt.

Séc là gì?

Tìm hiểu về đồng séc tại thị trường Việt Nam

Séc cũng thể hiện quyền lực của người sở hữu nó, với tính an toàn cao, chỉ chủ sở hữu hay người được uỷ quyền đúng thủ tục pháp lý mới có thể sử dụng được tấm séc này.

Séc được nhiều người ưa chuộng bởi tính linh hoạt, có thể dễ dàng chuyển nhượng cũng như thể hiện được sự sang trọng và đẳng cấp của người ký phát.

2. Những nội dung trên tờ séc

Những nội dung trên tờ séc

Những thông tin cơ bản trên tờ séc

Mặt trước của tờ séc sẽ bao gồm những nội dung:

– Tiêu đề ở trên cùng của séc sẽ in dòng chữ “Séc”;

– Số tiền cần thanh toán, ghi bằng số và ghi bằng chữ. Số tiền bằng chữ và số phải thống nhất và bằng nhau, nếu bị lệch thì séc không có giá trị;

– Người bị ký phát ghi rõ tên của ngân hàng hoặc hiệp hội tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

– Người thụ hưởng ghi rõ tên tổ chức hoặc cá nhân được chỉ định hoặc ghi rõ yêu cầu thanh toán séc này cho người nắm giữ hoặc theo lệnh của người thụ hưởng.

– Địa điểm thanh toán séc;

– Thời gian ngày tháng ký phát séc.

– Phần chữ ký của người ký phát, ghi rõ tên tổ chức hoặc họ tên đầy đủ của cá nhân ký phát.

Thiếu một trong các nội dung trên thì tấm phiếu Séc được coi là vô giá trị, trừ trường hợp không ghi rõ địa điểm thanh toán Séc thì mặc định là được thanh toán tại nơi kinh doanh của người bị ký phát.

Ngoài những nội dung chính ở phía trên, tổ chức cung ứng sẽ có thể thêm vào một số nội dung khác như số tài khoản được trích tiền, địa chỉ người ký phát, địa chỉ người bị ký phát… Lưu ý, những nội dung thêm vào sẽ không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên.

Ký séc (còn được gọi là “viết séc” hoặc “ký bù trừ”) là hành động ký tên và thông tin của người phát hành lên mặt sau của séc nhằm cam kết trả tiền cho người giữ séc khi họ yêu cầu thanh toán. Hành động ký séc có ý nghĩa pháp lý, chứng tỏ người phát hành đang cam kết trả tiền cho người giữ séc và nó là một yếu tố cần thiết để séc trở nên có giá trị hợp lệ.

Chuyên gia chia sẻ  Tình nghĩa anh em có chắc bền lâu

Nếu Séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ phải được ghi trên séc.

Các nội dung chuyển nhượng phiếu séc được ghi ở mặt sau ở séc:

– Tên người phát hành (người viết séc): Đây là tên của người hoặc tổ chức phát hành séc, cam kết trả tiền cho người giữ séc.

– Chỉ thị trả tiền (Payee): Đây là tên của người hoặc tổ chức được ủy quyền nhận thanh toán từ người phát hành.

– Số tiền viết bằng số và chữ: Người viết séc ghi rõ số tiền phải trả bằng cả số và chữ để tránh nhầm lẫn và tranh chấp về số tiền.

– Ngày viết séc: Ngày mà séc được viết. Ngày này có thể là ngày hiện tại hoặc ngày sau khi séc được viết (ngày đáo hạn).

– Chữ ký người phát hành: Đây là nơi người phát hành ký tên xác nhận cam kết trả tiền cho người giữ séc.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm Điều 6 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định về nội dung séc tại Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005.

3. Các loại séc trên thị trường hiện nay

Các loại séc trên thị trường hiện nay

Các loại séc được giao dịch trên thị trường hiện nay

Ta có thể phân loại séc theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

Phân theo người thụ hưởng có:

Séc vô danh – không ghi rõ tên người thụ hưởng, người nắm giữ sẽ là người được chi thanh toán séc

Séc đích danh – ghi rõ tên người thụ hưởng, người này là người duy nhất được thanh toán tiền séc

Séc lệnh – có thể ghi rõ người thụ hưởng hoặc chuyển nhượng cho người khác

Phân theo điều kiện thanh toán:

Séc gạch chéo – séc gạch chéo hai đường song song ở mặt sau séc, chỉ định chuyển khoản cho người thụ hưởng, không chi tiền mặt

Séc trơn – mặt sau séc để trắng, chủ sở hữu trắng có quyền nhận tiền mặt

Séc gạch chéo đặc biệt – gạch chéo ở cả mặt trước và mặt sau tấm séc, giữa hai đường gạch chéo có tên ngân hàng thanh toán và/hoặc ngân hàng thu hộ. Séc này có giá trị giao dịch tại ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng ghi trên đó, nếu ngân hàng thanh toán từ chối giao dịch thì ngân hàng nhờ thu hộ sẽ giải quyết việc này.

Phân theo khả năng thanh toán:

Séc bảo chi – đảm bảo chắc chắn việc chi trả số tiền trên séc được thực hiện, ngân hàng sẽ đóng dấu bảo chi lên tờ séc vừa đảm bảo tài khoản chủ sở hữu đủ tiền ở thời điểm thanh toán vừa ngăn chặn việc phát hành séc quá số dư tài khoản của chủ tài khoản.

Séc tiền mặt – được thanh toán gần như ngay lập tức.

4. Đặc điểm của séc

Trên tờ séc có đầy đủ các thông tin như ngày tháng ký phát, tên địa chỉ chủ tài khoản được trích trả, tên địa chỉ người hưởng thụ, người bị ký phát, chữ ký người ký séc…;

Séc chỉ có giá trị thanh toán trong một thời gian nhất định vì vậy nó có tính chất thời hạn. Thời hạn này sẽ được ghi trên mặt trước sẽ và phụ thuộc vào quy định quốc gia và vùng lãnh thổ nơi séc được phát hành;

Nếu không phải là séc chỉ định cho một người thụ hưởng duy nhất thì trong thời hạn hiệu lực của séc có thể chuyển nhượng cho người khác;

Séc được xem là mệnh lệnh vô điều kiện, khi người bị ký phát nhận được thì sẽ phải chấp hành mệnh lệnh này trừ khi có gian lận hoặc tài khoản bị trích thanh toán không có đủ tiền;

Một tấm séc sẽ có hai mặt, mặt trước in các thông tin bắt buộc, mặt sau dùng cho việc ghi thông tin chuyển nhượng;

Séc sẽ được in theo tập, cuống séc sẽ được người ký phát lưu, phần tách rời đưa cho người thụ hưởng.

5. Những quy định về việc lập, ký và phát hành séc

Những quy định về séc tại Việt Nam

Những nội dung quy định về séc tại thị trường tài chính Việt Nam

Chuyên gia chia sẻ  Những game nhiều người chơi nhất trên điện thoại mới nhất hiện nay

Điều 7 Thông tư 22/2015/TT-NHNN có quy định về việc lập và ký phát séc như sau:

– Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát (ngân hàng hay tổ chức tín dụng) cung ứng, nếu không phải mẫu séc trắng do người bị ký phát phát hành thì họ có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó;

– Những nội dung ghi trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không sử dụng mực đỏ, bút chì có thể tẩy xóa, loại mực dễ bay màu, có dấu vết tẩy xoá trên tờ séc thì sẽ séc sẽ không có hiệu lực;

– Ngôn ngữ trên tờ séc là bằng tiếng Việt, nếu như có yếu tố nước ngoài thì có thể sử dụng tiếng nước ngoài hoặc theo thoả thuận giữa các bên;

– Số tiền được ghi bằng chữ và bằng số, phải thống nhất với nhau. Số tiền ghi bằng số trên séc sẽ là chữ số Ả-rập từ 0 đến 9. Tại Việt Nam, sau chữ số các hàng đơn vị phải đặt dấu chấm (.), còn nếu là số thập phân sẽ ngăn cách bằng dấu phẩy (,);

– Số tiền ghi bằng chữ phải viết rõ ràng, chữ đầu tiên của số tiền viết hoa sát dòng đầu tiên, không viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không chèn thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền nhau;

Về chỉ định người thụ hưởng, có thể ghi theo một trong ba cách thức như sau:

– Nếu không muốn chuyển nhượng tấm séc cho người khác ngoài người thụ hưởng thì cần phải ghi rõ họ tên người thụ hưởng, kèm theo cụm từ “không được chuyển nhượng” hoặc “không trả theo lệnh”;

– Nếu dùng cho mục đích chuyển nhượng hoặc theo nhu cầu của người thụ hưởng thì trong séc chỉ cần ghi rõ họ tên của người thụ hưởng;

– Nếu được thanh toán tiền là người cầm giữ séc thì không ghi họ tên người thụ hưởng mà ghi dòng chữ “trả cho người cầm giữ séc”.

Địa điểm thanh toán sẽ do người bị ký phát quy định về nơi sẽ thanh toán tờ séc. Nếu không ghi rõ thông tin ở mục này thì séc có thể được thanh toán tại bất cứ địa điểm kinh doanh (chi nhánh, công ty) của người bị ký phát;

Ngày ký phát phải được ghi bằng số và được ghi bởi người ký phát;

Chữ ký của người ký phát là chữ ký tay trực tiếp hoặc có thể uỷ quyền người khác lập và ký phát. Chữ ký này phải trùng với chữ mẫu mà người ký phát đã đăng ký tại cơ quan người bị ký phát, kèm theo họ tệ, con dấu hoặc chữ ký điện tử.

6. Quy định về thanh toán bằng séc

Nếu muốn thanh toán cho người thụ hưởng bằng tiền chuyển khoản thì người ký phát hoặc chuyển nhượng séc sẽ ghi hoặc đóng dấu trên mặt trước của tờ séc ngay tiêu đề Séc cụm từ “trả vào tài khoản”;

Nếu chỉ định số tiền trên séc là để thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại người bị ký phát thì người ký phát hoặc chuyển nhượng sẽ gạch hai gạch chéo song song từ phía góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải trên mặt trước của tờ séc.

Nếu chỉ định số tiền trên séc là để thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó, thì cũng sẽ gạch hai gạch chéo song song từ phía góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải ở mặt trước của tờ séc, và ghi thêm tên của ngân hàng cụ thể giữa hai gạch chéo đó.

Nếu ở giữa hai gạch chéo có ghi tên hai ngân hàng thì tờ séc vô giá trị, trừ khi một trong hai ngân hàng ở nơi gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ tờ séc.

Trong trường hợp chủ tài khoản trích thanh toán tiền séc uỷ quyền cho một người khác ký phát séc thì trước hết chủ tài khoản phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức tiền cho đơn vị người bị ký phát.

Chuyên gia chia sẻ  Phân biệt ‘evolution’ và ‘revolution’

Khi séc không được thanh toán thì người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền bao gồm: số tiền không được thanh toán, chi phí truy đòi và tiền lãi số tiền chậm trả theo quy định của NHNN, với những người có liên quan căn cứ theo Điều 48 Luật các công cụ chuyển nhượng.

Khi séc được ghi trả bằng ngoại tệ, trong trường hợp người thụ hưởng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì sẽ nhận về tiền ngoại tệ. Còn nếu người thụ hưởng không được phép thu ngoại tệ thì số tiền thanh toán sẽ được quy đổi ra thành tiền Việt Nam, với tỷ giá hối đoái áp dụng tại thời điểm thanh toán.

7. Những rủi ro khi thanh toán và sử dụng séc

Những rủi ro khi thanh toán và sử dụng séc

Những rủi ro khi sử dụng séc trong các giao dịch thanh toán

Trước khi liệt kê những rủi ro khi thanh toán và sử dụng séc thì ưu điểm khi sử dụng séc đó là:

– Không mất phí giao dịch;

– An toàn: Dù bạn có đánh mất hay bị trộm cắp séc thì kẻ gian cũng không thể nhận số tiền ghi trên séc, do trên séc có ghi rõ họ tên người thụ hưởng hoặc ghi chuyển nhượng cho ai, người thụ hưởng cần có giấy tờ chứng minh mới nhận được tiền. Ngoài ra, mẫu chữ ký của người thủ trưởng phải được đăng ký trước với người bị ký phát, nếu hợp lệnh thì mới rút tiền được.

– Tiện lợi: Một số ngân hàng và hiệp hội tín dụng có cả tính năng gửi séc trên ứng dụng ngân hàng di động của họ, tiện lợi rất nhiều cho người sử dụng.

Nhược điểm:

– Việc thanh toán bằng séc có thể tránh được những khoản phí giao dịch, nhưng vì séc được phát hành theo quyển/tập nên chi phí mua séc không phải rẻ;

– Quá trình xử lý khá mất thời gian chỉ thuận tiện với những khoản thanh toán lớn, nếu như với những khoản tiền nhỏ thì không thể thuận tiện bằng việc chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt ngay;

– Vì thanh toán mất nhiều thời gian nên rủi ro bị thấu chi phát sinh, chủ tài khoản có thể sử dụng tiền vào mục đích khác, từ đó, sẽ không đủ khả năng để thanh toán khi tới hạn phải thanh toán séc.

8. Các bước thanh toán bằng séc nhanh chóng

Các bước thanh toán bằng séc nhanh chóng

Các bước thanh toán với séc nhanh chóng, an toàn

Nếu séc thanh toán trong cùng hệ thống thì thủ tục thanh toán séc sẽ do TGĐ các tổ chức tín dụng, TGĐ Kho bạc Nhà nước hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện cho các đơn vị trực thuộc và khách hàng.

Nếu séc thanh toán khác hệ thống nhưng trên cùng địa bàn, tỉnh thành phố thì áp dụng quy trình thanh toán bù trừ theo quy định của NHNN.

Để thanh toán bằng séc có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1, người ký phát ký và phát hành séc cho người thụ hưởng sau đó chuyển giao cho người thụ hưởng.

Bước 2, nếu séc chuyển khoản thì người thụ hưởng không cần đến ngân hàng hay tổ chức tín dụng (người bị ký phát) để nhận. Còn nếu séc tiền mặt thì người thụ hưởng sẽ mang chứng từ séc tới ngân hàng để nhận tiền.

Bước 3, căn cứ vào các giấy tờ xác minh người thụ hưởng và loại séc ngân hàng tiến hành làm thủ tục rồi thanh toán cho người thụ hưởng, số tiền được trích từ tài khoản đã ghi trên séc.

Bước 4, sau khi thanh toán đủ cho người thụ hưởng, ngân hàng sẽ quyết toán giá trị séc với người ký phát.

Trên đây là các thông tin liên quan đến séc, cách thanh toán séc cũng như các quy định liên quan về chứng từ séc. Hy vọng bài viết của TOPI đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button