GFI Blockchain
Tổng quan
Slippage hay còn được gọi là trượt giá, đây là một khái niệm khá phổ biến trong tất cả các thị trường kể cả thị trường tài chính truyền thống hay thị trường tái chính phi tập trung. Ví dụ, bạn tưởng tượng mình có thể mua được một chiếc bút với giá 1$, tuy nhiên khi đến cửa hàng bạn được yêu cầu phải trả 2$ mới có thể mua được chiếc bút đó và tất nhiên giá thực tế phải trả so với giá mà bạn yêu cầu sẽ chênh lệch, đó được gọi là trượt giá xảy ra trong thị trường tài chính truyền thống. Vậy trượt giá xảy ra trong thị trường crypto sẽ như thế nào? Hãy cùng GFS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Slippage là gì?
Slippage còn được hiểu là trượt giá, sự trượt giá là một thuật ngữ đề cập đến sự chênh lệch giá xảy ra khi một giao dịch thanh toán được thực hiện ở một mức giá trung bình khác với mức giá mà nhà giao dịch yêu cầu ban đầu. Hiện tượng này thường xảy ra khi thực hiện các lệnh thị trường.
Nói một cách đơn giản hơn đó là sự chênh lệch giữa giá hiển thị và giá thực tế. Slippage có thể gây tổn thất tài sản cho những người mới và thiếu kinh nghiệm trong giao dịch. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả các sàn bao gồm tập trung và phi tập trung, đặc biệt khi giao dịch ở sàn giao dịch phi tập trung (DEX) sẽ xảy ra trượt giá thường xuyên hơn so với sàn giao dịch tập trung (CEX).
Thật chất, trượt giá không phải là hoàn toàn có hại mà tìm ẩn bên trong đó vẫn sẽ tồn tại một lợi ích nhỏ khi khi giao dịch giá hiển thị thấp hơn giá thực, lúc này giá bạn mua sẽ là giá hiển thị và khi giá trở về giá thực thì bạn sẽ có 1 khoản lợi nhuận. Còn ngược lại, trượt giá sẽ gây ra tổn thất cho bạn.
Phân loại Slippage
Slippage sẽ được chia thành 2 loại:
Trượt giá dương
Khi giao dịch thực tế giá mua thấp hơn với giá dự kiến mà sàn hiển thị thì được gọi là trượt giá dương. Đối với lệnh bán thì giá bán sẽ cao hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị, điều này sẽ mang đến lợi nhuận cho bạn. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra thường xuyên và chỉ xảy ra khi thị trường có biến động mạnh.
Ví dụ: Bạn muốn mua một đồng coin với giá 10$, nhưng thị trường bị biến động khiến giá mua giảm xuống còn 9.5$ thấp hơn 0.5$ so với dự định mua ban đầu của bạn. Đó được gọi là trượt giá dương hay còn được gọi là trượt giá tích cực
Trượt giá âm
Nếu giao dịch trên thực tế được mua với giá cao hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị thì được xem là trượt giá âm. Điều này sẽ gây tổn thất cho các nhà giao dịch. Đối với lệnh bán thì giá bán sẽ thấp hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị, điều này sẽ mang thiệt hại cho nhà giao dịch. Tuy nhiên, trường hợp này rất hay xảy ra khi tài sản bạn muốn mua có sự tăng giá quá nhanh hoặc khối lượng giao dịch của bạn quá lớn trong khi tính thanh khoản của thị trường lại thấp.
Ví dụ: Bạn muốn mua một đồng coin với giá 10$, nhưng thị trường bị biến động khiến giá mua đẩy lên 11$ cao hơn 1$ so với dự định mua ban đầu của bạn. Đó được gọi là trượt giá âm hay còn được gọi là trượt giá tiêu cực.
Nguyên nhân dẫn đến Slippager
Một số nguyên nhân chính dẫn đến trượt giá như:
- Thị trường crypto là thị trường có khối lượng giao dịch cao, việc mua bán giao dịch diễn ra liên tục hàng giờ thậm chí là hàng phút, hàng giây. Điều này dẫn đến việc giá tài sản thay đổi nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
- Trượt giá xảy ra khi có một thông tin, tin tức, sự kiện quan trọng được công bố, một sự kiện lớn diễn ra, hoặc một tin tức bất ngờ nào đó vừa được công bố và giá đi rất mạnh làm các lệnh đặt sẵn cũng như vào lệnh lúc đó sẽ có khả năng cao sẽ bị khớp giá khác dự định
- Thanh khoản trên các sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng theo cơ chế AMM sẽ dựa vào các Pool. Nếu thanh khoản ở các Pool đó quá ít mà bạn muốn giao dịch với số tiền lớn, thanh khoản chắc chắn sẽ bị giảm mạnh dẫn đến trượt giá. Hiện tượng trượt giá này rất thường xuyên xảy ra với những đồng coin/token mới được niêm yết lên các sàn phi tập trung hoặc một số đồng coin/token không được phổ biến dẫn đến giao dịch không thường xuyên, từ đó làm cho tính thanh khoản thấp. Tính thanh khoản thấp gây nên sự trượt giá đáng kể vì quá ít người mua/bán dẫn đến giao dịch không được khớp đúng mức giá mong muốn.
- Khi thị trường biến động mạnh, các nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang mặc kệ thị trường đang pump hay dump, lúc này họ sẽ bắt đầu hành động dẫn đến các giao dịch trên thị trường thay đổi một cách chóng mặt. Khi có tin xấu từ thị trường, các nhà giao dịch sẽ có tâm lý sợ hãi dẫn đến việc bán tháo tài sản của mình với bất kỳ giá nào điều này sẽ dẫn đến hiên tượng trượt giá gây thiệt hai rất lớn cho cả thị trường và các nhà đầu tư.
- Front Running Bot: Đây là một con Bot được tạo ra và lập trình với khả năng biết trước một giao dịch trong tương lai. Con Bot này sẽ tác động đến giá và việc đặt lệnh giao ngay trước giao dịch đó để kiếm lời cho chủ sở hữu bằng cách chèn 1 lệnh mua với kích thước và số lượng hợp lý lên trước lệnh của người dùng và bán ngay sau khi lệnh người dùng được thực hiện. Lợi nhuận của bot nằm ở phần trượt giá do người dùng tạo ra, tạo điều kiện để mua ở giá thấp bán ở giá cao
- Ngoài ra, việc xảy ra trượt giá còn có thể xảy ra là do sự thao túng có chủ ý của một số sàn giao dịch
Cách phòng tránh Slippage trong thị trường Crypto
- Để chống lại sự trượt giá khi giao dịch các tài sản có tính thanh khoản thấp, bạn nên chia lệnh của mình thành các phần nhỏ hơn
- Khi bạn giao dịch, bạn phải ghi nhớ một mức giá cụ thể mà bạn sẽ mua hoặc bán. Tuy nhiên, vì thị trường tiền điện tử di chuyển nhanh, giá có thể thay đổi khi lệnh của bạn vào thị trường và khi giao dịch hoàn tất
- Điều chỉnh mức trượt giá phù hợp mà bạn có thể chấp nhận được
- Ưu tiên giao dịch khi có thanh khoản tốt, nhằm tránh tình trạng trượt giá do thiếu hụt thanh khoản trên thị trường
- Chọn những đồng coin/token có pool thanh khoản lớn để giao dịch
- Tránh giao dịch các đồng coin/token mới vừa được niêm yết lên sàn
- Để giảm thiểu rủi ro trượt giá âm, bạn cần tính toán mức trượt giá và lưu ý chi phí trượt giá. Cân nhắc mức trượt giá cho phép khi thực hiện các lệnh thị trường có thể giúp bạn xác định vị trí vào hoặc ra tốt hơn trong crypto
- Để hạn chế trượt giá là đặt lệnh giới hạn (limit orders) cho tiền mã hoá của bạn thay vì lệnh thị trường.
- Cập nhật tin tức để biết được những thông tin quan trọng liên quan tới dự án, hoặc các sự kiện bất ngờ có khả năng tác động mạnh tới thị trường
- Theo dõi kỹ sổ lệnh để dàn đều các lệnh của bạn, đảm bảo không đặt những lệnh lớn hơn số lượng hiện có
- Tránh giao dịch vào các giờ cao điểm
- Tránh xa các sàn giao dịch có độ trượt giá cao, nên chọn lựa các sàn giao dịch uy tín
- Điều chỉnh độ trượt giá để chủ động trong việc quản lý rủi ro khi giao dịch
- Hạn chế giao dịch với đòn bẩy cao
- Cuối cùng để tránh trượt giá bạn nên tăng phí gas cho giao dịch của bạn. Vì khi bạn sử dụng nhiều phí gas giao dịch của bạn có thể sẽ được thực hiện sớm hơn và diễn ra nhanh hơn
Tổng kết
Vậy là GFS vừa cung cấp cho các bạn một số thông tin tổng quan về khái niệm trượt giá cũng như cách để hạn chế trượt giá khi tham gia giao dịch trên thị trường crypto. Mong rằng bài viết trên có thể giúp các bạn biết thêm được một công cụ hữu ích nữa trong thị trường crypto. Hãy cùng tham gia vào kênh cộng đồng của GFS để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường cũng như có thể tham gia trao đổi cùng với các thành viên khác nhé!
Các kênh cộng đồng chính thức của GFS Blockchain:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Youtube của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Ventures -> Click tại đây