SOS là gì? Giải mã trend SOS trên mạng xã hội
Không chỉ trên mạng xã hội, trong cuộc sống hàng ngày bạn có thể gặp rất nhiều biển báo, kí tự SOS xuất hiện trên khắp mọi nơi từ báo chí, phim ảnh, các thiết bị viễn thông, thiết bị di động.. Nhưng bạn đã hiểu đúng nghĩa của từ SOS chưa? SOS có ý nghĩa là gì?
SOS nghĩa là gì?
Tạm gác lại cách hiểu của các bạn trẻ, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên gốc ý nghĩa của cụm từ SOS trước. SOS là viết tắt của cụm từ nguyên gốc tiếng anh là Save Our Ship. Từ này xuất hiện đầu tiên ở các thủy thủ trên biển khi tàu gặp nạn. Khi chưa có nhiều thiết bị liên lạc vô tuyến, vệ tinh như hiện nay khi gặp nạn các thủy thủ sẽ viết chữ S.O.S thật to trên bờ biển để thu hút sự chú ý của các tàu khác đi ngang qua nhăm tìm kiếm sự giúp đỡ.
Ngoài cách hiểu trên, SOS còn là viết tắt của những cụm từ mang nghĩa sau đây :
Send Out Succour : Hãy cứu lấy linh hồn của chúng tôi
Save Our Souls : Gửi cứu trợ
Shoot Our Ship : Bắn vào thuyền của chúng tôi
Sinking Our Ship : Làm chìm tàu của chúng tôi
SOS được dùng khi nào ?
Dù mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng SOS được dùng nhiều nhất để ra tín hiệu cấp cứu, xin giúp đỡ. Trên thực tế, tín hiệu SOS ban đầu không phải một cụm từ viết tắt mà là mã Morse khẩn cấp (Morse code distress signal) để báo hiệu sự cố hàng hải do người Đức nghĩ ra.
SOS là mã Morse gồm ba dấu chấm, sau đó là ba dấu gạch ngang và cuối cùng là ba dấu chấm chạy cùng nhau hàng nhau mà không có khoảng trắng hoặc điểm dừng. Đây là tín hiệu để thể hiện tín hiệu nguy hiểm và cầu cứu khẩn cấp
Quy ước ký hiệu SOS tín hiệu cầu cứu khẩn cấp đã được đề xuất lần đầu tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển tại Berlin năm 1906. Sau đó, tín hiệu SOS đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn và công nhận vào năm 1908.
Hiện nay trên các thiết bị smart phone cuộc gọi SOS được cài sẵn đề phòng trường hợp nguy cấp. Khi bật tính năng cuộc gọi SOS này thì mọi thông tin về vị trí của bạn sẽ được gửi đến trung tâm cứu trợ khẩn cấp để tìm kiếm các sự giúp đỡ. Tương tự, tin nhắn SOS cũng được cài tự động gửi khi bạn gặp nguy hiểm và cần cứu trợ khẩn cấp.
Tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo lưu vào điện thoại một số cuộc gọi khẩn cấp SOS như:
- 112: Yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn toàn quốc.
- 113: Cuộc gọi khẩn cấp cho công an và cảnh sát.
- 114: Cuộc gọi khẩn cấp cho các cơ quan phòng cháy chữa cháy.
- 115: Cuộc gọi khẩn cấp cho các cơ sở y tế và bệnh viện.
SOS theo cách hiểu của GenZ
Ngày nay, ngôn ngữ của các bạn trẻ vô cùng phong phú với những từ lóng mang nhiều hàm ý khác nhau. Và SOS cũng vậy. Trên mạng, biến tướng của SOS được viết thành Ét ô ét tuy vậy nó cũng mang thông điệp cứu trợ như nguyên gốc của nó. Và nguồn gốc của trend này bắt nguồn từ clip dưới đây, đây là 1 clip TikTok của tài khoản mang tên Bà Toạn Vlogs đăng ngày 22/2/2022.