Kiến thức

Staking là gì? Hướng dẫn Staking từ A-Z cho người mới

Đọc và thử thách bản thân cùng bài Test kiến thức phía cuối bài viết để có cơ hội nhận được tổng giải thưởng lên đến 1000 USDT/tháng!

Mục lục 1. Staking là gì? 2. 5 cơ chế Staking phổ biến 3. Staking hoạt động trên các sàn giao dịch như thế nào? 4. 5 điểm mạnh ‘bất bại’ của Staking 5. Hướng dẫn 4 bước Staking cơ bản cho beginner 6. 5 rủi ro trong Staking mà NĐT cần chú ý 7. 4 lưu ý khi tham gia cuộc chơi Staking 8. Kết luận

Staking là gì?

Khái niệm

Nói một cách đơn giản, Staking là quá trình giữ tiền trong ví tiền điện tử (hoặc trong nhóm Staking Pool) nhằm giúp mạng blockchain bằng chứng cổ phần cơ bản (đối với một dự án cụ thể) hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Staking Pool được hiểu là việc nhiều nhà đầu tư xây dựng một nhóm và gộp tổng số coin của họ lại với nhau để tạo thành Pool.

Staking là gì?Staking và những khái niệm cơ bản

Cổ phần (stake) đại diện cho quyền biểu quyết trong một dự án cụ thể kiếm được sau khi mua một số lượng tiền tối thiểu. Tóm lại, nhà đầu tư càng sở hữu nhiều tiền trong nhóm Staking Pool, thì họ càng có được nhiều quyền biểu quyết hơn. Quan trọng là, việc sở hữu càng nhiều tiền điện tử giúp mạng lưới PoS cơ bản hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. Do đó, tiền thưởng chính là lợi nhuận thụ động họ nhận được.

2 khác biệt cơ bản của staking so với đầu tư thụ động truyền thống

Staking có rất nhiều điểm khác biệt so với đầu tư thụ động truyền thống:

Thứ nhất, tiền thưởng từ Staking không bắt nguồn từ thu nhập. Tiền thưởng được tạo ra từ Staking là tỷ lệ token mới được đúc.

Cơ chế Staking phổ biếnCơ chế Staking phổ biến

Thứ hai, Staking đóng vai trò như một hệ thống quản trị. Staking đang trở nên phổ biến như một cách để kiếm thu nhập tiền điện tử thụ động dưới dạng tiền thưởng. Nhưng nhà đầu tư lại quên rằng mục đích chính của nó là hoạt động như một hệ thống quản trị mạnh mẽ. Tiền thưởng, trong trường hợp này, đóng vai trò là nguồn động lực khuyến khích chủ sở hữu token và những người xác nhận giao dịch (Validator). Điều này nhằm mục đích củng cố hệ thống PoS, cũng như thúc đẩy giao dịch lành mạnh.

Vậy cơ chế Staking phổ biến có những hình thức nào? Cùng tìm hiểu ở phần sau của bài viết nhé.

5 cơ chế Staking phổ biến

#1. Bằng chứng cổ phần (PoS – Proof of Stake)

PoS được xây dựng dựa trên ý tưởng những người tham gia có thể “khóa” tài sản điện tử của họ tại các khoảng thời gian cụ thể. Giao thức sẽ sắp xếp quyền một cách ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian để xác nhận block tiếp theo. Thông thường, xác suất được chọn tỷ lệ thuận với số lượng tiền ảo. Có nghĩa là nhà đầu tư sở hữu càng nhiều tiền ảo, cơ hội càng cao.

Bằng chứng cổ phần (PoS - Proof of Stake)Bằng chứng cổ phần (PoS – Proof of Stake)

Việc sản xuất các block thông qua Staking cho phép khả năng mở rộng quy mô blockchain hơn. Đây là một trong những lý do mạng Ethereum lên kế hoạch chuyển từ cơ chế truyền thống bằng chứng công việc (Proof of Work – PoW) sang PoS, được biết đến với tên gọi ETH 2.0.

#2. Bằng chứng ủy quyền cổ phần (DPoS – Delegated Proof of Stake)

Proof of Stake là gì?

Daniel Larimer, người sáng lập nền tảng Bitshares, Steemit và EOS, đã tạo ra thuật toán đồng thuận DPoS vào năm 2014. Về cơ bản, DPoS tìm cách tăng tốc độ giao dịch và tạo block mà không ảnh hưởng đến cơ chế khuyến khích phi tập trung của blockchain. Thuật toán DPoS thực hiện điều này một cách dân chủ, bằng cách tạo ra một hệ thống biểu quyết phụ thuộc trực tiếp vào danh tiếng của người tham gia. Một người hay tổ chức tham gia xác nhận giao dịch, đóng block của một đồng coin được gọi là node hoặc masternode. Nếu một node được bầu chọn không hoạt động đúng theo các quy tắc, họ sẽ nhanh chóng bị trục xuất và thay thế bằng một node khác.

Chuyên gia chia sẻ  Singularity: Thách thức và rủi ro

#3. Bằng chứng cổ phần cho thuê (LpoS – Leased Proof of Stake)

Về cơ bản, cơ chế LPoS tương tự như bằng chứng cổ phần, ngoại trừ việc người dùng có thể tùy chọn cho người khác thuê khả năng Staking của họ. Người dùng phải ‘cho thuê’ một số lượng tiền tối thiểu cho các node có chất lượng cao và đổi lại kiếm được thu nhập thụ động từ lợi nhuận phần trăm số tiền thưởng.

#4. Bằng chứng cổ phần Masternode (MpoS – Masternode Proof of Stake)

Được giới thiệu vào năm 2019, Masternode Proof of Stake (MPoS) tương tự như PoS, nhưng nó mở rộng hơn để điều hướng các nhà đầu tư cực kỳ lớn. Với quy mô đầu tư của họ, họ sẽ nhận được thêm đặc quyền và tiền thưởng cũng hậu hĩnh hơn nhiều so với cơ chế PoS thông thường. Khi các masternode cam kết Staking một số lượng lớn tiền ảo, họ sẽ nhận được tiền thưởng cố định thường xuyên và thậm chí có thể nhận được tới 45% tiền thưởng.

Kiếm thu nhập thụ động từ StakingKiếm thu nhập thụ động từ Staking

Vậy các cơ chế Staking nói chung sẽ hoạt động như thế nào trên các sàn giao dịch tiền điện tử? Câu trả lời nằm ở phần sau.

Staking hoạt động trên các sàn giao dịch như thế nào?

Nghe thì có vẻ rất đơn giản: Nhà đầu tư chỉ cần sở hữu một số tiền điện tử và nhận tiền thưởng thụ động. Với cơ chế PoS, các block mới được sản xuất và xác minh bằng cách Staking. Điều này có nghĩa là bạn không cần công cụ đặc biệt nào để giải quyết vấn đề. Chỉ cần khóa tất cả về số tiền ảo bạn đang giữ. Số tiền này sẽ xác định lượng tiền thưởng của bạn. Người dùng khóa càng nhiều tiền ảo trong cùng một loại sẽ có nhiều khả năng được chọn làm validator đóng block mới hơn.

Điểm mạnh của StakingĐiểm mạnh của Staking

Tại sao Staking lại thu hút các nhà đầu tư đến vậy? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong phần tiếp theo.

5 điểm mạnh ‘bất bại’ của Staking

#1. Tạo thu nhập thụ động

Khi nhà đầu tư nắm giữ đủ lượng của một loại tiền điện tử nhất định, họ sẽ kiếm thêm thu nhập thụ động mà không phải thực hiện bất cứ giao dịch nào. Điều này cũng giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.

#2. Tiết kiệm chi phí đầu tư

Với staking, ai cũng có thể tham gia mà không cần tốn chi phí cho những thiết bị đắt tiền.

#3. Đơn giản và dễ sử dụng:

Các nền tảng áp dụng Staking đã đơn giản hóa quy trình để người dùng dễ dàng sử dụng. Đặc biệt, PoS giúp gia tăng tốc độ giao dịch, và mọi quy trình đều được thực hiện nhanh chóng.

#4. Tiết kiệm năng lượng

PoS không cần đến các thiết bị khai thác sử dụng nhiều năng lượng để tính toán và xác nhận các block, như các máy đào. Điều này chứng minh Pos bền vững hơn về mặt bảo vệ môi trường hơn so với cơ chế PoW.

#5. Tiền thưởng hấp dẫn

PoS cung cấp nguồn thu nhập thụ động có thể dự đoán được. Khi một node giữ tiền trong ví điện tử, họ sẽ nhận được lượng tiền thưởng cố định trên nền tảng. Đối với những nhà đầu tư đã mua altcoin nhưng bị rớt giá đáng kể, thì tiền thưởng là một nguồn lợi tức đáng kể để thu hồi lại khoản lỗ trước đó. Ngoài ra, Staking cũng đem lại nhiều quyền lợi khác trong dự án cho người tham gia đầu tư.

Hướng dẫn Staking cơ bảnHướng dẫn Staking cơ bản

Vậy việc thực hiện Staking sẽ diễn ra như thế nào? Câu trả lời nằm ở phần tiếp theo.

Hướng dẫn 4 bước Staking cơ bản cho beginner

Điều kiện để thực hiện Staking tiền điện tử

Điều quan trọng là nền tảng công nghệ blockchain sử dụng cơ chế PoS. Các quy tắc chung phổ biến như sau:

  • Ví phải trực tuyến 24/7.
  • Ví phải hỗ trợ Staking.
  • Có một số lượng tiền điện tử tối thiểu.

Thông thường, các đồng tiền phải đáo hạn trong vài ngày trước khi bạn nhận được tiền thưởng từ Staking.

Các quy tắc khác nhau áp dụng cho các nền tảng blockchain khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu cụ thể nguyên tắc của từng nền tảng trước khi tiến hành Staking. Người dùng có thể chọn một trong ba công cụ để thực hiện Staking:

  • Tự thực hiện với một máy tính kết nối Internet 24/7,
  • Mua một máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS), hoặc
  • Sử dụng một dịch vụ Staking.
Chuyên gia chia sẻ  Using tokens to securely transmit account data

Với hai phương pháp đầu tiên, người dùng sẽ tự quản lý mã pin giao dịch (private key) của mình. Trong khi người dùng áp dụng phương pháp cuối cùng thì thường thông qua bên thứ ba để quản lý.

Các sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến áp dụng cơ chế Staking

Một số coin cung cấp Staking

Ngày càng có nhiều sàn giao dịch áp dụng Staking. Cần lưu ý rằng hầu hết các sàn giao dịch cung cấp dịch vụ này đều tính phí một phần nhỏ lợi nhuận của người dùng. Khi Staking trên một sàn giao dịch, nhà đầu tư trở thành thành viên của một nhóm Staking Pool rất lớn. Các sàn giao dịch áp dụng Staking phổ biến bao gồm:

  • Binance
  • Crypto.com
  • BlockFi
  • Coinbase
  • CEX
  • Tezos

Điểm bất lợi là bạn không nhận được toàn bộ lợi nhuận thụ động và bạn không tự quản lý các mã pin.

Một số loại tiền điện tử có thể Staking

Các loại tiền điện tử Staking phổ biến bao gồm:

  • Tezos (lãi suất xấp xỉ 7%)
  • Komodo (lãi suất xấp xỉ 5%)
  • QTUM (lãi suất xấp xỉ 4%)
  • Decred (lãi suất xấp xỉ 9%)
  • ICON (lãi suất xấp xỉ 19%)
  • ZCoin (lãi suất xấp xỉ 14%)
  • PIVX (lãi suất xấp xỉ 9%)
  • Ethereum (chưa rõ)

Lưu ý rằng lãi suất trên cơ sở hàng năm được nêu trên đây có thể thay đổi vào tùy thời điểm.

Các bước thực hiện cơ bản

  • Bước 1: Lựa chọn loại coin áp dụng cơ chế Staking, tùy thuộc vào nhu cầu, nguồn vốn và kỳ vọng của nhà đầu tư.
  • Bước 2: Cài đặt ví điện tử hoặc chuẩn bị máy tính để sẵn sàng thực hiện Staking
  • Bước 3: Nạp coin vào ví/ máy tính, hoặc nạp tiền vào tài khoản trên sàn giao dịch để bắt đầu Staking. Cần đảm bảo rằng ví điện tử phải luôn kết nối trực tuyến 24/7.
  • Bước 4: Theo dõi các thông số về lãi suất; lạm phát của coin; giá coin; độ tuổi coin và số lượng coin (được gọi chung là Weight). Chờ giai đoạn coin trưởng thành và nhận tiền thưởng.

5 rủi ro trong staking mà NĐT cần chú ý

#1. Thất bại trong đầu tư

Đầu tư tiền điện tử luôn ẩn chứa rủi ro cao. Nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng số vốn ban đầu. Vì thế, lưu ý rằng chỉ đầu tư vào những dự án bạn có thể đủ khả năng xoay sở khi thất bại.

Việc mất tài sản điện tử có thể xảy ra theo nhiều cách, bao gồm cả sơ suất, hack và lừa đảo. Điều quan trọng nhất là bạn không bao giờ cung cấp mã pin và các thông tin cá nhân khác của mình cho bất kỳ ai. Luôn mã hóa ví của bạn bằng một mật khẩu mạnh duy nhất.

Rủi ro trong Staking

Trước khi Staking coin, hãy cố gắng tìm hiểu kỹ dự án và những rủi ro xung quanh nó. Đừng chỉ xem xét các dự án trả tiền thưởng Staking cao nhất. Thay vào đó, hãy chọn các dự án áp dụng công nghệ và nguyên tắc cơ bản cũng như một nền tảng lành mạnh hỗ trợ nó.

Vì bạn có thể Staking thông qua một sàn giao dịch, nên cũng cần tìm hiểu rủi ro của bên thứ ba này. Nếu vì lý do nào đó mà nền tảng bạn đang Staking ngừng hoạt động và xóa tất cả các đồng tiền, bạn rất có thể sẽ mất trắng số tiền đã Staking trên nền tảng đó.

#2. Biến động tỷ giá

Tỷ giá tiền điện tử dao động đáng kể. Và điều này gây phiền toái hơn trong thời gian Staking vì giá trị của tài sản có thể bị giảm trong khi “khóa”.

Biến động giá tiền điện tửBiến động giá tiền điện tử

Khoảng thời gian Staking là thời gian bạn cần chờ coin trưởng thành trước khi có thể chuyển chúng trở lại thành tiền mặt. Điều này có nghĩa là bạn có thể phải đối mặt với những biến động lớn về tỷ giá coin. Đây có thể không phải là vấn đề trong thị trường tăng, nhưng nó có thể trở nên “khó nhằn” trong thị trường giảm. Bởi vì số tiền kiếm được từ tiền thưởng Staking không có khả năng đủ để bù đắp cho sự mất giá.

Do đó, Staking phù hợp hơn với những nhà đầu tư đang xem xét một chiến lược dài hạn. Còn với các nhà đầu tư chủ động, thời gian Staking dài là yếu tố cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn.

#3. Khối lượng tiền thưởng thay đổi hoặc không nhận được tiền thưởng

Tỷ lệ lợi nhuận từ tiền thưởng Staking không phải lúc nào cũng được đảm bảo và thậm chí có thể thay đổi theo thời gian. Một ví dụ điển hình là nền tảng Tron đã thay đổi tiền thưởng Staking của họ từ 7% xuống dưới 4%.

Chuyên gia chia sẻ 

Tiền thưởng

Ngay cả khi tiền thưởng được đảm bảo thì vẫn có rủi ro xảy ra. Tiền thưởng có thể không được thanh toán. Do đó, đừng chủ quan. Luôn kiểm tra xem tiền thưởng của bạn đã được thanh toán hay chưa.

#4. Bị phạt do vi phạm

Slashing là một cơ chế mà nền tảng loại bỏ các hành vi bất thường bằng cách phạt validator thực hiện hành vi vi phạm. Một số lỗi sẽ bị áp dụng Slashing bao gồm:

  • Lỗi Liveness (trên giao thức IRISnet và Cosmos): Validator bị phạt nếu không tham gia vào thuật toán đồng thuận của nền tảng trong một khoảng thời gian dài và bỏ lỡ nhiều block;
  • Lỗi quản trị (trên giao thức IRISnet và Cosmos): Validator bị phạt nếu biểu quyết nhiều lần trên cùng một quy trình đồng thuận với các quyết định khác nhau;
  • Lỗi bảo mật (trên giao thức IRISnet, Cosmos, Tezos và nhiều giao thức khác): Validator bị phạt khi cùng một block được xác thực hai lần hoặc nhiều hơn.

Các mức phạt phụ thuộc vào loại hành vi vi phạm cũng như các thông số của giao thức. Phần lớn các lỗi bị vi phạm, validator bị phạt với một tỷ lệ phần trăm nhất định trên số tiền Staking. Với các vi phạm nghiêm trọng hơn có thể tiến hành hình sự hóa.

#5. Con mồi của các cuộc tấn công mạng

Con mồi của các cuộc tấn công mạng

Mối đe dọa của một cuộc tấn công luôn tiềm tàng đối với PoS bởi đây vẫn là một cơ chế khá mới. Trong khía cạnh bảo mật, PoW hiện đang vượt trội hơn so với PoS.

4 lưu ý khi tham gia cuộc chơi staking

Thứ nhất, luôn áp dụng các quy trình an toàn và bảo mật nghiêm ngặt để tránh mất tiền điện tử của bạn do sơ suất, lừa đảo hoặc bị hack.

Lưu ý khi thực hiện StakingLưu ý khi thực hiện Staking

Thứ hai, lựa chọn các dự án Staking một cách cẩn thận.

Thứ ba, cân nhắc việc đa dạng hóa Staking trong nhiều dự án khác nhau – nhưng đừng thực hiện quá mức.

Thứ tư, nắm bắt rõ ràng các nguyên tắc chính và phí staking. Đặc biệt nhà đầu tư cần hiểu rõ các điều kiện cần và đủ trước khi tiến hành Staking như:

  • Lượng tiền ảo tối thiểu để tiến hành Staking nhằm thu được lợi nhuận thụ động từ tiền thưởng.
  • Thời gian nắm giữ tối thiểu (ban đầu) trước khi nhận được khoản tiền thưởng Staking đầu tiên.
  • Thời gian chờ đợi coin “sinh trưởng”.
  • Khoảng thời gian bạn không thể rút số tiền đang tiến hành Staking của mình, được gọi là thời gian khóa.
  • Tỷ lệ lợi nhuận hàng năm dự kiến sẽ kiếm được trên các loại tiền Staking, được biết đến là tiền thưởng Staking. Điều quan trọng là phải hiểu đây là lợi nhuận cố định, thay đổi hay đảm bảo.
  • Ngoài ra còn một số quy tắc khác liên quan đến phí, quy định pháp lý và tiền thưởng khuyến mại.

Kết luận

Proof of Stake nói riêng và Staking nói chung mở ra nhiều cơ hội hơn cho bất kỳ ai muốn tham gia vào thuật toán đồng thuận và quản trị của các nền tảng blockchain. Hơn nữa, đây là một cách kiếm thu nhập thụ động dễ dàng bằng cách giữ tiền.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Staking vẫn tồn tại những rủi ro. Thực hiện Staking có thể xảy ra lỗi do vô ý, cố tình hoặc do hacker. Vì vậy điều quan trọng là các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước mọi quyết định đầu tư vào thị trường tiền điện tử. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người và cùng tham gia thảo luận trên diễn đàn của Remitano nhé!

Sau đây là series các bài viết về thuật ngữ tiền ảo mà Remitano đã chuẩn bị sẵn cho các NĐT “tay mơ”:

  • 29 thuật ngữ Crypto phải biết khi mua bán Bitcoin
  • Blockchain là gì?: Những khái niệm cơ bản và ứng dụng thực tiễn
  • Bảo mật tiền điện tử cho người mới bắt đầu
  • DCA Là Gì? Cách Áp Dụng Trung Bình Giá Trong Crypto Hiệu Quả 2022

Test Kiến Thức: Become a Crypto Expert

Tổng giá trị giải thưởng lên đến 1000 USDT

Luật chơi đơn giản:

  • Bước 1: Tham gia trả lời 3 câu hỏi liên quan đến nội dung bài viết ngay bên dưới để nhận được mã code bí mật

  • Bước 2: Sử dụng mã code bí mật này tham gia vào game để nhận thêm các “phiếu” tham gia nhận coin miễn phí.

Lưu ý:

  • Hãy đọc kỹ “Điều khoản và Điều kiện” tham gia để chắc chắn bạn đã hiểu và thực hiện đầy đủ các bước

điều khoản tham gia nhận coin miễn phí

  • 100 người chơi với tổng số “phiếu” cao nhất mỗi tháng sẽ chia số tiền thưởng lên đến 1000 USDT/tháng!

  • Phần thưởng sẽ được tổng kết vào cuối mỗi tháng (Ví dụ: 31/07, 31/08,…) và cộng trực tiếp vào tài khoản ví Remitano của bạn trong khoảng 1 tuần sau đó.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button