Kiến thức

Liên minh chiến lược toàn cầu (Global strategic alliance) là gì?

Liên minh chiến lược toàn cầu (Global strategic alliance)

Định nghĩa

Liên minh chiến lược toàn cầu trong tiếng Anh là Global strategic alliance.

Liên minh chiến lược toàn cầu thường được hình thành khi một công ty muốn kết hợp với doanh nghiệp liên quan hoặc tham gia vào thị trường địa lí mới – nơi mà Chính phủ cấm nhập khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.

Bản chất

Liên minh chiến lược là thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm giúp các bê đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn dựa trên việc hợp tác mà không làm phá vỡ sự tự chủ của các bên.

Các liên minh được gọi là liên minh chiến lược bởi lẽ chia sẻ nguồn lực R&D, sản xuất hoặc Marketing tác động đến năng lực cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp và hàm ý cam kết dài hạn một cách tương đối về nguồn lực của các bên thành viên.

Trong nền kinh tế toàn cầu, có nhiều dạng liên minh chiến lược tuy nhiên không phải loại liên minh nào cũng được goi là liên minh chiến lược toàn cầu.

Liên minh chiến lược toàn cầu là các liên minh ở phạm vi toàn cầu hướng vào thị trường hoặc vào năng lực.

Chuyên gia chia sẻ  Hướng dẫn đăng ký tạo mới tài khoản Binance từ A – Z chi tiết

Nội dung của liên minh chiến lược toàn cầu

Trong trường hợp thứ nhất, “hướng vào thị trường” có nghĩa là liên minh chiến lược nhắm tới sự hiện diện trên thị trường toàn cầu.

Trong trường hợp thứ hai, “hướng vào năng lực” có nghĩa là liên minh chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Liên minh này có thể thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, nhà cung ứng để hướng tới lợi ích chung.

Phân loại

Có ba dạng liên minh chiến lược toàn cầu phổ biến:

– Liên minh (Coalition): đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, nhà cung ứng cùng nhau đạt đến sự tiếp cận toàn cầu hoặc xây dựng các tiêu chuẩn chung, ví dụ như trong ngành hàng không, viễn thông…

– Phối hợp chuyên môn (Cospecialisation): các doanh nghiệp phối hợp các năng lực vượt trội của mình để tạo ra đơn vị kinh doanh phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới hoặc tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua chuyên môn hóa.

– Học tập (Learning): Các doanh nghiệp phối hợp để học tập lẫn nhau.

Ưu điểm và hạn chế của liên minh chiến lược toàn cầu

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Advantages and Disadvantages of Global Strategic Alliances, Thebalancesmb)

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button