Kiến thức

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nghe nhạc trực tuyến hay stream nhạc đã trở thành một thói quen phổ biến của nhiều người. Với sự tiện lợi và đa dạng của các nền tảng stream nhạc, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức các bài hát yêu thích của mình bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.

Việc nghe nhạc trực tuyến cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta thư giãn và tận hưởng những giây phút giải trí. Với sự tiện lợi và đa dạng của các nền tảng stream nhạc, việc tìm kiếm và thưởng thức những bài hát yêu thích của mình chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Hãy cùng Anh Duyên Audio tìm hiểu sâu hơn về khái niệm stream nhạc và các nền tảng stream nhạc phổ biến nhất hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhé!

cac-nen-tang-stream-nhac

Stream nhạc là gì?

Stream nhạc là hình thức nghe nhạc trực tuyến thông qua mạng internet, người dùng có thể truy cập vào các nền tảng stream nhạc như Spotify, Apple Music, Amazon Music, Google Play Music, Tidal, Deezer, và nghe nhạc trực tiếp trên các thiết bị kết nối internet như điện thoại, máy tính, smart TV, loa thông minh,…

Thay vì tải nhạc về máy tính hay thiết bị lưu trữ, stream nhạc giúp người dùng tiết kiệm bộ nhớ và chi phí mua nhạc. Từ những nền tảng này, người dùng có thể truy cập vào hàng triệu bài hát của các nghệ sĩ nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời những bản nhạc mới nhất liên tục được cập nhật để mang đến những trải nghiệm nghe nhạc mới nhất cho người dùng.

Tìm hiểu về sự phát triển các nền tảng stream nhạc

Nền tảng stream nhạc phổ biến nhất trên thế giới không thể bỏ qua Spotify và Apple Music. Đây là hai đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong các nền tảng stream nhạc, nhưng nói đến những con số và tốc độ người sử dụng tăng ấn tượng thì Spotify vẫn tỏ ra vượt trội hơn hẳn Apple Music.

Nền tảng stream nhạc Spotify ra mắt vào năm 2008 nhưng chỉ với 4 năm hoạt động stream nhạc đã có được 15 triệu thành viên và có tới 4 triệu thành viên trả phí. Đây là con số cực kỳ ấn tượng với một nền tảng nghe nhạc.

Vào giữa năm 2016, con số người dùng được cập nhật lên tới hơn 100 triệu và có 40 triệu người nghe trả phí. Tính tới thời điểm hiện tại thì nó đã có hơn 320 triệu người dùng, có đến hơn 144 triệu người dùng trả phí cho các gói cao cấp của ứng dụng stream nhạc Spotify.

Chứng tỏ rằng, sức hút của stream nhạc đối với cuộc sống là điều không thể ngờ tới. Các nền tảng stream nhạc nước ngoài khi bước chân vào thị trường âm nhạc Việt Nam, các nền tảng nghe nhạc stream này đã mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn mới mẻ thay vì nghe nhạc trên các nền tảng Zing MP3, nhaccuatui thông thường.

Cách hoạt động của các nền tảng stream nhạc

cach-hoat-dong-cua-nen-tang-steam-nhac

Khi dùng các nền tảng nghe nhạc stream này, bạn chỉ cần gõ tên bài hát, nhạc sĩ hoặc album nào đó là có thể tìm kiếm và trải nghiệm nghe nhạc ngay trên các nền tảng Stream nhạc này. Bởi vì nền tảng stream nhạc sử dụng công cụ tìm kiếm khá tốt, tốc độ truyền tin cũng rất nhanh. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các mục Related Artists, Album để tìm kiếm chi tiết về các album nghệ sĩ hoặc nghệ sĩ có liên quan. Điền đặc biệt là khi đăng nhập tài khoản lên nhiều thiết bị cùng lúc, bạn không cần phải sử dụng Wifi Direct, Bluetooth để kết nối. Ứng dụng cho phép người dùng kiểm soát được âm thanh và đồng bộ trên các thiết bị. Mặt khác, nó cũng sẽ dựa trên thói quen nghe nhạc của người dùng mà gợi ý những bài hát đang hot, mới nhất và phù hợp với sở thích của từng người.

Bên cạnh việc nghe nhạc miễn phí, Stream nhạc còn có gói dịch vụ Premium. Đây được xem như là các tài khoản có trả phí, người dùng có thể thoải mái nghe nhạc và tải với chất lượng cao không bị dính phần quảng cáo. Để giúp bạn giải quyết vấn đề có nên mua hay không mua tài khoản stream nhạc premium thì sẽ có thêm dịch vụ sử dụng gói Premium miễn phí trong 30 ngày.

Chuyên gia chia sẻ  Akash Network Review 2024: The Ultimate "Supercloud"?

Ngày nay, cùng với sự phát triển và thịnh hành của âm nhạc thì nên tảng stream nhạc đã có mặt tại các kho ứng dụng CH Play, App store, Play Stations, Website. Bạn có thể tải stream nhạc trên kho ứng dụng bằng điện thoại hoặc truy cập đường link để tải về thiết bị mà bạn đang sử dụng.

Các nền tảng stream nhạc phổ biến nhất trên thế giới

Các ứng dụng như Zing MP3 hay nhaccuatui dường như đã quá quen thuộc với nhiều người dùng Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên, khi việc nghe nhạc dần trở nên phổ biến. Các ứng dụng nghe nhạc cũ đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của nhiều người, đặc biệt là giới tri thức, những bạn trẻ hướng ngoại. Chính vì vậy, các phần mềm stream nhạc nổi tiếng thế giới như Spotify, apple music, Tidal,… chính là sự đồng hành tốt nhất dành cho họ. Cùng tìm hiểu một số nền tảng stream nhạc quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới nhé!

  1. Spotify

nen-tang-stream-nhac-spotify

Spotify được xem như là ứng dụng stream nhạc đi đầu trong lĩnh vực nhạc trực tuyến và dần trở nên phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới. Ngoài các dịch vụ phát nhạc theo một danh sách bài hát hàng tuần và thử nghiệm những dịch vụ mới. Thì ứng dụng này còn kết hợp với Facebook cho phép chia sẻ nhạc dễ dàng hơn sơ với những ứng dụng khác. Người sử dụng có thể gửi 1 bản nhạc, album và danh sách phát cho bạn bè cùng nghe hay có thể xem bạn bè mình nghe những gì trên mạng xã hội Facebook.

Spotify được nhiều người đánh giá cao vì có hẳn phiên bản miễn phí được xây dựng khá đầy đủ và mạnh mẽ. Người dùng có thể dễ dàng trong việc tạo danh sách phát riêng với độ tùy chỉnh cá nhân cao. Đồng thời còn có thể đồng bộ để nghe ngoại tuyến nghĩa là nghe dưới hình thức offline không có kết nối internet. Ứng dụng cũng được cập nhật một cách thân thiện, áp dụng các tiêu chí vừa đủ tính năng và sẽ được cập nhật với mức độ thường xuyên.

Bạn sẽ luôn nhận được thông báo về ca sĩ, nghệ sĩ mình yêu thích khi họ phát hành bài nhạc mới hay một chương trình bất kỳ sắp diễn ra dựa vào tính năng thông báo trên ứng dụng. Mặt khác, Spotify Connect còn mang đến khả năng đơn giản hóa các kết nối giữa loa nghe nhạc không dây, tai nghe không dây với ứng dụng hoặc bộ thu AV bạn đang có.

Tuy nhiên, có một nhược điểm khi nghe bản miễn phí là bạn sẽ thấy hơi khó chịu bởi các quảng cáo. Nhìn chung, để đánh giá ứng dụng này thì vấn được xem là khá toàn diện và phù hợp với những ai thích tự tạo, tự chia sẻ danh sách phát ở bất kỳ nơi đâu. Ngoài ra, ứng dụng này ở thị trường Việt Nam nhận được nhiều ưu ái hơn so với Apple Music.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách stream nhạc trên Spotify

  1. Apple Music

nen-tang-stream-nhac-apple-music

Ứng dụng stream nhạc Apple Music do Apple tạo ra và sử dụng cho các hệ điều hành IOS. Mặc dù có xảy ra một vài vấn đề nhỏ trong giai đoạn khởi đầu nhưng Apple Music đã nhanh chóng phát triển trở thành một trong những dịch vụ phát nhạc trực tuyến được xem là phổ biến nhất đối với người dùng.

Nền tảng stream nhạc này có nhiều tính năng và nhiều sự lựa chọn về các gói nghe nhạc cao cấp dành cho người dùng. Nền tảng này có rất nhiều danh sách nhạc hay được phát hành bởi các nhạc sĩ hoặc chuyên gia về âm nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhưng ứng dụng này vẫn đang bị hạn chế về tính năng chia sẻ.

Apple Music nhận được nhiều sự yêu thích của người dùng bởi ứng dụng có thể kết hợp với thư viện nhạc trong iTunes của bạn dù bạn không sở hữu. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm chính xác những bản nhạc mình muốn nghe nhờ vào thuật toán với gợi ý từ các chuyên gia âm nhạc và sự kiểm soát từ trợ lý ảo siri.

Chuyên gia chia sẻ  Liệu pháp hormone nam giới trên người chuyển giới (FTM)

Nhưng bên cạnh đó thì ứng dụng Apple Music vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định đó chính là nó không tương thích với dòng iPod cũ trừ dòng iPod Touch. Nó chỉ thật sự mượt mà trên dòng máy có hệ điều hành IOS. Tuy nhiên, nó vẫn là một ứng dụng stream nhạc khá tốt với tính cá nhân hóa cao và được bảo mật về dữ liệu cực kỳ tốt.

Với ứng dụng này dù là dòng nhạc có cũ đến mấy bạn cũng có thể tìm thấy được ví dụ như dòng nhạc: Blue, Jazz, Classic… Nhưng đối với dòng nhạc Việt Nam thì có hơi hạn chế.

  1. Tidal

nen-tang-stream-nhac-tidal

Đây cũng là một trong những nền tảng phát nhạc trực tuyến có khả năng truyền phát lossless và chất lượng âm thanh còn tốt hơn cả đĩa CD được tạo ra do ông trùm hip hop Jay Z. Tidal sẽ là lựa chọn hoàn hảo về stream nhạc nếu như bạn là một audiophile và có sự yêu thích nhạc R&B, hiphop.

Nền tảng nghe nhạc trực tuyến này có nhiều đặc điểm nổi bật bởi không chỉ dừng lại ở chất lượng nhạc tốt cùng độ chân thật cao. Mà còn nhiều nội dung về video bao gồm livestream cho những buổi hòa nhạc. Thậm chí, thỉnh thoảng ứng dụng có mở bán vé trước cho các buổi hòa nhạc. Điểm đặc biệt là ứng dụng này chủ yếu tập trung cho các nghệ sĩ có độ phủ sóng ít chủ yếu về dòng nhạc hip-hop và có hồ sơ mục đánh giá trên từng trang.

Hiện nay ứng dụng đang có 2 gói dịch vụ để người sử dụng có thể lựa chọn. Gói premium có mức giá 9,99$/ tháng và chất lượng cao nhất là 320Kbps bằng với gói premium của Spotify. Còn một gói khác là Hifi có tập tin nhạc với chất lượng 1,411Kbps cùng với nhạc MQA chất lượng 24 bit/ 96kHz và phải trả mức phí 19,99$/ tháng. Lựa chọn quá lý tưởng cho audiophile.

Tidal mang đến chất lượng nhạc tốt nhưng sẽ có một vài hạn chế. Đầu tiên đó là giao diện trên ứng dụng và trình phát của website không quá thân thiện và phức tạp hơn so với các ứng dụng, nền tảng khác. Phần danh mục lại không được đầy đủ. Nhưng bỏ qua những nhược điểm này thì đây vẫn là ứng dụng thu hút sự chú ý của những ai thích nghe chất lượng âm thanh, thưởng thức âm nhạc và khám phá bài hát từ các nghệ sĩ không quá nổi tưởng.

  1. Deezer

nen-tang-stream-nhac-deezer

Deezer cũng là một nền tảng stream nhạc trực tuyến nổi tiếng trên thế giới được thành lập vào năm 2007 tại Pháp. Hiện tại, Deezer đã có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới và có khoảng 14 triệu bài hát khác nhau.

Giao diện của Deezer được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, cho phép người dùng tìm kiếm và phát nhạc dễ dàng. Ngoài ra, Deezer cũng có tính năng tùy chỉnh danh sách phát và các gợi ý nhạc dựa trên sở thích cá nhân của người dùng.

Deezer đang liên tục mở rộng thư viện bài hát của mình và đã đạt được một số thỏa thuận với các nhà sản xuất âm nhạc lớn để cung cấp nhạc bản quyền cho người dùng. Đồng thời, Deezer cũng có tùy chọn cho phép người dùng phát nhạc chất lượng cao đến 16 bit/44.1kHz.

Nền tảng stream nhạc Deezer đã cung cấp cho người dùng một số tính năng đặc biệt như Flow, Playlist Radio và tùy chọn lời bài hát.Flow là tính năng cho phép người dùng phát các bài hát được đề xuất dựa trên lịch sử phát nhạc của họ. Playlist Radio cho phép người dùng phát nhạc liên quan đến một playlist nhất định. Đặc biệt, tùy chọn lời bài hát trên nền tảng nghe nhạc stream này cũng cho phép người dùng xem lời bài hát trực tuyến khi phát nhạc.

  1. Youtube Music

nen-tang-srteam-nhac-youtube-music

Nền tảng stream nhạc Youtube Music là một dịch vụ cung cấp nguồn nhạc trực tuyến được phát triển bởi Google. Với Youtube Music, người dùng có thể truy cập hàng triệu bài hát và album từ nhiều nghệ sĩ và thể loại khác nhau. Youtube Music cũng cung cấp các tính năng như tạo danh sách phát, chế độ phát ngẫu nhiên, tìm kiếm bài hát theo từ khóa và xem video âm nhạc.

Một trong những điểm mạnh của Youtube Music là tính năng phân tích âm nhạc thông minh của nó. Dịch vụ này có khả năng đề xuất các bài hát và danh sách phát dựa trên sở thích âm nhạc của người dùng. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và khám phá những bài hát mới mà họ có thể thích.

Chuyên gia chia sẻ  Vietnam Postal Code (Zip code) Update in 2024

Ngoài ra, Youtube Music cũng tích hợp với các dịch vụ khác của Google, như Google Assistant và Google Home, để người dùng có thể điều khiển phát nhạc thông qua giọng nói hoặc thực hiện các tác vụ khác liên quan đến âm nhạc.

Tuy nhiên, một số người dùng cho rằng giao diện của Youtube Music khá đơn giản và không có nhiều tính năng so với các dịch vụ stream nhạc khác như Spotify hay Apple Music. Ngoài ra, Youtube Music cũng không có tính năng tải nhạc để nghe offline trên các thiết bị di động.

Các nền tảng stream nhạc phổ biến nhất tại Việt Nam

  1. Zing Mp3

nen-tang-stream-nhac-zing-mp3

Zing Mp3 là nền tảng được xem như là huyền thoại của VNG vì xuất hiện từ lâu và được phát triển trên nền tảng web nghe nhạc mp3.zing.vn. Ứng dụng này sử dụng cực kỳ đơn giản bạn chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại hoặc truy cập website và chọn ca khúc mình muốn nghe là có thể thưởng thức âm nhạc.

Nhưng bên cạnh đó, nó cũng tồn tại một hạn chế là cần phải đăng nhập bằng zalo thì người dùng mới quản lý nhạc của mình dễ dàng hơn và tạo tài khoản trên ứng dụng.

Do được tạo nên từ Việt Nam nên kho nhạc Việt của ứng dụng này là vô cùng lớn và có nhiều lợi thế hơn so với các nền tảng khác. Nếu bạn là người thích nghe dòng nhạc Việt Nam thì bạn sẽ thoải mái thưởng thức nhờ Zing MP3 mà không sợ bị dính các vấn đề về bản quyền.

Mặt khác việc cập nhật album của nền tảng này không nhanh như Spotify. Phần lời bài hát được xem như là quan trọng trong các ứng dụng nghe nhạc. Bạn có thể vừa nghe và vừa hát theo, ứng dụng Zing MP3 được xem như là thực hiện tính năng này cực tốt. Đa số các bài hát trên ứng dụng đều có lời kèm theo và được điều chỉnh hiển thị hợp lý cho người dùng. Đây được đánh giá là điểm cộng không phải ứng dụng nào cũng được hỗ trợ hiệu quả đến vậy.

  1. NhacCuaTui

nen-tang-stream-nhac-cua-tui

Nhaccuatui là một trong những nền tảng stream nhạc phổ biến tại Việt Nam. Với hơn 2 triệu bài hát từ các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, Nhaccuatui cung cấp cho người dùng một kho nhạc đa dạng và phong phú.

Một trong những ưu điểm của Nhaccuatui là giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho người dùng. Người dùng có thể tìm kiếm bài hát theo tên, nghệ sĩ, thể loại, album, hay theo playlist của riêng mình. Ngoài ra, Nhaccuatui cũng cung cấp cho người dùng các bài hát được chia sẻ nhiều nhất, bài hát mới nhất và các bài hát hot trong thời điểm hiện tại.

Ngoài chức năng nghe nhạc trực tuyến, Nhaccuatui cũng cho phép người dùng tải nhạc về máy tính hay điện thoại của mình để lưu trữ và nghe khi không có kết nối internet. Tuy nhiên, việc tải nhạc từ Nhaccuatui thường gặp phải vấn đề bản quyền, khiến người dùng phải chờ đợi thời gian để bài hát được cập nhật lại.

>>> Có thể bạn quan tâm: Công nghệ âm thanh & Những ứng dụng trong cuộc sống hiện đại

Tuy nhiên, điểm yếu của Nhaccuatui là máy chủ của nó thường bị quá tải, gây khó khăn cho người dùng trong việc truy cập và nghe nhạc. Tuy nhiên, Nhaccuatui vẫn là một nền tảng stream nhạc rất phổ biến tại Việt Nam, cung cấp cho người dùng một kho nhạc khá lớn và đa dạng.

Stream nhạc trực tuyến là một xu hướng phát triển của thời đại công nghệ và đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng stream nhạc cũng cần phải được thực hiện đúng cách và tôn trọng bản quyền của các nghệ sĩ để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành âm nhạc. Hi vọng qua các thông tin hữu ích trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm stream nhạc và chọn cho mình những nền tảng stream nhạc ưng ý nhất để có thể truy cập thưởng thức hàng triệu bài hát từ nhiều nghệ sĩ yêu thích và thể loại khác nhau chỉ với một vài cú click chuột.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button