Kiến thức

So sánh Web Testing và Mobile Testing

Sau những bài chủ đề về các “nguyên liệu” trong Kiểm thử phần mềm, chắc hẳn chúng ta sẽ đều cùng có cảm giác tò mò về việc bắt tay vào chế biến, thực thi công việc này sẽ ra sao, diễn ra như thế nào? Thực hiện test trên các môi trường, các thiết bị khác nhau cũng tạo nên những điểm khác biệt mà Tester rất cần phải lưu ý.

Trong bài viết lần này, hãy cùng mình phân biệt sự khác nhau giữa Kiểm thử trên Web và Kiểm thử trên Mobile, để xem nên có lưu ý gì khi thực hiện test trên hai nền tảng này nhé.

Thứ nhất, xét về các phiên bản kiểm thử:

Với sự đa dạng của các loại thiết bị di động (smart phone, tablet, ipad,…), cũng như các hệ điều hành (iOS, Android, Windows, Blackberry…), so với trên website chỉ có một số lượng nhỏ các trình duyệt web, thì việc kiểm thử trên ứng dụng di động quả là 1 thách thức không nhỏ cho Tester.

Để có một chương trình tốt, cần tạo ra được nhiều test case cho từng phiên bản, thực hiện test trên càng nhiều thiết bị khác nhau càng tốt, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chuyên gia chia sẻ  Trade là gì? (Cập nhật 2022)

Thứ hai, về kích thước màn hình:

Khi test trên website, chúng ta thường quen với màn hình PC với các kích thước không quá khác biệt. Nhưng đối với kiểm thử trên mobile, với nhu cầu thị hiếu của người sử dụng cũng như tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, kích cỡ màn hình của các thiết bị di động nhìn chung là đa dạng và thay đổi liên tục.

Khi thực hiện test, đặc biệt là test giao diện, Tester sẽ cần lưu ý những case đối với màn hình có kích thước khác nhau để kiểm tra xem có bị vỡ layout không, kích thước button, các textbox, radiobutton,… có bị thay đổi hay gây khó khăn cho người dùng hay không.

Thứ ba, về tương tác người dùng:

Trên website, người dùng thường chỉ tương tác với hệ thống qua bàn phím và chuột. Cũng có thể tương tác với những thiết bị khác, tuy nhiên do trên PC thường không gắn sẵn camera, microphone, … nên các thao tác này thường ít được sử dụng.

Ngược lại, với mobile app, người dùng tương tác bằng đa dạng các cách thức: chạm tay, vẫy tay, xoay, kéo, thả, âm thanh, faceid,… Do đó, Tester chúng ta cần nắm bắt rõ về các case này để test hệ thống một cách đầy đủ và toàn diện hơn.đ

Thứ tư, về trải nghiệm người dùng:

Thông thường, Developer sẽ chỉ quan tâm đến việc xây dựng để chức năng đó hoạt động đúng hay không. Nhưng với sứ mệnh quan trọng của tester, chúng ta rất cần có những trải nghiệm người dùng thực tế để góp phần thấu hiểu khách hàng để đưa ra những phản hồi, điều chỉnh tốt nhất.

Chuyên gia chia sẻ  Quyền chọn bán (Put Option) là gì?

Một ứng dụng có thể coi là có UX tệ nếu như nó khó sử dụng, hoặc không thể sử dụng trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Đặc biệt hơn, các ứng dụng trên thiết bị di động, tester cần đóng vai người dùng để họ có thể nằm bắt được cảm nhận của người dùng trong bất kì hoàn cảnh nào.

Thư năm, vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của người dùng:

Trên các thiết bị di động sẽ phát sinh các test case về quyền truy cập, quyền riêng tư truy cập vào các tiện ích, dữ liệu. Ví dụ như quyền truy cập vào camera, quyền truy cập micro,…

Thứ sáu, vấn đề kết nối mạng:

Khi test web, chúng ta chủ yếu test trong trường hợp kết nối mạng thành công. Còn với các case kết nối nhanh, chậm của ứng dụng ít được đề cập tới.

Khi test mobile, hầu hết các thiết bị đều cần có kết nối mạng, các ứng dụng hoạt động với 3G, 4G, 5G, tín hiệu mạnh yếu, mất tín hiệu hoặc người dùng di chuyển với tốc độ khác nhau,… đều có thể ảnh hưởng đến vận hành của ứng dụng. Vì vậy, cần bao quát các case này khi test để có trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Thứ bảy, các trường hợp install, uninstall, upgrade app, upgrade OS version:

Chúng ta cần lưu ý các case như:

– Sau khi update version cho hệ điều hành thì app có install hay uninstall được không?

– Sau khi upgrade app version thì data của người dùng có bị mất không?

Chuyên gia chia sẻ  Binary Options (BO) và Forex Trading: Hiểu sự khác biệt

– Nếu không upgrade app version lên mới nhất thì app có sử dụng được hay không?

Thứ tám, trường hợp khi bị gián đoạn, ứng dụng có hoạt động tốt hay không?

Trên mobile, thường người dùng sẽ sử dụng cùng một lúc nhiều ứng dụng như SMS, cuộc gọi đến,.. Vậy những tình huống bị gián đoạn như vậy, app sẽ hoạt động như thế nào, liệu có lưu được các hành động đang thực hiện hay không? Thông thường, những trường hợp này ít khi xảy ra trên web.

Hy vọng một vài phân tích trên đây phần nào giúp cho các bạn phân biệt được sự khác nhau giữa test trên web và test trên mobile app. Nhưng dù sao đi nữa, lý thuyết sâu kĩ cũng không dễ bằng việc thực chiến. Cách nhanh nhất để bạn được trải nghiệm công việc tester thực tế đó chính là việc tham gia các khóa học tester tại các trung tâm đào tạo tester. Hiện nay, hình thức học cũng đa dạng và linh hoạt hơn: các bạn có thể tham gia học trực tuyến (các khóa học tester online), học tại lớp học, học qua video, các nền tảng khác,…

CodeStar Academy, khi tham gia khóa học Tester cho người mới bắt đầu, các bạn sẽ được bắt tay vào làm thực tế, test thực chiến trên các dự án có thật ở cả trên website và mobile app. Wow! Quả là thú vị đúng không nào? Mọi người truy cập xem chi tiết thông tin về khóa học Tester cho người mới và Học viện tại link sau: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ hoặc: https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button