Kiến thức

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN

1. Sync là gì? Những thông tin về Sync có thể bạn chưa biết

1.1. Sync là gì?

Sync là thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghệ thông tin. Có thể hiểu Sync chính là đồng bộ hóa dữ liệu. Cụ thể, 2 nguồn dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa với nhau và sau khi quá trình đồng bộ kết thúc thì cả 2 nguồn đều sẽ chứa những dữ liệu giống nhau.

Hoặc có thể hiểu Sync là quá trình đồng bộ hóa dữ liệu giữa máy chủ và những thiết bị con có kết nối với máy chủ đó. Dữ liệu trên máy con sẽ được gửi về máy chủ theo định kỳ hoặc theo thời gian thực tùy thuộc vào cài đặt của tính năng đồng bộ.

Một ví dụ về tính năng Sync dễ hiểu nhất đó là trên các trình duyệt máy tính. Hiện nay, các trình duyệt máy tính như Chrome, Cốc Cốc, Firefox, Microsoft Edge… đều được trang bị tính năng Sync. Mọi dữ liệu về lịch sử duyệt web, settings, các mật khẩu đã lưu… đều có thể được đồng bộ với tài khoản Google mà bạn đăng nhập trên trình duyệt.

Những dữ liệu trên sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ đám mây và khi bạn đăng nhập vào tài khoản trên trình duyệt ở một thiết bị khác thì mọi dữ liệu sẽ được Sync – đồng bộ hóa – ngược trở lại tài khoản đó.

Hoặc ví dụ như phần mềm Google Photos rất phổ biến trên các thiết bị Android. Nếu bạn bật tính năng Sync trên phần mềm này thì tất cả ảnh và video lưu trong thiết bị của bạn sẽ được đồng bộ hóa lên bộ nhớ đám mây và bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản Google trên tài khoản khác là có thể xem được những bức ảnh đó.

Ngày nay, công nghệ Sync đã được ứng dụng rộng rãi và tất cả các dòng điện thoại được sản xuất mới đều trang bị sẵn công nghệ này. Mọi dữ liệu trên điện thoại như tin nhắn, danh bạ, dữ liệu trong các phần mềm… đều có thể được đồng bộ hóa.

Chuyên gia chia sẻ  Blockchain là gì? Tại sao công nghệ chuỗi khối quan trọng?

1.2. Công nghệ Sync mang lại những lợi ích như thế nào?

Như vậy là thông qua những thông tin được chia sẻ trong phần trước thì bạn đã hiểu rõ hơn Sync là gì và sơ lược về cơ chế hoạt động của công nghệ Sync – công nghệ đồng bộ hóa dữ liệu. Vậy công nghệ này mang lại những lợi ích như thế nào?

Nếu sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm được trang bị sẵn công nghệ Sync thì khi thay đổi sang một thiết bị khác, bạn có thể dễ dàng đồng bộ hóa dữ liệu và tiếp tục sử dụng những dữ liệu đó mà không phải mất công làm lại từ đầu. Hơn nữa, với tính năng đồng bộ theo thời gian thực được cài đặt trên hầu hết các thiết bị hiện nay, dữ liệu của bạn sẽ được đồng bộ hóa liên tục và được lưu trữ online bằng công nghệ điện toán đám mây. Vì thế mà bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề bị mất dữ liệu, bởi bạn luôn luôn có thể đồng bộ dữ liệu ngược trở lại từ kho lưu trữ online.

Bạn cũng có thể yên tâm về mức độ an toàn và tính bảo mật của những dữ liệu đã được đồng bộ và lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây. Những dịch vụ lưu trữ thông tin online đều được cung cấp bởi những tập đoàn hàng đầu có uy tín. Thông tin và dữ liệu của bạn sẽ được sao lưu tại kho lưu trữ, hoàn toàn bảo mật và bạn có thể truy cập hoặc đồng bộ ngược lại về thiết bị của mình bất cứ lúc nào.

Nhìn chung, tính năng đồng bộ hóa dữ liệu theo thời gian thực chính là cứu cánh cho bạn nếu chẳng may trong quá trình làm việc thiết bị của bạn bị sập nguồn hoặc hỏng hóc do một nguyên nhân nào đó.

2. Tìm hiểu về một số công nghệ Sync phổ biến nhất hiện nay

2.1. Công nghệ V-Sync

Vertical Synchronization được viết tắt là V-Sync, có thể hiểu là đồng bộ khung hình trên giây. Chắc hẳn có nhiều bạn đã từng nghe nói đến công nghệ này rồi. Đồng bộ khung hình trên giây trong tiếng Anh được biểu thị bằng thuật ngữ Frame per Second, hay chính là FPS. Công nghệ FPS xuất hiện trong rất nhiều tựa game đình đám, chẳng hạn như các tựa game bắn súng, game hành động… Đặc điểm chung của những tựa game này là điều sử dụng Refresh Rate – tốc độ làm mới màn hình.

Chuyên gia chia sẻ  Thế giới

Công nghệ V-Sync đã xuất hiện và được ứng dụng từ rất lâu trước đây. Tuy nhiên, theo thời gian công nghệ này ngày càng bộc lộ ra nhiều hạn chế. Đôi khi màn hình hiển thị sẽ hơi giật lag vì thời gian làm mới màn hình là khá chậm.

V-Sync hiện nay không còn là công nghệ bắt buộc phải được trang bị như trước đây. Công nghệ thoogn tin và khoa học phát triển hơn, các phần mềm và cả phần cứng đều đã được nâng cấp lên rất nhiều so với trước đây. Nhờ đó là hình ảnh hiển thị trong khi chơi game đã được cải thiện đáng kể.

Tuy vậy trong một số trường hợp công nghệ V-Sync vẫn rất hữu dụng. Điển hình nhất là khi bạn chơi game mà thiết bị của bạn đang áp dụng mức FPS quá thấp dẫn đến hiện tượng giật lag. Để cải thiện phần nào hiện tượng này thì bạn có thể bật V-Sync. Khi đó, hiện tượng giật lag sẽ được cải thiện và hình ảnh sẽ hiển thị mượt mà hơn một chút.

2.2. Công nghệ G-Sync

NVIDIA đã phát triển một module mới nhằm thay thế cho VBLANK đã quá cũ kỹ và lỗi thời vốn được trang bị trong panel màn hình. Module này ứng dụng công nghệ G-Sync.

Vấn đề của V-Sync đến từ việc một khung hình cần nhiều thời gian để tạo dựng lên. Thời gian này thậm chí còn dài hơn cả thời gian của một chu kỳ làm mới màn hình. Vì vậy nên màn hình được làm mới khi khung hình chưa được dựng xong sẽ dẫn đến hiện tượng hình ảnh hiển thị bị giật lag như chúng ta đã đề cập đến.

G-Sync được phát triển để khắc phục điều này, bằng cách điều chỉnh linh hoạt thời gian làm mới màn hình để phù hợp với thời gian dựng khung hình. Người ta đặt module của G-Sync trên màn hình, nhờ đó, ngay sau khi một khung hình được render xong thì module này sẽ ngay lập tức làm tươi màn hình. Chỉ những thiết bị được trang bị tối thiểu card đồ họa NVIDIA GTX 600 trở lên mới có thể sử dụng công nghệ G-Sync.

Chuyên gia chia sẻ  Ngân hàng MCB (Mauritius) áp dụng hệ thống Quản lý tài sản thế chấp TRAC của MITECH trên Đám mây

2.3. Công nghệ FreeSync

Khi V-Sync thể hiện ra những khuyết điểm của mình thì AMD cũng gia nhập cuộc chơi và giới thiệu công nghệ FreeSync. FreeSync khá giống với G-Sync, tuy nhiên, AMD không đánh bản quyền lên công nghệ này. Tuy nhiên, nhược điểm của FreeSync là không có module, vì vậy mà thời gian xử lý sẽ chậm hơn công nghệ G-Sync của nhà NVIDIA.

2.4. G-Sync và FreeSync đâu là sự lựa chọn hợp lý hơn?

Bởi vì AMD không đánh bản quyền lên FreeSync nên công nghệ này hiện tại đang sở hữu mức độ phổ biến cao hơn G-Sync. Cụ thể là công nghệ FreeSync được ứng dụng trong hầu hết các dòng màn hình từ thấp nhất đến những dòng có chất lượng tốt nhất nhằm khắc phục hiện tượng vỡ màn hình.

Ngược lại, G-Sync chỉ có sẵn trên những thiết bị sử dụng card đồ họa do NVIDIA sản xuất. Hơn nữa, card đồ họa NVIDIA có giá trị khá cao, bởi vậy đối tượng là người dùng phổ thông khó có thể tiếp cận được công nghệ G-Sync.

Nhìn chung, FreeSync hợp túi tiền hơn và phổ thông hơn. Nếu bạn không quá khắt khe về chất lượng hiển thị hình ảnh trên màn hình thì nên lựa chọn FreeSync. Nếu bạn đang sử dụng card đồ họa NVIDIA thì G-Sync lại là sự lựa chọn tối ưu hơn. Bên cạnh đó, mặc dù sở hữu mức giá khá “chát” (tối thiểu là 10 triệu đồng) nhưng các màn hình được trang bị công nghệ G-Sync sẽ cho chất lượng hiển thị hình ảnh tốt hơn rất nhiều.

Qua những thông tin trên đây, tin rằng bạn đã hiểu được Sync là gì và tại sao chúng ta nên sử dụng tính năng Sync trên các thiết bị di động hoặc máy tính. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải di chuyển và có nhiều tài liệu cần lưu trữ thì bạn nên sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây có tính năng Sync như Google Drive hoặc Dropbox… Còn nếu bạn không có nhu cầu lưu trữ nhiều dữ liệu thì chỉ cần sử dụng công nghệ Sync được trang bị sẵn trên điện thoại di động là đủ.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button