Kiến thức

Đặc sản tai ‘sủi cảo’ trong judo

Yves Cadot là võ sư judo sáu đẳng, hiện là Tiến sĩ và giảng viên môn Ngôn ngữ – Văn hoá Nhật Bản của Đại học Jean Jaures ở Toulouse. Luận án của võ sư người Pháp là về Tổ sư Jigoro Kano và thuở ban đầu của môn judo.

Cadot có một kỷ niệm thú vị về tai “sủi cảo” cách đây hơn 20 năm, thời ông còn học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Võ sư Cadot trong một khoá đào tạo nâng cao về Judo. Ảnh: Metzjudo

Năm ấy, Cadot đến Đài Fuji – một trong những đài truyền hình tư nhân lớn ở Nhật Bản – để dự phỏng vấn tuyển dụng. Đến lượt ông bước vào phòng, một trong ba thành viên của ban tuyển dụng quay sang nhìn các đồng nghiệp rồi nói: “Ah! Mimi… judoka na?” (“A! Cái tai… có phải là người chơi judo không?”). Cadot đáp rằng “phải”, và lập tức, phỏng vấn gần như chỉ còn là hình thức, cuộc trao đổi trở nên vô cùng cởi mở, thoải mái. Về sau, khi nhắc lại chuyện này trong một bài viết, Cadot nói vui, có lẽ chính cái tai đã giúp ông được Đài Fuji nhận vào, chứ không hẳn là do trình độ tiếng Nhật, hay kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Tai của võ sư Cadot có gì đặc biệt? Đây là dạng tai “bông cải”, còn người Nhật gọi là tai “sủi cảo” (“gyoza mimi”), tức vành tai hình một khối dày, thường gặp ở những người đạt trình độ cao ở các môn võ như judo, quyền Anh, vật, jujitsu Brazil… hoặc vài môn thể thao như bóng bầu dục. Nguyên nhân hình thành là do khi tập luyện, thi đấu, tai bị va chạm mạnh, dẫn đến tụ máu ở vành tai… Vì tình trạng này cứ lặp đi lặp lại, và theo thời gian, phần sụn dần biến dạng rồi vành tai dày lên thành hình dạng rất đặc trưng. Ở Nhật Bản, phần lớn những người có lỗ tai sủi cảo đều đã chơi judo một thời gian dài, với cường độ cao.

Chuyên gia chia sẻ  Cách tạo quảng cáo trên Remitano để mua bán Bitcoin giá tốt hơn

Naohisa Takato – nhà vô địch hạng cân dưới 60kg môn judo ở Olympic Tokyo – và cái tai không lẫn vào đâu được. Ảnh: Kyodo News

Để hiểu vì sao “gyoza mimi” được các nhà tuyển dụng đánh giá cao đến thế, thì phải hiểu ít nhiều về xã hội Nhật Bản. Võ sư Cadot giải thích, mối quan hệ đàn anh – đàn chị (senpai) với đàn em (kohai) có vai trò rất quan trọng ở nước này, tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, như trường học, công ty… Chỉ cần bạn học trên một lớp, hoặc vào làm trước một thời gian thì cũng đủ để được sự kính trọng của “đàn em”. Tuy cũng dẫn đến một số mặt trái, chẳng hạn tình trạng lạm quyền hay bắt nạt, quan hệ senpai – kohai khi được phát huy một cách tích cực sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là về việc truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm.

Học sinh ở Nhật Bản luôn được khuyến khích tham gia vào CLB tùy theo sở thích và sở trường, từ thể thao đến văn hóa, văn nghệ. Ở những câu lạc bộ này, nhất là từ trung học trở lên, mối quan hệ senpai – kohai đã hiện hữu và ngày càng tăng ảnh hưởng theo cấp lớp. Đến bậc đại học, các CLB trở thành “giảng đường” thứ hai, có vai trò đáng kể trong việc chuẩn bị cho sinh viên những hành trang cần thiết để đi làm sau này, bên cạnh kiến thức chuyên môn.

Chuyên gia chia sẻ  Cách cài avatar Telegram cho từng liên hệ

Và cái tai “sủi cảo” là minh chứng cho thấy một bạn trẻ đã chọn tham gia CLB judo từ trung học, hoặc ít nhất là trong bốn năm của Đại học. Điều này đồng nghĩa với việc đây là một người sẵn sàng lựa chọn môi trường có đòi hỏi cao, cần sự nỗ lực và đã kiên trì theo đến cùng con đường mình chọn, dù con đường ấy thấm đẫm mồ hôi và đôi khi có cả nước mắt.

Các CLB thể thao – nhất là võ thuật – ở bậc trung học và đại học của Nhật nổi tiếng về sự nghiêm khắc, tính kỷ luật, và cường độ tập luyện nặng, được xem là môi trường rèn luyện tinh thần lý tưởng cho giới trẻ. Ngoài ra, một sinh viên từng có ít nhất bốn năm quá quen thuộc với mối quan hệ senpai – kohai ở CLB judo tại đại học, thường sẽ biết lắng nghe, học hỏi từ đàn anh, đàn chị. Và khi đã giỏi hơn, có kinh nghiệm hơn, sinh viên đó sẵn sàng truyền thụ kinh nghiệm cho các hậu bối, đồng thời cũng có tinh thần tập thể cao. Những phẩm chất này giải thích vì sao các nhà tuyển dụng lại đánh giá cao “tai sủi cảo” đến thế.

Lan Chi

  • Phi hành gia mang đai đen judo
  • Kodogakusha – võ đường huyền thoại của judo Nhật Bản
  • Kosei Inoue – người thắp lại niềm tự hào judo Nhật Bản
Chuyên gia chia sẻ  Cách tách dữ liệu thành nhiều Sheet trong Excel bằng PivotTable

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button